Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bảo vệ động vật hoang dã thực trạng và tính cấp bách

Bảo vệ động vật hoang dã giúp bảo tồn những nguồn gen quý hiếm, cân bằng sinh thái, đảm bảo môi trường sống trong lành cho con người… Vậy thực trạng bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta hiện nay như thế nào? Có những giải pháp nào được đưa ra để bảo vệ động vật hoang dã?

Tại sao cần bảo vệ động vật hoang dã?

Theo ước tính hiện nay có gần 1.556 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc có thể gần tuyệt chủng cần được bảo vệ. Có đến gần 1/2 sinh vật trên trái đất cư trú và sinh trưởng ở những khu rừng nhiệt đợt. Tuy nhiên, hàng năm diện tích rừng nhiệt đới đang bị thu hẹp hàng trăm nghìn ha và nhiều loài đã bị tuyệt chủng. Do đó, việc bảo vệ động vật hoang dã là vấn đề cấp bách hiện nay.
Sự biến mất của một số loài động vật hoang dã không chỉ do môi trường sống bị phá hủy mà còn do con người trực tiếp gây ra. Hoạt động săn bẫy thú từng làm cho số lượng động vật hoang dã bị giảm nhanh chóng.
Bảo vệ động vật hoang dã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, môi trường sống trong lành, mang giá trị kinh tế, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện phát triển ngành y học.

Thực trạng bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta vẫn còn nhiều vi phạm về việc bảo vệ động vật hoang dã nhưng cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể như sau:

Vẫn còn nhiều vi phạm 

Việt Nam bị coi là nước tiêu thụ động vật hoang dã; đồng thời còn là một mắt xích rất quan trọng trong mạng lưới trung chuyển và buôn bán động vật hoang dã trái phép xuyên quốc gia. – Theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên.
Theo số liệu năm 2017, có 1.352 trường hợp vi phạm về động vật hoang dã. Bao gồm 65,2% buôn bán và quảng cáo, 21,1% nuôi nhốt trái phép và 1,61% săn bắt động vật hoang dã.
829 trường hợp được ghi nhận qua đường dây nóng do người dân báo, so với năm 2016 tăng 29%. Trong số này, có đến 399 trường hợp được giải quyết, tỷ lệ thành công 48%, so với năm 2016 đã tăng 6%. Việc vi phạm bảo vệ động vật hoang dã diễn ra nhiều nhất ở các tỉnh TP HCM, Vũng Tàu, Hà Nội…

Cứu hộ và bảo tồn nhiều loại động vật quý hiếm

Năm 2017 cũng là năm số lượng động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp được cứu hộ, chuyển giao và bảo tồn được nhiều nhất kể từ năm 2006.
Chẳng hạn như, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang đã chuyển giao, cứu hộ được 28 cá thể động vật hoang dã quý hiếm; tịch thu 26 cá thể động vật rừng quý hiếm đang nguy cấp; phạt hành chính 3 vụ vi phạm về động vật hoang dã số tiền phạt 58 triệu đồng.
15 cá thể rắn cạp nong, rắn hổ mang và mèo rừng được thả về nơi cư trú. 2 cá thể trăn đất, khỉ đuôi lợn được tiếp nhận rồi chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc.

Bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm bảo vệ động vật hoang dã

Rất nhiều công dân Việt Nam đã bị bắt giữ cả ở trong nước và nước ngoài do buôn bán vận chuyện động vật hoang dã quý hiếm. Điển hình, tháng 04/2017, đối tượng Nguyễn Mậu Chiến bị bắt giữ tại Hà Nội cùng với số lượng động vật hoang dã lớn. Hay 02/01/2018, công an huyện Kim Bôi, Hòa Bình kiểm tra xe ô tô và bắt giữ một người đàn ông với 3 cá thể báo gấm đã chết.

Thay đổi tích cực về pháp lý 

Giai đoạn từ năm 2014 – 2016, có 156 vụ vi phạm hình sự về động vật hoang dã. Trong đó khoảng 17,9% áp dụng mức phạt tù giam, còn lại là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền. Những hình phạt này được đánh giá vẫn chưa đủ sức răn đe đối với những đối tượng.
Năm 2017, Bộ Luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2018 sẽ là công cụ hiệu quả răn đe, trấn áp tội phạm về động vật hoang dã hơn. Cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm về động vật hoang dã có thể bị phạt tù lên đến 15 năm; hoặc bị phạt 5 tỷ đồng nếu là cá nhân; 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 6 tháng – 3 năm hoặc vĩnh viễn nếu đối tượng là pháp nhân.

Giải pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã

Mặc dù có những thay đổi tích cực về pháp lý, ý thức của địa phương, người dân nhưng Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Do đó, cần phải có những giải pháp cấp bách chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép những loài động vật này ở nước ta.

Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán ĐVHD trái phép

Nỗ lực điều tra, xử lý nghiêm với những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép. Xóa bỏ nạn tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

Có biện pháp răn đe hiệu quả

Trừng trị thích đáng đối tượng vi phạm vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã nhằm răn đe hiệu quả những đối tượng khác.

Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức

Nghiêm cấm tuyệt đối việc buôn bán sừng tê giác dưới tất cả các hình thức; kể cả việc buôn bán mẫu vật săn bắn. Có như vậy hình ảnh Việt Nam dưới cái nhìn là nước tiêu thụ và trung chuyển trong cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác hiện nay sẽ dần dần được xóa bỏ.

Tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi thu giữ được

Cần phải tiêu hủy toàn bộ các kho sừng tê giác và ngà voi thu giữ được. Chỉ giữ lại một lượng mẫu vật nhỏ để dùng trong nghiên cứu khoa học, phân tích ADN và phục vụ giáo dục – đào tạo.

Thắt chặt quản lý cơ sở nuôi hổ tư nhân và cho hổ sinh sản không kiểm soát

Từ năm 2007, số lượng cá thể hổ nuôi nhốt ở những cơ sở, vườn thú tư nhân tăng từ 55 lên hơn 189 do sinh sản không kiểm soát. Những cá thể hổ này không có giá trị trong bảo tồn ĐVHD quý hiếm, nguy cấp. Do đó, cần đóng cửa những cơ sở tư nhân nuôi hổ. Đồng thời, nghiêm cấm cho hổ sinh sản dưới mọi hình thức nếu như không có giá trị hoặc phục vụ mục tiêu nghiên cứu khoa học, giáo dục và bảo tồn.

Chấm dứt hoàn toàn việc nuôi nhốt gấu

Cần khuyến khích những chủ cơ sở tư nhân nuôi gấu tự nhiên chuyển giao cá thể gấy không đòi bồi thường. Ngược lại sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về việc vi phạm bảo vệ động vật hoang dã

Siết chặt hơn việc cấp giấy phép nuôi thương mại ĐVHD

Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương

Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc kiểm soát, quản lý và chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ ĐVHD trái phép trên địa bàn cần phải được nâng cao.

Tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet về buôn bán ĐVHD 

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Nhà Đốc Phủ Hải – Nét kiến trúc đặc sắc của Gò Công

Nhìn từ bên ngoài, nhà Đốc Phủ Hải là một dinh thự cổ nguy nga kiểu phương Tây. Khi vào bên trong, nhiều người không khỏi kinh ngạc trước những...

Chữ “Nhẫn” của người Việt

Một trong những đức tính truyền thống giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay, dầu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đó là...

12 vị vua chúa giỏi quân sự trong lịch sử Việt Nam

Nhiều vị vua chúa đã được lịch sử Việt Nam ghi danh vởi những chiến công quân sự xuất sắc, trước hoặc sau khi lên nắm quyền. An Dương Vương...

“Rồi Mai Tôi Đưa Em” trong xúc cảm của nhạc sĩ Trường Sa

Nhạc sĩ Trường Sa tên thật là Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình. Năm 1954 ông di cư vào Nam, thời niên thiếu ở nhiều nơi như Nha...

Bài học lịch sử về “lòng dân” vẫn còn nguyên giá trị

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có...

Cuộc sống ở vùng đất Châu Đốc năm 1931

Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý giá về con người và cảnh vật ở tỉnh Châu Đốc năm 1931, được nhiếp ảnh gia Pháp Gabriel Monod-Herzen (1899 – 1983)...

Từ “Lễ cầu khéo tay” biến thành “Ngày lễ tình nhân”

Hồi nhỏ, cứ vào ngày Lễ Thất tịch thì ai cũng có dịp được nghe mẹ và bà kể câu chuyện thần thoại về Ngưu Lang và Chức Nữ. Tuy...

Hình ảnh trắng đen quý hiếm về đường phố Sài Gòn 1970

Trong chuyến đi Sài Gòn năm 1970,  Jerry Bosworth đã ghi lại những hình ảnh để đời ở thành phố này. Đường Trương Minh Giảng. Trên đường Trần Hưng Đạo....

Mùa hoa gạo ở Hà Nội qua ảnh màu của người Pháp

Cây gạo là loài cây được trồng phổ biến trên các ngả đường Hà Nội xưa. Cùng khám phá mùa hoa gạo tuyệt đẹp ở Hà Nội năm 1916, được...

Sài Gòn năm 1955 qua 20 bức ảnh chụp từ máy bay

Những công trình nổi tiếng “Hòn ngọc Viễn Đông” như nhà thờ Đức Bà, chợ Bình Tây, cầu Mống… hiện lên khác lạ qua bộ ảnh Sài Gòn năm 1955...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần cuối

Cuộc yết kiến Tổng trấn Lê Văn Duyệt, 2 tháng 9 Ngài Lê Văn Duyệt ngồi trên một cái bục cao có trải chiếu hoa. Chúng tôi tiến gần tới...

Exit mobile version