Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự khác biệt giữa thiên văn học và chiêm tinh học

Chiêm tinh học là một bộ môn giả khoa học, với nhận định rằng vị trí của các thiên thể có ảnh hưởng đến cuộc sống con người cũng như các sự kiện trên trái đất.

Một thời gian dài trước đây, thiên văn học và chiêm tinh học được xem là một. Con người nghiên cứu chuyển động của các hành tinh và hy vọng thông qua sự chuyển động đó để không chỉ dự đoán “ý chỉ” của thần linh, mà còn dự đoán chiến tranh, thiên tai, sự lên ngôi và thoái vị của các vị vua cũng như nhiều vấn đề liên quan đến thế giới vật chất khác trên trái đất. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian của Johannes Kepler, Galileo Galilei và Isaac Newton, các nhà thiên văn học đã nhận ra chiêm tinh học về cơ bản là không chính xác. Cũng từ thời điểm này, công việc chính của một nhà thiên văn học là dựa vào vật lý để nghiên cứu những hiện tượng đang diễn ra trên bầu trời.


Thiên văn học là dựa vào vật lý để nghiên cứu những hiện tượng đang diễn ra trên bầu trời.

Tuy nhiên vẫn có một số người gắn bó với chiêm tinh học. Các nhà chiêm tinh học sử dụng các chương trình máy tính để tìm vị trí các hành tinh (cách này vô tình sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thực sự), và họ không dùng kính thiên văn hoặc tìm hiểu về các ngôi sao, hành tinh và các thiên hà… như các nhà thiên văn học – nếu có chắc cũng để giải trí mà thôi.


Chiêm tinh học đưa ra bằng chứng giai thoại để chứng minh sự chính xác của mình.

Chiêm tinh học sử dụng nhiều công cụ giống khoa học thực sự, như toán học, các biểu đồ phức tạp và từ vựng chuyên ngành, nhưng các nhà chiêm tinh không đi theo phương pháp khoa học. Trong khi các nhà khoa học thực sự tiến hành đo đạc cẩn thận trong các nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ thì các nhà chiêm tinh lại không làm thí nghiệm để chứng minh lý thuyết của mình. Thay vào đó, họ cung cấp bằng chứng giai thoại – là những câu chuyện được kể lại để chứng minh sự chính xác của chiêm tinh học. Bằng chứng giai thoại không được chấp nhận trong khoa học thực sự bởi tất cả những trải nghiệm tiêu cực dễ bị bỏ qua, và con người vốn không giỏi trong việc hồi tưởng và kể lại chính xác những trải nghiệm của mình.

Đừng xem một nhà thiên văn học như một nhà chiêm tinh học nhé!

Trần Hữu Trang – Cuộc đời và tác phẩm

Soạn giả cải lương Trần Hữu Trang quê ở xã Phú Kiết, tỉnh Tiền Giang (trước đây là tỉnh Mỹ Tho, trước nữa là tỉnh Định Tường). Soạn giả là...

Hình độc về lễ hội làng ở Nam Định năm 1928

Người dân quây quanh sạp múa rối, trai tráng thi đấu vật, các diễn viên múa đao... là loạt ảnh đặc sắc về lễ hội làng Bình Cách ở Nam...

Hát sai lời bài hát – Căn bệnh trầm kha của nhạc Việt

Hiện tượng ca sĩ hát sai lời bài hát xảy ra càng lúc càng nhiều, ở trong nước cũng như hải ngoại. Với đa số khán thính giả, có thể...

Về Chữ “Bậu”

"Bậu" là tiếng dân dã, tiếng thân yêu của vùng Tây Nam bộ chúng tôi. Mỗi lần nghe ai nói, hoặc gặp trong thơ văn là lòng tôi cảm thấy bồi...

Thế Tổ Miếu– Nơi thờ phụng các vua nhà Nguyễn

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến...

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người...

Các món ăn ngon ở Đakao

Nói về văn hóa mà không nói đến các món ăn thì có phần thiếu sót, vì ăn uống cũng là một phần khá quan trọng trong đời sống văn...

Bí ẩn cái chết của Alexander Đại đế

Vua Alexander III của Macedonia, được biết với tên gọi Alexander Đại đế, sinh ra tại Pella năm 356 Trước Công nguyên và được theo học nhà hiền triết Aristotle...

Nguyên Lý Mẹ – Uyên nguyên của Minh triết Việt

TỰA Quyển đầu nói cách riêng về mẫu số chung hơn hết cho văn hóa loài người, đó là Mẹ, là nguyên lý Mẹ mà hai ông Bachofen và Briffault...

Tỷ phú Sài Gòn xưa chơi ngông cỡ nào?

Ông Nguyễn Văn Hảo, một thương gia, tỷ phú ô tô của Sài Gòn xưa vì quá yêu cải lương đã mở nguyên một rạp hát lớn nhất, 1200 chỗ...

Trăn trở về thực dưỡng

TRĂN TRỞ – Tôi biết tới Tamari Gò Công không phải từ con đường tơ lụa, cũng không phải từ những quyển sách dưỡng sinh của Tiên hiền Oshawa…mà từ...

Vấn đề An Dương Vương từ góc nhìn khảo cổ

Thủa còn đi học tôi đã đặc biệt chú ý đến câu chuyện thần thoại về An Dương Vương-Thục Phán và chiếc nỏ thần, “một phát sát vạn người”. Chuyện...

Exit mobile version