Quẩy hay còn được gọi là bánh quẩy, giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á. Chúng được làm từ bột mỳ, pha thêm bột nở, sau khi rán ở độ vừa chín, chúng  có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn.
Khi làm món quẩy, người thợ trộn đều bột mì, bột nở, đường, muối, nước rồi nhồi với trứng gà và ủ trong khoảng một giờ. Sau đó, vo khối bột thành dạng dài rồi cán thành từng đoạn cỡ 8 – 10 cm. Chồng hai đoạn bột tạo thành một chiếc quẩy sau đó thả vào chảo dầu sôi, lật qua lật lại đến khi quẩy có màu vàng là vừa. Quẩy vừa rán xong ăn có vị giòn giòn và rất bùi.
Quẩy có nguồn gốc từ đâu?
Sự tích về nguồn gốc của quẩy được bắt nguồn từ Quảng Đông (Trung Quốc). Quẩy được phiên âm Hán Việt là “Du tạc quỷ”, trong tiếng Việt đọc chệch là dầu cháo quẩy) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu. Theo truyền thuyết Trung Quốc, tên này được bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán kỹ trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục. 
Trong tiếng Việt món ăn có hai tên: giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm). Chính bởi vậy mà giò cháo quẩy là tên bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông (Trung Quốc).

Dầu cháo quẩy, giò cháo quẩy, dầu chéo quẩy, giò chéo quẩy, … là những cách nói khác nhau cho tên gọi của một loại bánh ăn chiên từ bột nhào (được làm từ bột mỳ, pha thêm bột nở), thường ăn chung với cháo, mì, bún, phở, … Bánh ăn này thường được làm thành một cặp dính nhau, kích thước chừng hơn nửa gang tay, cứng và giòn, không mặn cũng không ngọt.

Dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy) có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?

Dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy) là phiên âm Hán Việt từ tiếng Quảng Đông 油炸鬼 (Yau ja gwai hoặc Yóu zhá guǐ), còn có các phiên âm khác là dầu chá kuảy, du tạc quỷ, du gia quỷ, du thiêu quỷ, dầu thiêu quỷ, … Dù được đọc khác nhau nhưng tất cả đều hàm nghĩa “con quỷ bị chiên trong vạc dầu”.Âm “Kuảy” (鬼) có nghĩa là quỷ (phiên âm guǐ) cũng trùng âm với “Cối” (桧 – phiên âm guì). Vì vậy, ngoài nghĩa “con quỷ bị chiên trong vạc dầu” như đã nói ở trên, dầu chá kuảy cũng được hiểu là dầu chiên (Tần) Cối.

Bếp Nhà Tui (My Family Kitchen): Dầu Cháo Quẩy

Điều này xuất xứ từ sự tích như sau:

Vào thời Tống, nhà Kim [một triều đại do bộ tộc Nữ Chân dựng nên] với thiết kỵ và khí giới hiện đại đã xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ vương triều Bắc Tống khi đó đã bị quân Kim chiếm lĩnh và lăm le xâm chiếm Nam Tống.

Tuy nhiên, các cuộc xâm chiếm của nhà Kim luôn bị chặn đứng bởi danh tướng của Nam Tống là Nhạc Phi (1103-1142). Năm 1130, khi mới ở tuổi 27, danh tiếng Nhạc Phi đã trở thành danh tướng kháng Kim uy danh bốn phương, lừng lẫy khắp thiên hạ.

Năm 1136, Nhạc Phi cùng với các tướng lĩnh khác cất quân Bắc phạt, thu phục cả một vùng đất rộng lớn đã bị nhà Kim chiếm lĩnh trước đó, về cho nhà Nam Tống; đồng thời, tiếp tục ý chí khôi phục Trung Nguyên. Nhân dân khắp nơi đón chào Nhạc Phi và quân đội, hàng trăm đám nghĩa quân lớn nhỏ xin đến hưởng ứng.

Tuy nhiên, trong tình thế hết sức thuận lợi này, phái chủ hòa (đầu hàng) của Nam Tống mà đứng đầu là vua Tống Cao Tông (1107-1187) và tể tướng Tần Cối (1090-1155) lại tỏ ra sợ hãi nên đã cho triệu hồi các lộ quân Bắc phạt, khiến cho ý chí của Nhạc Phi khó thực hiện.

Năm 1140, quân Kim lại ồ ạt xâm chiếm Nam Tống nhưng tiếp tục bị đánh bại bởi Nhạc Phi. Tuy nhiên, một lần nữa, triều đình lại đem thắng lợi của Nhạc Phi để làm vốn xin hòa với người Kim, trong một ngày liên tiếp cho phát đi 12 lệnh kim bài triệu hồi Nhạc Phi. Còn trước đó, Tần Cối đã bí mật lệnh cho các tướng lĩnh rút lui, để lại một mình Nhạc Phi cùng quân của ông thâm nhập trận địa.

Trước tình cảnh bị ép vào thế khó, Nhạc Phi đã ngửa mặt than: Công lao 10 năm, đã bị phá hỏng trong một buổi!. Giấc mộng tận trung báo quốcthu thập lại giang sơn cũ của Nhạc Phi không những không đạt được mà lại còn dẫn đến tai họa cho ông.Vốn là người có chủ trương cầu hòa (đầu hàng) nên Tần Cối luôn xem Nhạc Phi là cái gai và là chướng ngại lớn nhất trong kế hoạch cầu hòa của mình. Vì vậy, Tần Cối đã không từ một thủ đoạn nào để lập mưu hãm hại Nhạc Phi. Hắn không ngừng tấu với vua Tống Cao Tông rằng Nhạc Phi đã xúc phạm tới gia pháp tổ tông của Tống triều, rằng thiên hạ bách tính đều biết có Nhạc Phi chứ không biết còn có Hoàng đế.

Tống Cao Tông sau đó đã điều Nhạc Phi đi làm Khu mật phó sứ để tước bỏ hết binh quyền của ông. Cuối cùng, do âm mưu thâm độc của Tần Cối và vợ là Vương Thị, vào ngày 25-12-1141 (âm lịch), Nhạc Phi và con là Nhạc Vân bị Tần Cối hạ độc giết chết, còn các tướng lĩnh thân cận của ông thì bị mang ra xử chém. Sau cái chết của Nhạc Phi, lòng dân khắp nơi oán hận, căm thù Tần Cối.

Giai thoại kể rằng ở kinh thành khi đó có một người bán hàng rong, trong lúc ế khách đã lấy bột nặn ra hai chiếc bánh hình người, trong đó hình đàn ông ám chỉ Tần Cối và hình đàn bà ám chỉ Vương Thị là vợ của Tần Cối. Nặn xong, hai chiếc bánh hình người đó bị người bán hàng rong thảy vào chảo mỡ sôi sùng sục. Ông chiên hai chiếc bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước hại dân để thỏa lòng căm tức.

Chiếc bánh nhanh chóng nổi tiếng và lan truyền rộng rãi khắp nước vì ngoài hương vị lạ miệng, ăn ngon còn thỏa lòng căm giận của dân chúng đối với vợ chồng Tần Cối.Chuyện đến tai Tần Cối, hắn cho quân lính đến bắt những người bán bánh nọ. Nhưng do binh lính cũng đồng tình với lòng dân nên họ cố tình trùng trình đánh động để những người bán bánh trốn thoát.

Sau khi trốn khỏi kinh thành, họ tiếp tục bán bánh kiếm ăn. Nhưng do ở trong tình thế bị săn đuổi, phải cảnh giác ngó trước ngó sau, nên họ không còn đủ thời gian nặn bánh thành hình người như trước nữa mà chỉ còn vê hai thỏi bột dài rồi quấn vào nhau, giả làm hai vợ chồng Tần Cối.

Tên của bánh được đặt là dầu chá kuảy trong đó âm “Kuảy” (鬼) có nghĩa là quỷ (phiên âm là guǐ) cũng trùng âm với“Cối” (桧– phiên âm là guì) là vì thế.

Đến đời vua Tống Hiếu Tông (1163-1189), Nhạc Phi được minh oan, hài cốt của ông được đem về chôn và lập miếu tại Hàng Châu. Người ta cũng làm hai pho tượng sắt theo hình vợ chồng Tần Cối đặt quỳ ở trước mộ, trong khuôn viên Nhạc miếu để người Trung Quốc khi đến thăm sẽ phỉ nhổ nước bọt vào hai người.
Tượng vợ chồng Tần Cối quỳ gối tại Nhạc miếu ở Hàng Châu
Tượng vợ chồng Tần Cối quỳ gối tại Miếu Nhạc Phi ở Hàng Châu
Hơn 800 năm kể từ khi Nhạc Phi bị Tần Cối sát hại, món dầu cháo quẩy vẫn còn tồn tại và phổ biến không chỉ ở Trung Quốc mà lan sang các nước khác trong đó có Việt Nam. Rất có thể nghìn năm nữa món ăn này vẫn còn tồn tại, cũng như nỗi nhục của một kẻ bán nước như Tần Cối nghìn năm sau cũng không sao gột rửa được.
Người Việt thưởng thức quẩy như nào?
Tại Việt Nam, quẩy thường được dùng kèm với cháo (ở cả Sài Gòn và Hà Nội, thường gọi là món cháo quẩy), ngoài ra chúng cũng được người dân ăn kèm với món phở, tạo nên hương vị rất đặc biệt (món phở quẩy được biết đến nhiều hơn tại Hà Nội). Không chỉ vậy, nhiều người cũng chọn ăn quẩy riêng với nước chấm (pha từ nước mắm, dấm, đường có kèm đu đủ xanh).
Trong tiết trời lành lạnh, không chỉ vào buổi sáng mà vào mọi thời điểm trong ngày, cháo quẩy là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai thích ăn vặt. Với cách chế biến không quá cầu kỳ, món ăn này vẫn ghi điểm dễ dàng. Ở Hà Nội, món ngon bình dân này bán ở nhiều nơi như khu tập thể, chợ, gần trường học… Khách đến có thể gọi một bát cháo không, ăn kèm ruốc thịt hay phổ biến nhất là với quẩy.
 
Cháo quẩy – món ăn vặt yêu thích của nhiều người dân Việt Nam. 
Ngay cả trong những món phở, người Hà Nội cũng không quên gọi kèm theo những miếng quẩy nóng.
Nhiều người cũng có sở thích rất đặc biệt, chọn ăn quẩy riêng với nước chấm (pha từ nước mắm, dấm, đường có kèm đu đủ xanh).