1. Tích (脊): là đường bờ mái, các mặt của mái giao nhau tạo thành đường thẳng (hoặc cong) gọi là “tích”.  Có ba loại tích:

Chính tích (正脊): Bờ nóc mái, đường mái trên cùng cao nhất. Ở các công trình dạng lầu tròn, lầu tứ giác, trùng thiềm không có chính tích.

Thùy tích (垂脊): bờ dải, diềm mái, là các bờ mái đi dọc theo mặt mái.

10470788_748740101857726_6659178376332767331_n

Thương tích hay thang tích (戧脊): bờ mái nối tiếp với thùy tích, ở phía dưới thùy tích

2. Đính (頂): có lúc chỉ đỉnh chóp của kiến trúc, có khi lại là cách nói tắt của “Ốc Đính”, chỉ một toà nhà, toà điện hoàn chỉnh.

Bảo Đính: Đỉnh chóp mái, xuất hiện ở những tòa nhà có dạng Toàn Tiêm. Bảo Đính thời Đường thường có dạng “mũi khoan”, còn thời Tống về sau tựa như một núm tròn.

3. Sơn Tường (山牆): hay gọi tắt là “sơn”, là tường bên, chỉ 2 mặt bên của chái nhà.

4. Thiềm (簷): mặt phẳng mái.

5. Ngõa (瓦): ngói, ngói lợp mái.

6. Sơn Hoa: phần diện tích tam giác 2 bên mặt mái, nằm dưới thùy tích và trên thiềm ốc.