Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

8 món ăn kinh điển nghe tên là nhớ ngay đến thời bao cấp

Chỉ cần nghe đến những cái tên cơm độn khoai, bánh đúc chấm tương hay hạt bo bo là kí ức của một thời bao cấp thiếu thốn lại ùa về trong lòng nhiều người.

1. Hạt bo bo, mì hạt

Có lẽ trong chúng ta, rất nhiều người thuộc câu hát chế về thời bao cấp “bo bo độn mì, tiền lương mỗi tháng 5 hào”. Ngày bao cấp vì thiếu thốn, người ta phải ăn bo bo và mì hạt được viện trợ trong bữa ăn. Bo bo không dễ ăn, hạt mì khi nếu không giã làm bánh cũng khá cứng, tuy vậy, đây lại là những loại lương thực thay cơm ngày khá phổ biến trong thời kì đó.

2. Bánh đúc chấm tương

Lại phải nhấn manh lại rằng ngày xưa bánh kẹo là thứ hiếm hơn lá mùa thu, thế nên đồng quà tấm bánh khi ấy chỉ gói gọn trong vài thứ dân dã như chiếc bánh đa, tấm bánh đúc mà thôi. Bánh đúc ngày xưa đơn thuần chỉ là ít bột tẻ quấy, sang hơn thì điểm thêm ít lạc. Quấy xong hoặc đổ lót ra chuối đổ ra mâm, hoặc đổ ra thành từng bát nhỏ. Khi ăn cắt nhỏ bánh chấm với tương. Miếng bánh mềm mượt, giòn nhẹ kết hợp với vị bùi, đậm của tương tuy đơn giản mà ngon khó tả.

3. Rau muống chấm tương
Rau muống là loại rau dân dã, dễ trồng, gặp mưa lên rất nhanh, ăn nhiều không ngán lại chế biến được thành nhiều kiểu.Thế nên cũng không có gì lạ khi bữa cơm ngày bao cấp luôn có món này. Trong đó phổ biến nhất chính là rau muống luộc chấm tương. Rau quê thơm bùi, chấm với tương cùng nhau đưa đẩy, cũng “hợp lực” cho rất nhiều người qua được những ngày thiếu thốn. Và rau muống chấm tương không chỉ là món ăn của thời bao cấp mà đến bây giờ, vẫn là món ăn dân dã, quen thuộc của nhiều gia đình.


Ảnh: orchid67.wordpress

4. Dưa muối, cà muối

Đây là hai món kinh điển trong mâm cơm bao cấp bởi nó rất đưa cơm. Vào mùa thì muối xổi ăn ngay, hết mùa thì muối mặn, nén chặt để ăn dè. Phần vì không có gì để ăn, phần vì, nói gì thì nói, có vài quả cà, đĩa dưa chua, ăn cơm bao giờ cũng ngon hơn hẳn. Chưa kể dưa, cà còn chế biến được thành nhiều biến tấu như dưa nấu lạc, cà dầm tương.


Ảnh: tintuc

5. Tép rang khế chua

Món tép rang khế chua là món ăn thời bao cấp mà hầu như gia đình nào trong thời bao cấp cũng biết tới, bởi món này dễ kiếm, dễ làm mà đưa cơm. Con tép đồng nho nhỏ rang cùng khế chua vừa có vị chua, vừa có vị ngọt. Ngày này, món này vẫn rất được ưa chuộng, có điều kiếm tép đồng không dễ như xưa, nên từ món ăn dân dã bao cấp thành ra món hiếm.

Ảnh minh họa: phunutoday

6. Dưa xào tóp mỡ

Thời bao cấp, món này có thể được xếp vào hàng cao cấp vì thịt hay mỡ cũng phải mua theo tem phiếu, số lượng có hạn, nên bữa nào có dưa xào tóp mỡ, bữa đó được coi như bữa cải thiện. Vị dưa chua chua, ăn với tóp mỡ béo ngậy quả thực tốn cơm vô cùng. Ngày nay, món này được coi như đặc sản mà chỉ có một số nhà hàng chuyên phục vụ kiểu cơm xưa mới bán.

Ảnh: bepnhabill

7. Cơm độn khoai sắn

Do tình trạng thiếu gạo trầm trọng, nên cơm độn khoai, mì, sắn… đã trở thành bạn đồng hành của phần lớn các gia đình ở Việt Nam thời kỳ bao cấp. Đến bữa, một bơ gạo được mỗi gia đình trộn cùng đủ loại khoai sắn cắt nhỏ để ăn cho thêm nữa. Cơm độn khoai sắn, ăn một vài bữa thì còn ngon, chứ lâu dài thì ngán, nhưng ngày bao cấp đó là tình trạng chung. Đến bây giờ, thời bao cấp đã lùi xa nhưng cơm độn khoai sắn vẫn còn trong tâm trí nhiều người.

Ảnh: Kiến thức

8. Cơm trộn đường

Cái ngày bao cấp đói kém, đường được xếp vào hàng xa xỉ, thật cần thiết hay có khách quý mới được dùng. Cơm nóng trộn đường, ăn thơm, ngọt ngọt, nghe ở thời bây giờ thì lạ chứ ngày đấy lại rất thú vị. Ngày xưa chẳng có bánh kẹo thế nên cơm trộn đường là mơ ước của biết bao đứa trẻ thời bao cấp.

Ảnh: vnngon

200 năm ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Sự kiện ông Nguyễn Thế Hồng – Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh có mua lại thành công chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ hãng Millon (Pháp)...

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Khám phá mới về Dịch Lý và Ngũ Hành

Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại...

Vài tập tục thú vị tại Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước giàu truyền thống văn hóa và có những phong tục tập quán độc đáo. Bởi vậy trước khi đi Nhật du lịch,...

Vì sao cả đời Petrus Ký vẫn áo dài khăn đống, không chịu nhập tịch Pháp?

Khi Đốc phủ Trần Tử Ca gởi thơ hỏi tại sao ông không vào Pháp tịch, Petrus Ký đã trả lời: “Tại sao tôi không vô dân Tây? Tôi lấy...

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 4 – Từ Vần O-S

O. - Ông/Bà trở thành Mr. & Mrs. - Ống sắt trở thành  tuýp, ống tuýp (Tiếng Pháp là tube): P. - Phái tính (phái nam, phái nữ) trở thành giới tính. Giới có nghĩa là giới hạn, ngăn cấm hoàn toàn không...

Về sự giao lưu tín ngưỡng Việt – Chăm trong lịch sử

Qua quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, các hình thức tín ngưỡng của người Việt...

Kho báu của các vua nhà Nguyễn

Ngày 15 tháng Giêng năm 2018, đài RFI (Radio France International) của Pháp trong phần tạp chí có nói một đề tài đặc biệt về Kho Báu Triều Nguyễn. Tin...

Từ nguyên của “tiệc” trong thết tiệc

Trên Năng lượng mới số 324, tôi đã được đọc bài “Thiết đãi hay thết đãi?”. Nhưng để cho “cùng kỳ lý”, tôi xin hỏi thêm: Trong cụm từ “thết...

Nhớ mãi “Tuấn. chàng trai nước Việt”

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Vỹ sinh năm 1910 (?) , trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước ở làng Tân Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh...

Exit mobile version