Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Súng hoạt động ra sao

Súng ống đạn dược thì ai cũng biết nhưng cách thức chúng vận hành thì vẫn đang là điều bí ẩn với nhiều người.

Sự phát triển của điện ảnh ngày nay biến súng – một thứ “đồ chơi” nguy hiểm của con người trở nên rất phổ biến. Điều này là không thể chối cãi, khi đếm sơ sơ các phim được trình chiếu thì 10 phim hết 9 đều có cảnh bắn nhau, dội bom, quăng lựu đạn…

Tuy nhiên, có một vấn đề mà chắc chắn vẫn nằm trong vòng bí ẩn đối với nhiều người trong chúng ta, đó là: Điều gì xảy ra bên trong khẩu súng khi ta bóp cò?

Những hình ảnh sau đây sẽ… “giúp bạn trả lời những câu hỏi”. Đó là những tấm hình động về cách thức vận hành của một số loại súng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ I (CTTG).

1. Súng lục ổ xoay loại 6 viên French Ordnance

Loại súng này ra đời vào năm 1892, là một trong những khẩu súng ngắn phổ biến nhất của quân đội Pháp trong CTTGI, với hơn 350.000 khẩu được sản xuất trong giai đoạn 1892 – 1924.

Đây là loại súng ổ xoay, với mỗi ổ là một buồng đốt, khai hỏa bằng bộ phận búa gõ để kích nổ viên đạn. Thông thường, những khẩu súng dạng “ru lô” (ổ xoay) như thế này thường có tầm sát thương rơi vào khoảng 25 – 75m.

Đến những năm 1960, loại súng French Ordnance 8mm chính thức được ngừng sản xuất và… đưa vào bảo tàng, nhường chỗ cho các loại vũ khí quân sự hiện đại và mạnh mẽ hơn.

2. Súng trường Berthier Mle.16

Một trong những vũ khí chính của quân đội Pháp từ những năm 1890 đến tận CTTG II. Súng trường Berthier là loại súng bắn phát một (bolt-action).

Súng có ổ đạn gồm 3 viên (chưa tính viên lên nòng), mỗi lần bắn phải lên đạn nên tương đối bất tiện so với các loại súng bán tự động ngày nay. Tuy nhiên, ưu điểm của súng là đường đạn khá chuẩn xác do có khoá nòng bên trong.

3. Súng lục bán tự động Mauser 1914

Loại súng lục tự động do Mauser – một nhà sản xuất súng người Đức chế tạo đã làm nên một cuộc cách mạng vũ trang trong chiến tranh.

Sử dụng thanh trượt để khai hỏa, những khẩu pistol này tuy không mạnh bằng lục ổ xoay (revolver), nhưng lại có tốc độ nhanh hơn rất nhiều, cùng băng đạn nhiều hơn.

Vào năm 1914, khẩu pistol do Mauser tạo ra có băng đạn 8 viên.

4. Súng trường 5 viên Mauser 1988

Nhắc đến Mauser, không thể không nhắc đến khẩu rifle năm 1988 – loại súng trường phát một thành công nhất của nhà chế tạo súng này. Mauser rifle là vũ khí chính của quân đội Đức trong suốt hai cuộc thế chiến.

Nguyên lý hoạt động của Mauser rifle 1988 cũng giống như khẩu Berthier – khoá nòng và lên đạn sau mỗi lần bắn.

5. Súng lục 8 viên F.Langenhan Selbstlader

Một khẩu súng lục khác được sử dụng phổ biến bởi quân đội Đức. Khẩu pistol bán tự động này là sản phẩm của nhà chế tạo súng người Đức F.Langenhan Selbstlader, được đưa ra ngoài thực địa vào năm 1915.

Khẩu súng có nguyên lý hoạt động gần như tương tự khẩu lục Mauser, chỉ khác là khai hoả bằng búa gõ, thay vì thanh trượt.

Các công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng

Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ...

Những trận đánh một ngày đẫm máu nhất lịch sử quân sự thế giới

Chỉ diễn ra trong 1 ngày, những trận chiến đẫm máu này gây thiệt hại nhân mạng lên đến hàng chục nghìn người cho các bên tham chiến. Trận Somme...

Tạ ơn tiếng hát khai tâm – Thái Thanh

Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời...

Tuổi Dần Ông Cọp quá ghê

Tuổi Dần ông cọp quá ghê Bắt người ăn thịt tha về non cao Tý Sửu Dần... Dần 寅 là ngôi thứ 3 của Thập nhị Địa Chi là... Ông Cọp, như...

Những điều cần biết về ngành thiết kế công nghiệp, thiết kế sản phẩm

Thiết kế công nghiệp là gì? Câu hỏi đó đã cũ nhưng luôn luôn là mới mẻ với những ai chưa một lần tiếp xúc với Thiết kế công nghiệp,...

Tìm hiểu Bát quái đồ và 8 bộ phận trên cơ thể con người

Bát quái là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo, đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái...

Việt tộc dựng nêu ngày Tết

Cây nêu là một từ 100% của Việt tộc ,vì cùng ăn Tết Nguyên Đán song người Tàu không có tục dựng cây nêu trước sân như người Việt Cắm...

Nghĩa Cần Vương (P2)

NĂM 1887 Sang năm Đinh Hợi (1887), nghĩa Cần Vương còn có người hưởng ứng ở nhiều nơi nhưng thế kém trước nhiều lắm. Ở Bắc kỳ “giặc” Bãi Sậy...

Phan Đình Phùng và giai thoại lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh. Ông người làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh....

Ký ức về đoàn hát Kim Chung

Trước 1954 đoàn Kim Chung thành lập ở ngoài Bắc, cũng là một đoàn hát có bề thế, nổi tiếng, chủ nhân là ông Trần Viết Long, một công tử...

Những quan điểm thẩm mỹ mới trong thiết kế áo dài ở Việt Nam thế kỷ 20

Sau khi tiếp nhận quần chân áo chít của người Mãn Hán theo chỉ dụ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người Việt đã thay đổi kiểu trang phục này dựa...

Khảo sát lại vị trí xứ An Nam thời nhà Đường

I. Nhận thức lại về vị trí xứ An Nam thời nhà Đường Trên địa bàn Lĩnh Nam, đời Tùy và đời Đường có nhiều khác biệt về hành chính...

Exit mobile version