Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA đã cung cấp những hình ảnh chụp từ vệ tinh tại nhiều địa danh lớn trên Trái đất. Nếu so sánh các hình ảnh đó với nhau, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi về “diện mạo thế giới muôn loài” bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Sự khác nhau về thời điểm chụp từ hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm, nhiều địa danh trên thế giới đã có sự biến đổi đến kinh ngạc. Hãy xem chùm ảnh “Trái đất xưa và nay” để cảm nhận rõ hành tinh của chúng ta biến đổi thế nào chỉ trong vòng 1 thế kỷ nhé!
Pedersen Glacier, Alaska. Ảnh chụp: Mùa hè năm 1917 – Mùa hè năm 2005. Những khối băng khổng lồ trên sông băng Pedersen ở Alaska, Mỹ gần như biến mất hoàn toàn. Bên trái là hình ảnh chụp vào mùa hè năm 1917, còn bên phải là ảnh chụp mùa hè năm 2005.
Vùng biển Aral, Trung Á. Ảnh chụp: Tháng 8 năm 2000 – Tháng 8 năm 2014
Sông băng Carroll, Alaska. Ảnh chụp: Tháng 8 năm 1906 – Tháng 9 năm 2003
Hồ Powell, ở bang Arizona và bang Utah. Ảnh chụp: Tháng 3 năm 1999 – Tháng 5 năm 2014. Hồ Powell là hồ chứa nhân tạo lớn thứ 2 tại Mỹ với chiều dài 300km và là hồ chứa trên sông Colorado. Có thể quan sát thấy, diện tích hồ Powell đã bị hẹp đi rất nhiều do hạn hán kéo dài.
Sông băng Bear, Alaska. Ảnh chụp: Tháng 7 năm 1909 – Tháng 6 năm 2005
Những cánh rừng ở Rondonia, Brazil. Ảnh chụp: Tháng 6 năm 1975 – Tháng 8 năm 2009. Chỉ sau hơn 30 năm, cánh rừng rậm um tùm nước trước kia có sự thay đổi không hề nhỏ.
Sông băng McCarty, Alaska. Ảnh chụp: Tháng 7 năm 1909 – Tháng 8 năm 2004
Sông Dasht, Pakistan. Ảnh chụp: Tháng 8 năm 1999 – Tháng 6 năm 2011. Đập Mirani là nguồn cung cấp nước sạch và năng lượng cho khu vực lân cận. Hơn nữa, con đập này cũng giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Núi Matterhorn ở dãy Alps, nằm trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Ý. Ảnh chụp: Tháng 8 năm 1960 – Tháng 8 năm 2005.
Rừng Mabira, Uganda. Ảnh chụp: Tháng 11 năm 2001 – Tháng 1 năm 2006.
Sông băng Toboggan, Alaska. Ảnh chụp: Tháng 6 năm 1909 – Tháng 9 năm 2000.
Sông nhân tạo lớn quyền (Great Man-Made River), Libya. Ảnh chụp: Tháng 4 năm 1987 – Tháng 4 năm 2010. Đây là công trình vĩ đại nhất trên thế giới được con người tạo ra bao gồm một hệ thống các đường ống dẫn nước và giếng khoan với độ sâu trên 500 mét. Hệ thống nước này cung cấp nước cho cả những vùng sa mạc trên thế giới.
Sông băng Qori Kalis, Peru. Ảnh chụp: Tháng 7 năm 1978 – Tháng 7 năm 2011.
Hồ Chiquita Mar, Argentina. Ảnh chụp: Tháng 7 năm 1998. – Tháng 9 năm 2011.
Sông băng Muir Glacier, Alaska. Tháng 8 năm 1941 – Tháng 8 năm 2004.
Rừng Uruguay. Ảnh chụp: Tháng 3 năm 1975 – Tháng 2 năm 2009. Chính phủ Uraguay đã mở rộng diện tích đất trồng rừng từ 45,000 héc-ta đến 900,000 héc-ta. Tuy nhiên, điều này đã làm mất đi sự đa dạng hóa của giới động thực vật nơi đây.