Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bồ câu đưa thư tìm đường về nhà như thế nào?

Người ai cập cổ đã nắm bắt được khả năng đưa thư của loài chim bồ câu. Nhưng lúc bấy giờ, khả năng kỳ diệu của loài chim đưa thư ấy vẫn là một điều bí mật.

Khoa học lý giải về khả năng đưa thư của chim bồ câu

Những chú chim bồ câu đưa thư/dẫn đường (tên khoa học là Columbia Livia) đã sử dụng sóng âm thanh tần số thấp để lập bản đồ và tìm đường về nhà.

Bằng cách nào mà những chú chim tìm thấy đường về nhà khi bay khỏi thành phố với chặng đường dài hàng ngàn dặm hải lí? Một khía cạnh nào đó, chúng đã dựa vào khả năng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn của chúng. Thật ra, toàn bộ những giả thuyết đó quá rắc rối, trong khi mà chim bồ câu thường dựa vào môi trường tự nhiên thân thuộc và những cột mốc danh giới nhân tạo để nhận biết vùng lãnh thổ gần nhà.

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng: Những con chim sẽ bay theo đường nhỏ, tới đường quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay vòng quanh theo đường vòng, thậm chí điều này có nghĩa khiến chuyến bay của chúng sẽ tăng lên một vài dặm hải lý. Một nghiên cứu gần đây nhận định: Loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường khi chúng bay có đôi. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ đủ thông minh để làm con đường ngắn lại hơn là khi bay một mình.

Trong những cuộc hành trình dài, bồ câu tính toán hướng bay cần thiết bằng cách so sánh vị trí của mặt trời với đồng hồ sinh học trong chúng. Bằng phương pháp nuôi chim bồ câu dưới ánh sáng nhân tạo, các nhà khoa học đã tác động lên khả năng nhận biết thời gian và đánh lừa được chúng bay sai hướng.

Để chứng minh thêm khả năng tìm đường về nhà của những chú chim bồ câu khác, các nhà khoa học đã tiến hành vô số các thí nghiệm khác nhau, kể cả việc cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Khi một dây thần kinh bi cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về. Những nhà khoa học đứng đầu đã thừa nhận khả năng tìm hướng bay bằng khứu giác của bồ câu.

Nhưng cả hai vẫn chỉ là giả thuyết và chưa thực sự thuyết phục.

Theo đó, tại một số khu vực nhất định như đồi Castor và đồi Jersey ở Mỹ, những con chim luôn bay sai hướng khi cố gắng tìm đường về nhà mặc dù chúng không hề gặp vấn đề này ở nơi khác.

Tại một nơi khác gần thị trấn Weedsport (Mỹ), những con chim bé lại bay nhầm hướng còn lũ chim già hơn thì không. Cũng có những ngày nhất định mà tất cả những con chim được thả ở các vị trí này có thể tìm đường về mà không gặp bất kỳ trở ngại gì.

Đi sâu phân tích, các nhà khoa học phát hiện, loài chim bồ câu Columbia Livia có thể nghe thấy sóng âm thanh tần số thấp, chỉ 0,1 – 0,2 Hz. Sóng hạ âm có thể phát ra từ đại dương và bị nhiễu đôi chút trong khí quyển, rất có thể chim bồ câu dựa vào sóng hạ âm để định hướng.

Vì vậy, họ đã phác họa bản đồ âm của các âm thanh tần số thấp vào ngày thường và ngày mà lũ chim có thể tìm đường về từ đồi Jersey.

Kết quả là, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, do điều kiện khí quyển và địa hình đặc trưng, đồi Jersey nằm trong một “cái bóng âm thanh”.

Do vậy mà rất ít hoặc không có dòng hạ âm nào lọt được vào vùng này trừ 1 ngày khi mô hình gió và nhiệt độ thay đổi. Thời điểm đó trùng với ngày chú bồ câu có thể tìm đường về mà không gặp sự cố. Hiện tượng này tương tự với vùng đồi Castor nhưng tại đây, các dòng hạ âm bị chuyển hướng và lệch đi.

Phát hiện này được coi là lời giải cho những nghiên cứu về bồ câu tại vùng này. Nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác ủng hộ giả thuyết như bồ câu sử dụng các dòng điện từ Trái đất hay sử dụng mũi đánh hơi

Tuy nhiên, phương thức mỗi con chim dùng để xác định hướng đi của mình có thể khác nhau tùy vào vị trí đặt chuồng và nơi sinh sống của chúng.

Tại một vài nơi, chúng sẽ sử dụng các dòng hạ âm nhưng ở nơi khác chúng lại có thể sử dụng việc đánh hơi. Nhưng sự thật không thay đổi được chính là khả năng tìm đường tuyệt vời của loài chim này.

“Đại Cồ Việt” là quốc hiệu có thật

Trên Trang Việt Hán Nôm (fanzung.tk), tác giả Phan Anh Dũng có bài “Góp thêm một ý về quốc hiệu Đại Cù Việt”, cho rằng “Cù Việt" cũng có thể...

Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long

Chùa Vĩnh Tràng mang một lối kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt. Chùa Vĩnh...

Về đâu, những bài hát đồng dao?

Tuổi thơ chúng tôi lớn lên cùng những câu hát đồng dao giản dị, mộc mạc, chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc...

Giai thoại về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể...

Miến Điện, đất nước quá nhiều mâu thuẫn?  Phần I – Hồ Inle, vùng trú ngụ của người sắc tộc Intha.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - khai mạc vào ngày 11-11-2022 vừa qua ở Phnom Penh - đã không mời Miến Điện/Myanmar tham dự, nên chiếc ghế dành riêng cho...

Giải nghĩa hai từ “Phù Nam”

Có phải “Phù Nam” là hai chữ Hán dùng để phiên âm tiếng Campuchia “phnom” có nghĩa là núi hay không? Tại sao lại lấy tiếng “núi” để gọi tên...

Chuyện phá án ly kỳ của các “Bao Công” trong lịch sử Việt Nam

Thời xa xưa, khi khoa học hình sự chưa ra đời, để phá án, cha ông ta phát minh ra những cách được xem là “độc chiêu” khi ấy. Nội...

Gọi là bánh hay là mứt đều được !

Nói đến bánh mứt Huế là nói đến cả kho tàng văn hóa ẩm thực ở đất Cố đô. Có quá nhiều loại bánh mứt được chế biến từ bàn...

Tô Vũ chăn dê – Và chuyện Dương, Dê, Cừu trên gốm sứ

Dê chữ Hán viết là 羊 (dương), nhưng chữ 羊 cũng có nghĩa là cừu. Dê và cừu là hai loài khác nhau nhưng không hiểu vì sao đều được...

Nghề làm hương ở Bắc Kỳ xưa

Thắp hương là một phong tục đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Hương được thắp nhiều vào dịp Tết và những dịp quan trọng khác như lễ động...

Vì sao quả chuối lại mọc cong?

Đã bao giờ bạn thắc vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trời chứ không trĩu xuống hướng mặt đất chưa? Tất cả đều có lý do hết...

Hà Nội năm 1930 nhìn từ máy bay

Cùng khám phá mọi ngóc ngách của Hà Nội thập niên 1930 qua loạt ảnh đặc sắc do người Pháp chụp từ máy bay. Khu vực phía Tây hồ Hoàn...

Exit mobile version