Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người nghèo thường hào phóng hơn người giàu

Và sự hào phóng này đúng ngay cả với những đứa trẻ còn chưa đến độ tuổi đi học.

Người giàu có thể có điều kiện vật chất tốt hơn, nhưng xét về độ hào phóng thì chưa chắc đã bằng được người nghèo. Đó là những gì các nhà tâm lý học Mỹ kết luận, sau khi thực hiện một thử nghiệm trên một số trẻ em.
Cụ thể, các chuyên gia từ ĐH California đã làm một thí nghiệm về “chủ nghĩa vị tha” (altruism) trên 74 đứa trẻ 4 tuổi. Trong đó, những đứa trẻ tham gia một số trò chơi để nhận được các đồng xu, sau đó dùng chúng để đổi quà.
grey concrete buildings during daytime

Nhưng sau khi chơi, các em sẽ được yêu cầu quyên góp các đồng xu này cho một số bạn khác bị ốm. Các em có thể quyên góp một phần, hoặc tất cả số đồng xu cho bạn. Việc quyên góp của mỗi bé sẽ được giữ bí mật, hay ít nhất là các em nghĩ vậy, để tránh trường hợp ngoại cảnh tác động đến quyết định của bé.
Kết quả thì sao? Những đứa trẻ đến từ gia đình không mấy giàu có hóa ra lại quyên góp nhiều nhất, và dường như giàu lòng nhân ái hơn các bé “nhung lụa”.
Bên cạnh đó, chuyên gia còn tiến hành gắn các điện cực để đo nhịp tim và dây thần kinh phế vị (vagus). Qua đó, họ nhận thấy những bé hào phóng nhất có thể kiểm soát được mức độ stress qua dây thần kinh này.

Dây thần kinh phế vị là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, chi phối vận động, cảm giác hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng. Kiểm soát được nó đồng nghĩa với việc sức khỏe thể chất và tinh thần của các bé khi lớn lên cũng tốt hơn bình thường. Ngoài ra, họ cũng là những người bình tĩnh hơn, nắm vững nhiều kỹ năng xã hội hơn.

Theo Jonas Miller – chủ nhiệm nghiên cứu: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc rèn luyện được thiên hướng vị tha đóng vai trò quan trọng giúp trẻ có sức khỏe tốt trong tương lai”.

“Cũng có thể những bậc phụ huynh giàu có nhưng tính cách… hà tiện sẽ vô tình truyền xuống thế hệ sau, làm giảm đi khả năng giao tiếp và độ nhạy cảm xã hội của trẻ.”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychological Science.

Ai là người giàu có nhất lịch sử nhân loại?

Chắc hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được người giàu có nhất lịch sử nhân loại là một người Châu Phi, nơi vẫn luôn bị coi là lục...

Khởi nghĩa Dương Thanh năm 819

Bài viết chỉ dừng lại ở việc đặt một giả thuyết khác về cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh hay nói cách khác bài viết góp những bằng chứng cho...

Nhà Đốc Phủ Hải – Nét kiến trúc đặc sắc của Gò Công

Nhìn từ bên ngoài, nhà Đốc Phủ Hải là một dinh thự cổ nguy nga kiểu phương Tây. Khi vào bên trong, nhiều người không khỏi kinh ngạc trước những...

Ba vụ án hối lộ, tham nhũng kinh động cổ sử Việt

Dưới thời kỳ phong kiến Đại Việt, nhiều vụ án tham nhũng, nhận hối lộ của quan lại đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong số những vụ án...

Vài hàng nhớ lại bà Nguyễn Thị Mai Anh – Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P13, 14, 15)

CHƯƠNG XIII. THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG VIỆT CỔ Trong tư duy buổi đầu của con người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt những hiện tượng vũ trụ....

Quốc tử giám Huế – Di tích văn hóa Cố đô

Dưới thời nhà Nguyễn, tại Huế có một trường học với tư cách Đại học Quốc gia đầu tiên, tồn tại với danh xưng là Quốc Học Đường ( hay...

Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính Miền Nam

Hôm nay chúng ta kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu, theo quan niệm chung của chúng ta là kỷ niệm một nhà văn. Nhưng theo sự thực lịch sử, trên căn...

Bài Không Tên Cuối Cùng – Và câu chuyện viết thêm lời cho bài hát

Vào năm 2017, nhạc sĩ Vũ Thành An ra mắt tập hồi ký Chuyện Tình Không Tên, trong đó ông nhắc lại những cuộc tình trong đời và hoàn cảnh...

Sơ lược về chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn

Theo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 1 – Quốc hiệu và diện tích của xứ nầy

Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét và...

Vì sao người ta chửi là “đồ quỷ Sa Tăng”?

Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn...

Exit mobile version