Đây là cụm từ được dùng để chỉ việc đã diễn ra từ rất lâu rồi, như “chết từ đời tám hoánh”, hay “em ấy đi lấy chồng từ đời tám hoánh nào rồi”. Vậy vì đâu mà có cụm từ này?
Theo tác giả Bùi Nguyên Căn (?) thì “tám hoánh” hay viết đúng hơn là Tám Hoánh vốn là tên một nhân vật có thật. Đây là một địa chủ xứ Thái Bình, Nam Định vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Tám Hoánh nổi tiếng giàu có nhưng lại ăn chơi trác táng nên dần dần tiền bạc danh vọng đều tiêu tan. Có lần đánh bạc thua, hắn bị mất gần hết lãnh thổ của mình, chỉ còn lại một phần huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ngày nay.
Tám Hoánh nổi tiếng với câu nói: “Mọi thứ rồi sẽ về với thời Tám Hoánh”. Thế nhưng đáng tiếc rằng hắn càng ăn chơi thì tiền bạc danh vọng càng đi mất, và cái “thời Tám Hoánh” huy hoàng kia chỉ còn là ảo mộng, chẳng bao giờ lấy lại được. Cũng chính vì điều đó mà người ta mới dùng cụm từ “thời Tám Hoánh” hay “đời Tám Hoánh” để nói đến việc gì đã xảy ra từ rất lâu rồi.
Các cách nói kèm theo tên riêng cũng rất phổ biến trong tiếng Việt, có thể kể đến như “đồ từ thời Napoleon”, “tết Công Gô”, “hàng Tập Cận Bình”…