Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 cách đánh thức bản thân khi bị bóng đè

“Bị bóng đè” là một hiện tượng không ít người gặp phải, nó khiến người ta cảm giác sợ hãi, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Dưới đây là những cách “thoát” bóng đè một cách hiệu quả.

Trạng thái bị bóng đè trong giấc ngủ có thể gây cảm giác ngưng thở, ngạt thở, sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu, thậm chí cố hết sức cũng không thể nào trở mình ngồi dậy để thoát khỏi cái “bóng vô hình đè nặng” đó. (Ảnh: Internet)

“Bị bóng đè” có tên khoa học là tình trạng liệt thân khi ngủ, là một loại rối loạn giấc ngủ: Ở vào trạng thái nửa ngủ nửa tỉnh, xuất hiện đủ loại ảo giác khác nhau, thậm chí có thể nghe thấy âm thanh xung quanh, nhưng cho dù bản thâm cố gắng dùng sức thế nào, đều không được, muốn mở mắt ra hoặc lật mình trở dậy, nhưng lại không thể động đậy được. Sau một lúc gắng sức giãy giụa, cuối cùng mới tỉnh lại được.
Nếu như gặp phải tình trạng liệt thân khi ngủ, cần phải làm thế nào mới có thể tỉnh lại đây? Dưới đây là 10 cách hiệu quả:
1. Không nên phản kháng

Khi bạn cảm thấy bản thân bị đè lại, không thể động đậy được, thì đừng nên phản kháng, nếu không tình trạng có thể trở nên nguy kịch hơn.

2. Tự mình nhắc nhở chính mình
Khi bạn cảm thấy bị liệt thân khi ngủ, có thể thả lỏng người trước, rồi nói với bản thân mình “đây là bị bóng đè, sẽ không có chuyện gì đâu”. Như vậy trái lại có khả năng sẽ tỉnh lại được ngay.
3. Co duỗi ngón chânThử co duỗi tứ chi, ví như ngón tay và ngón chân. Bởi vì phần đông triệu chứng liệt thân khi ngủ là ảnh hưởng phần bụng, phần ngực, cổ họng. Vậy nên nếu như bạn tập trung sức chú ý ở ngón chân, và thử co duỗi nó, rất có thể sẽ đánh thức bạn.
4. Nắm chặt bàn tay

Điều này cũng tương tự như điều 3.

Đừng cố phản kháng khi bị bóng đè. (Ảnh: Internet)

5. Tập trung hít thở
Bởi vì hơi thở ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể, sẽ không tê dại giống như các cơ thịt của cánh tay, phần ngực, phần chân. Vậy nên nếu như bạn có thể kiểm soát hơi thở vững chắc, thì có thể kiểm soát được cảm giác sợ hãi trong bạn.
6. Tìm kiếm dũng khí từ trong tín ngưỡng
Đối với rất nhiều người, đã gửi gắm tinh thần mình nơi tín ngưỡng. Vậy nên, khi gặp phải tình huống này, họ có thể liên tưởng đến hòa bình, sự an toàn và bao dung, hoặc là bức tượng thờ nơi tôn giáo, và rất mau đã tỉnh lại được.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người ngủ chung
Nếu như có người ngủ chung với bạn, bạn có thể nói với họ về trạng thái mà bạn gặp phải khi bị liệt thân lúc ngủ. Có thể dặn dò họ rằng,  hễ nhìn thấy ông trong tình trạng khó thở và nhịp thở không đều, thì hãy gọi tôi dậy.
8. Lợi dụng tiếng ho
Dùng sự biến đổi của âm thanh, ví như hơi thở, tiếng ho để đánh thức bản thân. Bởi vì loại hành vi này là chịu sự kiếm soát của thần kinh thực vật, dù cho trong lúc ngủ cũng có thể điều tiết một cách có ý thức.
9. Co giật mặt
Một biện pháp hữu hiệu nhất mà tác giả bài viết phát hiện, là sau khi ý thức được bản thân rơi vào trạng thái liệt thân khi ngủ, thì hãy co giật mặt của mình, thông thường làm 2, 3 lần như vậy thì sẽ có thể tỉnh lại.
10. Lập ra kế hoạch
Những đề nghị nêu trên đã giúp đỡ không ít người thoát khỏi trạng thái liệt thân khi ngủ, nhưng mà rốt cuộc không phải tất cả đều có hiệu quả với bản thân bạn..
Bạn vẫn cần phải lập ra kế hoạch, chính là giống như kế hoạch chạy trốn khỏi hỏa hoạn vậy, để cho “những gì nên làm” ăn sâu trong tâm trí bạn.
Ngoài ra, sau khi tỉnh lại, cần phải tức khắc xuống giường, mở đèn, rồi rửa mặt bằng nước lạnh. Vì nếu như lại ngủ tiếp, rất có thể sẽ rơi vào trạng thái đó một lần nữa.
Tiểu Thiện

Lễ Giáng Sinh có từ bao giờ

Hàng năm cứ vào ngày 25 tháng 12 là chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh, ngày Chúa Giêsu ra đời, nhưng ít ai để ý thắc mắc Chúa có thực...

Gò Thành – Chứng tích nghìn tuổi của vương quốc Phù Nam

Di chỉ khảo cổ học Gò Thành ở Tiền Giang là chứng tích quý giá về nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, có niên đại từ...

Nghèo mệnh chứ đừng nghèo tướng?

Cha ông ta xưa nay vẫn thường nói: “Khôn đâu có trẻ, khỏe đâu có già”, những lời của người xưa đều là những lời mang hàm nghĩa thâm sâu...

So sánh giữa bom Nguyên tử và bom Hạt nhân

Bom Nguyên tử - atomic bomb, sau đó là bom Hạt nhân- nuclear bomb, bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo vào cuối Thế Chiến thứ Hai, nhằm tạo...

Âu Lạc và Giao Chỉ – một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

Văn tự Hoa Hạ được xem xét hệ thống từ văn giáp cốt (khắc chữ trên xương) đời Ân Thương. Trước đó, trên gốm màu thời đại đá mới Ngưỡng...

Hoa Quỳnh – Biểu tượng ý nghĩa và truyền thuyết

1- Hai Bài Thơ Hay Như Hạt Mưa Tan Bây giờ tôi với một tôi Một chân dưới mộ. Một đời phong ba Thưa em, tình đã nhạt nhòa Ngõ...

Nhạc sỹ thiên tài Beethoven

Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn...

Cá mắm Xứ Huế

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một...

Bệnh sĩ của nhiều người Việt: Mua iPhone, ăn mỳ tôm trừ bữa

Bạn bè đứa nào cũng iPhone, mình lạch cạch mấy con dế lởm thì nhục lắm, dù có phải ăn mỳ tôm trừ bữa cũng phải cố sắm một cái....

Hàng trăm mộ cổ trên ngọn núi hoang vắng ở Phú Yên

Số mộ hiện còn khảo sát nhận diện được ở khu mộ cổ núi A Mang là hơn 500 ngôi mộ, khiến đây là khu mộ cổ có quy mô...

Tiết Trung nguyên, Vu lan, Xá tội vong nhân nguồn gốc và tâm thức dân gian Việt

Tháng Bảy âm lịch, theo tín ngưỡng dân gian của một số quốc gia sử dụng Nông lịch tức lịch Mặt trăng thường gọi đây là tháng “cô hồn” và...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 16

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Exit mobile version