Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhãn chống hàng giả nhờ hình ảnh hiện thị bởi hơi thở

Các công nghệ bảo mật chống hàng giả như ảnh ảo 3 chiều hiện đang được sử dụng trên tiền và các loại tem sản phẩm vẫn có thể bị làm nhái. Vì vậy, người dùng cần một phương pháp mới đơn giản hơn để phân biệt hàng giả mà vẫn đủ tinh vi để tội phạm không thể bắt chước. Nhờ kỹ thuật in nano mới, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo ra một loại nhãn chứa hình mẫu ẩn và chỉ hiện ra khi chúng ta thở lên nó. Các nhãn này có thể được thiết kế theo nhiều tỉ lệ, bền bỉ và có thể được in trên nhiều loại bề mặt.
Sản phẩm giả, đặc biệt là dược phẩm thường chứa các thành phần pha trộn sai lệch và thậm chí là độc hại. Các sản phẩm này được cho là gây ra cái chết cho hơn 700.000 người trên thế giới mỗi năm. Mặc dù sản phẩm giả chỉ chiếm khoảng 1% thị trường dược phẩm tại Mỹ nhưng đây là một vấn đề lớn tại các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, đại học Michigan (UMICH) và các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã phát triển giải pháp nhãn bảo mật chứa hình ảnh ẩn bên trong và chỉ hiện ra khi gặp hơi thở.
Nhãn chống hàng giả nhờ hình ảnh hiện thị bởi hơi thở
Nicholas Kotov – giáo sư đến từ khoa kỹ thuật hóa học thuộc đại học Michigan, lãnh đạo nghiên cứu cho biết: “Một trong những thách thức để chống lại nạn làm giả là chúng ta phải luôn đi trước kẻ làm giả”.
Kotov cùng các cộng sự đã khai thác quy trình chế tạo đúc khuôn và vật liệu polymer có chứa các cột nano – một loại vật liệu hiện đang sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thiết bị điện tử đeo được hoặc pin mặt trời. Loại vật liệu này trước đây rất khó gia công với các quy trình đúc khuôn chi phí thấp bởi nó thường dính vào các lỗ nhỏ của khuôn đúc thay vì dính vào các bề mặt định sẵn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã cải tiến vật liệu với keo và polyurethane, cho phép vật liệu có thể co dãn và kéo ra dễ dàng từ khuôn, đồng thời giúp vật liệu có thể bám dính vào nhiều loại bề mặt hơn như nhựa, sợi, giấy và kim loại. Ngoài ra, vật liệu còn có thể chống trầy xước.
Để tạo hình ẩn chống làm giả, các tấm polymer đã được đổ khuôn với đường kính 20cm sẽ được đưa vào một chiếc máy in đặc biệt, hoạt động khá giống máy in phun. Máy in sẽ nhỏ “mực” lên các cột nano và khoảng trống giữa các cột nano, qua đó tạo ra hình mẫu. Khi chúng ta thở lên tấm polymer, hơi ẩm trong hơi thở sẽ ngưng tụ trên bề mặt, làm lộ hình mẫu ẩn bên trong.

Theo nhóm nghiên cứu, một khi hình mẫu đã được tạo ra, nhãn có thể được in theo các cuộn lớn với chi phí khá rẻ, khoảng 1 USD mỗi inch vuông. Với giá thành rẻ, các công ty có thể sử dụng nhãn để bảo vệ danh tiếng sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn và quyền lợi cho người tiêu dùng.
Nghiên cứu của đại học Michigan và các nhà khoa học tại Hàn Quốc đã được tài trợ theo chương trình Chuyển đổi công nghệ kinh doanh nhỏ của Cơ quan các dự án phòng thủ tối tân (DARPA) và quỹ khoa học quốc gia (NSF) Hoa Kỳ. Đại học Michigan cũng đã đăng ký bản quyền cho công nghệ và hiện đang tìm kiếm các đối tác thương mại để đưa công nghệ này vào thị trường.

Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu”

“EM ƠI SÀI GÒN… BÁO”! Ba mẹ tôi có mua căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Phạm Đình Hổ (quận 6) cho mấy anh chị lớn ở đi học,...

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã...

Vua Hùng của người Việt có phải vua nước Sở không?

Trong tâm thức của người Việt, thì các vua Hùng luôn là những vị Tổ của dân tộc Việt, là nguồn cội, là những vị vua dựng nên quốc gia...

Chuyện về việc vua Lê Đại Hành dùng thú dữ uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều

Không chỉ “phô” sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt, Vua Lê Đại Hành còn có tuyệt chiêu dùng thú dữ uy hiếp tinh thần của sứ Thiên triều thật độc đáo....

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái...

Cái ti vi Denon và truyền hình nửa thế kỷ trước

Khi ba mở ti vi trong thùng ra, anh em tôi hét lên vang xóm và lập tức trẻ con trong hẻm chạy đến ngay, bu đầy cửa cái và...

Hồi Ức Và Thơ Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Có hai mảng nội dung mang tính văn nghệ của báo Xuân xưa có sức thu hút độc giả. Đó là Hồi ức về Tết xưa và Thơ. Độc giả...

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”?

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”? Tại sao không nói “làm một giờ”, “làm hai giờ” mà nói "làm một tiếng”,...

Về sự giao lưu tín ngưỡng Việt – Chăm trong lịch sử

Qua quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, các hình thức tín ngưỡng của người Việt...

Tục Cắm khem

Bộ tranh dân gian Oger có một tấm vẽ hai người đàn bà. Một người bụng chửa, nằm ngửa, bị người kia đứng trên bụng. Tranh không có tên. Chẳng...

Bí mật hố chôn tập thể gần 2.000 người bên dưới vòng xoay Dân Chủ ở Sài Gòn

Khu vực vòng xoay Dân Chủ (quận 10 và 3) từng là nơi chôn 1.831 người già, trẻ bị vua Minh Mạng ra lệnh xử tử trong cuộc nổi dậy...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Exit mobile version