Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tái chế thuỷ tinh – Tại sao không?

Sản phẩm dùng hàng ngày có rất nhiều thứ đựng trong bình thuỷ tinh như chai rượu, lọ  dưa muối, lọ thuốc, nước mắm… Sau khi sử dụng hết, mọi người thường bỏ chai, lọ thuỷ tinh vào thùng rác mà không hề biết có thể tái chế chúng. Bài viết chuyên mục Thủ thuật – Tái chế ngày hôm nay sẽ giúp các bạn tái chế thuỷ tinh mà không cần quá tốn sức!

Tái chế thuỷ tinh thành lọ cây trang trí

Nguyên liệu

Nguyên liệu để làm lọ cây trang trí gồm:

Cách làm

Các bước thực hiện

Thành phẩm

Lọ cây trang trí

Chỉ trong vòng vài phút là bạn đã có ngay một lọ cây trang trí để bàn thật đáng yêu phải không nào. Cùng cách làm này, bạn có thể tạo ra được nhiều mẫu khác nhau vừa để trang trí vừa làm quà tặng bạn bè và người thân.

Lọ cắm dụng cụ nhà bếp

Nguyên liệu

  • Lọ thuỷ tinh
  • Que gỗ
  • Keo dán đa năng

Cách làm

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch và phơi khô lọ
  • Bước 2: Dùng keo dán những que gỗ đã chuẩn bị xung quanh lọ. Khi dán, hãy chắc chắn các que gỗ được gắn khít với nhau. Điều này giúp chiếc lọ của bạn trông đẹp hơn.

Thành phẩm

Lọ cắm dụng cụ làm bếp

Chỉ vài phút, các bạn đã có ngay một lọ cắm dụng cụ nhà bếp theo phong cách tối giản nhưng không kém phần hiện đại. Không quá cầu kỳ, chiếc lọ khiến căn bếp của bạn trông nổi bật hơn rất nhiều.

Lọ cắm bút sành điệu

Nguyên liệu

  • Lọ thuỷ tinh
  • Sơn phun màu trắng
  • Màu vẽ
  • Bút màu đa năng
  • Cọ, bút chì

Cách làm

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Dùng bình sơn phun đều xung quanh lọ đã chuẩn bị sau đó đợi lọ khô. Lưu ý, để lớp sơn được đều và đẹp, các bạn nên phun 2-3 lớp. Lớp trước khô thì phun chồng lớp khác lên.
  • Bước 2: Sơn màu tạo hình lên trên lọ. Mỗi một kiểu trang trí sẽ có cách phối màu khác nhau. Nếu chưa có kinh nghiệm, các bạn nên vẽ phác hoạ hình ảnh định trang trí trước khi sơn.
  • Bước 3: Dùng bút chì vẽ tạo hình khuôn mặt trên chiếc lọ mà bạn đã sơn màu.
  • Bước 4: Dùng bút đen vẽ tạo hình khuôn mặt theo phác hoạ ban đầu.

Thành phẩm

Lọ cắm bút đầy màu sắc

Vậy là bạn đã có ngay những chiếc lọ cắm bút đầy màu sắc và cực kỳ dễ thương phải không nào. Chắc chẳn khi ai đó được tặng lọ đựng bút như này sẽ cực kỳ thích thú.
» Các bạn có thể quan tâm: Thủ thuật tái chế rác thải chỉ trong vòng 5 phút

Lọ cắm hoa

Nguyên liệu

  • Chai thuỷ tinh màu xanh
  • Băng dính
  • Bình sơn màu bạc

Cách làm

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch và phơi khô chai thuỷ tinh.
  • Bước 2: Cắt băng dính và tạo các hình hoa văn cắt chéo bên ngoài vỏ chai.
  • Bước 3: Phun sơn đều khắp xung quanh chai và chờ sơn khô
  • Bước 4: Bóc lớp băng dính ra là xong.

Thành phẩm

Lọ cắm hoa tinh tế

Sau khi hoàn thành bạn chỉ cần cắm thêm vài cành hoa khô là đã có ngay một bình hoa đẹp rồi đó. Với cách phun sơn đơn giản này, bạn có thể sáng tạo thêm nhiều kiểu khác với các hoạ tiết khác nhau.

Lọ cắm hoa kiểu 2

Nguyên liệu

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Vỏ chai thuỷ tinh: 3 vỏ
  • Bình sơn trắng
  • Sơn acrylic màu xanh nhạt, xanh dương và xanh lá
  • Cọ
  • Hoa lavender

Cách làm

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Làm sạch chai và để khô
  • Bước 2: Phun đều sơn trắng lên xung quanh bình và chờ sơn khô
  • Bước 3: Dùng cọ sơn lớp màu xanh nhạt lên cổ chai và 1/3 thân chai tính từ đáy chai. Làm tương tự với hai màu và 2 chai còn lại là xong

Thành phẩm

Lọ cắm hoa

Bây giờ bạn chỉ cần cắm các cành hoa lavender đã chuẩn bị trước vào trong chai thuỷ thinh là có ngay bình hoa trang trí cho ngôi nhà của bạn thêm màu sắc và cực kỳ phong cách rồi đó.
Ngoài cách sơn như trên, bạn có thể tô màu theo phong cách đậm nhạt để tạo hiệu ứng màu sắc mới lạ nhé!

Đây là 5 cách tái chế thuỷ tinh đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà. Hãy tận dụng những chiếc lọ và sáng tạo chúng thành những đồ dùng tiện ích trang trí cho ngôi nhà bạn thêm yêu.

Ý nghĩa thật sự của nghi thức uống rượu giao bôi trong hôn lễ

Nhắc tới “rượu giao bôi”, mọi người thường sẽ nghĩ tới nghi thức trong hôn lễ, tân lang và tân nương mỗi người nâng một ly rượu, bắt chéo tay...

Lấy của ban ngày

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái nầy tôi ăn được, cái nầy tôi mặc được, cái...

Death by China – Đọc và chêt lặng

“Chết vì tay Trung Quốc. Đây là một nguy cơ hết sức thật mà tất cả chúng ta giờ đây đều phải đối mặt, khi mà quốc gia đông dân...

Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, để ghi tiếng Việt chúng ta có hai thứ chữ viết, chữ nôm và chữ quốc ngữ : - chữ nôm là chữ viết được hình thành dựa theo chữ...

Sài Gòn xưa: Cuộc đấu giữa Cọp và Voi

So với John White, bác sĩ – nhà thiên nhiên học George Finlayson có cảm tưởng tốt đẹp về Sài Gòn và con người ở đó. Finlayson nằm trong phái...

Chuyện kể về bà Hoàng Hậu đầu triều Nguyễn

Gia Long (1802-1820) là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, trong thời gian trị vì ông đã phong Hoàng hậu cho hai bà phi của ông. Bà đầu tiên...

Cá mắm Xứ Huế

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một...

Hoàng tử Miến Điện ở Sài Gòn Xưa

Rất ít người Việt để ý đến một sự kiện ở Sài Gòn có liên quan đến lịch sử Miến Điện (Myanmar) ở giai đoạn vào cuối thế kỷ 19...

Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc. Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 3 – Tính tình, văn hóa và tục lệ

Về màu da thì người Đàng Trong không khác người Tàu, tất cả đều có sắc xám xanh 1, nếu là người ở ven biển, còn những người khác từ...

Phố phường Hà Nội xưa

Từng là kinh đô của rất nhiều vương triều quân chủ, cho tới đầu thế kỷ 20, khi được người Pháp quy hoạch lại, Hà Nội còn được mệnh danh...

Leng keng cà rem đổi dép

Tết nay trời đủng đỉnh lạnh. Tôi ngó ra ngõ, nom nắng chỉ đậu lưng chừng bên tường, ướp vàng vài ba ô gạch. Anh trai bảo, mùa này mà...

Exit mobile version