Ma cô (cũng đọc là macô) được Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giảng có 2 nghĩa như sau:

(i). Kẻ làm nghề dẫn gái điếm;
(ii). Kẻ đểu giả.

Thực ra, tùy vào từng hoàn cảnh mà từ ma cô lại có 2 cách hiểu khác nhau:

Cách hiểu thứ nhất: Dân gian ở Trung Quốc thời xưa xem Ma cô là tượng trưng cho điềm cát tường và sự trường thọ. Trong truyền thuyết của nước này, Ma cô là nữ thần Trường Thọ nhưng cũng đồng thời là tiên nữ trong truyện cổ tích.

mago – The Canna Chronicles
Hình ảnh Ma Cô trong truyền thuyết Trung Quốc
Xét theo cách hiểu này thì từ Ma cô vốn có tiếng Hán là 麻姑 với nhiều truyền thuyết nói về bà. Có truyền thuyết cho rằng Ma cô là em gái của Vương Phương Bình (王方平)(1), dung nhan tựa thiếu nữ mười tám, y phục đẹp đẽ, rực rỡ, ưa nhìn, tu tại núi Cô Dư ở phía đông nam Mâu Châu, thời Đông Hán từng giáng xuống nhà Thái Kinh, nói rằng mình đã ba lần thấy biển Đông biến thành ruộng dâu (Thần tiên truyện của Cát Hồng).Cũng có thuyết cho rằng, Ma Cô họ Lê, tự là Quỳnh Tiên, là cung nữ đời Đường được xuất cung, đã tu tiên đắc đạo tại một trong 36 động của Đạo giáo.

Cách hiểu thứ 2Ma cô bắt nguồn từ tiếng Pháp là maquereau. Từ này trong tiếng Pháp lại có 2 nghĩa:

(i) Cá thu
(ii) Kẻ hành nghề dắt gái mại dâm

Từ ma cô (macô) nhập tịch vào từ điển tiếng Việt từ những năm 30 của thế kỷ 20, rồi không mấy ai nhớ đến nguồn gốc của nó nữa, nhiều khi dân xã hội đen, giang hồ, côn đồ cũng bị gọi là ma cô mặc dù không hành nghề chăn dắt gái.

Từ maquereau còn được phiên âm thành mặt rô (hoặc mặc rô), ngoài nghĩa kẻ chăn dắt gái mại dâm còn phát triển thêm một nghĩa không có liên quan gì đến nghề tú ông, đó là hành nghề đâm thuê chém mướn.


Chú thích

(1) Vương Phương Bình ((王方平) còn gọi là Vương Quân sống vào khoảng đời Ngụy – Tấn (220-420). Theo truyền thuyết Trung Quốc, Vương Phương Bình là người đã truyền Tố Thư 素書 (tức Thái Bình Kinh Phục Văn 太平經復文) cho Bạch Hòa (帛和) – người được xem là Tổ sư của Bạch Gia Đạo (帛家道) [một giáo phái xuất hiện vào thời kỳ ban đầu của Đạo giáo