Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì.

Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù người Mãn đã tích cực tiếp nhận văn hóa Hán nhưng vẫn tồn tại rất nhiều điều mâu thuẫn và khác biệt. Chẳng hạn như trang phục lưu giữ rất nhiều đặc điểm văn hóa Mãn Châu.

Chúng ta đã xem nhiều bộ phim truyền hình về triều Thanh và thấy rằng khi các quan đại thần diện kiến hoàng thượng thường phất tay áo hai lần. Trong các triều đại của Trung Quốc, chỉ có triều Thanh mới xuất hiện hành động này. Nhiều người nói nó là sự kết hợp giữa văn hóa Mãn Châu và văn hóa Hán, tại sao lại nói vậy?

Ảnh minh họa.

Trang phục của người Hán (gọi chung là Hán phục) tương đối rộng, đặc biệt là hai ống tay áo. Đây là một đặc điểm mang tính biểu trưng. Tất nhiên, những chiếc áo choàng dài quét đất mà chúng ta thường thấy trong phim không phải trang phục mà người xưa thường mặc, kể cả ở hoàng cung. Các loại áo choàng dài chỉ được mặc trong các buổi lễ lớn.

Trái ngược với người Hán, người Mãn Châu sống ở khu vực phía Bắc, thường cưỡi ngựa và bắn súng nên trang phục của họ rất gọn gàng để tránh dính bùn đất, tay áo cũng khá nhỏ để thuận tiện cho việc cử động.

Tuy nhiên, sau khi người Mãn tiến vào vùng đồng bằng trung tâm, văn hóa của hai tộc người đã có sự tiếp biến sau hàng trăm năm. Trang phục người Mãn cũng bắt đầu có sự kết hợp của các yếu tố Hán, thay đổi lớn nhất là tay áo rộng hơn.

Cổ phục với phần tay áo rộng không chỉ xuất hiện ở nhà Thanh, nhưng tại sao chỉ có nhà Thanh mới xuất hiện hành động phất tay áo? Theo góc nhìn của văn hóa, là do người Mãn đã tiếp thu nền văn hóa Hán, nhưng trên thực tế, hành động này còn mang một số ý nghĩa khác.

Đầu tiên, “Lưỡng tụ thanh phong”

“Lưỡng tụ thanh phong” (hai tay chỉ có gió nhẹ) nghĩa là bản thân làm quan nhưng vẫn giữ sự thanh liêm, trong sạch, trong tay trống trơn, không có gì giấu giếm, khuất tất. Ví dụ như khi Chu Nguyên Chương còn là hoàng đế rất ghét tham quan, thậm chí còn đưa ra chính sách chấn chỉnh quan lại. Có thể nói đến như việc cho phép dân chúng áp giải quan chức có biểu hiện tham nhũng vào cung. Quan lại không được phép chống cự hay ngăn cản trên đường áp giải. Từ việc này có thể thấy người xưa coi trọng sự thanh liêm của quan lại đến mức nào.

Thứ hai, không có vũ khí

Thời xa xưa, không chỉ có chuyện về Kinh Kha ám sát vua Tần mà còn nhiều trường hợp người hoàng tộc tìm cách chiếm đoạt ngai vàng mà ám sát hoàng thượng. Chính vì lẽ đó, việc phất tay áo hai lần nhằm bày tỏ bản thân không có vũ khí giấu trong tay áo hay bất cứ mối đe dọa nào khác. Điều này cũng biểu hiện lòng trung thành của các quan đại thần đối với hoàng thượng.

Khi nhà Thanh được lập lên đã ban hành rất nhiều pháp lệnh, như buộc cạo tóc, cạo râu và phục dịch, buộc người Hán phải thay đổi kiểu tóc, trang phục nhưng tình hình thực tế không mấy khả quan. Thời đó còn có một khẩu hiệu “Còn tóc thì mất đầu, còn đầu thì không giữ tóc”, dù vậy vẫn có rất nhiều người Hán kiên quyết không cạo trọc. Người Mãn Châu phải mất đến 37 năm mới có được một số dấu hiệu tích cực. Ngoài ra, người Mãn Châu cũng thỏa hiệp và nhượng bộ một số điều kiện để cai trị người Hán thuận lợi hơn. Đó là lý do tại sao dưới thời Thanh vẫn có những người Hán làm quan.

12 vị vua chúa giỏi quân sự trong lịch sử Việt Nam

Nhiều vị vua chúa đã được lịch sử Việt Nam ghi danh vởi những chiến công quân sự xuất sắc, trước hoặc sau khi lên nắm quyền. An Dương Vương...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Thương nhớ Sài Gòn

Tôi đã từng sống ở Sài Gòn gần 40 năm – 34 năm liên tục kể từ 1975 đến 2009 và một vài năm không liên tục trước 1975. Một...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Trận thủy chiến Thị Nại 1801

Trận Thị Nại 1801, là trận thủy chiến dữ dội nhất, trận thư hùng quyết định, đáng được gọi là "Võ công đệ nhất" trong thời trung hưng của nhà...

Loạt ảnh đẹp về Hà Nội năm 1959

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Hà Nội giờ khác xưa nhiều lắm, sự thay đổi đến ngỡ ngàng. Hãy cùng chúng tôi ngắm nhìn Hà Nội qua những bức...

Quái vật 21 khuôn mặt

"Quái vật 21 khuôn mặt" dẫn cảnh sát vào một cuộc điều tra chưa từng thấy và đã trở thành một trong những tội ác chưa được giải quyết khó...

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 gợi cảm xúc bồi hồi

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 dưới đây chắc hẳn sẽ gợi cảm xúc bồi hồi cho bạn đọc. Những người yêu Hà Nội dù đi đâu về...

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử – Phần 1

PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI Trận hải chiến Salamis Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC Địa điểm: Eo biển Salamis...

Loạt ảnh đời thường của Hà Nội đầu thập niên 1980

Nhà ngoại giao Anh John Ramsden đã ghi lại nhiều hình ảnh đặc sắc về con người và cuộc sống ở Thủ đô. Qua 1.800 bức ảnh đen trắng của...

Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất?

Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba...

Mấy vấn đề về vua Gia Long

0.1. Tôi không phải là một chuyên gia về lịch sử, đặc biệt là về nhà Nguyễn, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng có những nghĩ suy và thực ra là...

Exit mobile version