Hai chữ Hoàng đế (皇帝) dùng để chỉ vua của một nước, được bắt đầu dùng kể từ thời Tần Thủy Hoàng (秦始皇). Nguyên là vào năm 221 Tr.CN, sau khi thống nhất được Trung Quốc, Doanh Chính [tên của Tần Thủy Hoàng trước khi xưng đế] tự cho mình là tinh hoa của linh khí từ Tam Hoàng và Ngũ Đế hội tụ lại, nên mới xưng là Hoàng Đế .
Hoàng đế Khang Hy và tinh thần hiếu học khiến người thời nay phải ...

Sử Ký (史記) của Tư Mã Thiên trong Tần Thủy Hoàng bản kỷ có chép lại như sau: “ (…) Thừa tướng là Vương Quán, ngự sử đại phu Phùng Kiếp, đình úy Lý Tư đều tâu:  (…) Ngày xưa có Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Thái Hoàng, nhưng Thái Hoàng là cao quý nhất. Bọn thần liều chết xin dâng tôn hiệu của nhà vua là Thái Hoàng (…). Nhà vua nói: – Ta bỏ chữ  “thái” lấy chữ “hoàng”, thêm chữ “đế” của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là Hoàng Đế, còn những lời khác thì như lời các khanh tâu”. Tần Thủy Hoàng là gọi tắt của Tần Thủy Hoàng Đế nghĩa là vị vua đầu tiên (khởi thủy) của nhà Tần.

Ngoài hai chữ hoàng đế để chỉ vua của một nước, người ta còn dùng các danh từ cũng mang một nghĩa tương tự như vậy, chẳng hạn như vua, đế vương, nữ hoàng (nếu vua nước đó là phụ nữ, chẳng hạn nữ hoàng Alizabeth của nước Anh hiện nay). Nhưng Hoàng đếnhìn chung vẫn được công nhận là có danh dự và xếp hạng cao hơn so với quốc vương (tức vua một nước).

Hiện nay, Thiên hoàng của Nhật Bản là chức vị hoàng đế duy nhất còn tồn tại trên thế giới, mặc dù bản thân Thiên hoàng không nắm quyền hành tuyệt đối như các nhà vua chuyên chế mà chỉ là biểu tượng của một đất nước theo chế độ quân chủ lập hiến.