Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bánh mì Sài Gòn xưa

Bánh mì là một nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực vỉa hè Sài Gòn xưa nay. Cùng xem những hình ảnh lịch sử thú vị về bánh mì Sài Gòn.


Cửa hàng bánh mì nổi tiếng ở khu chợ Cũ, đại lộ Hàm Nghi, Sài Gòn trước 1975. Dân gian đồn đại bánh mì ở đây được đưa về tận Cà Mau để bán. (Ảnh: Life).


Khung cảnh nhìn từ bên trong một quầy bánh mì ở chợ Cũ, 1965. Bánh mì ở đây được phục vụ kèm đồ hộp của Mỹ. (Ảnh: Wilbur E. Garrett/ National Geographic/ Getty Images).


Cậu bé bán bánh mì phá lấu trên vỉa hè Sài Gòn, 1966. Phá lấu được làm từ lưỡi, tai, nội tạng heo, bò hay vịt, thường được ăn kèm với bánh mì. (Ảnh: Lloyd).


Cận cảnh các “sơn hào hải vị” trên một sạp bánh mì phá lấu ở Sài Gòn trước 1975.


Người bán bánh mì phá lấu dạo trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi), 1969. (Ảnh: Brian Wickham).


Cụ bà bán bánh mì bên vỉa hè đại lộ Lê Lợi, 1968. Cụ là người Bắc, thường cắp cái thúng đựng bánh mì giò chả, bánh dầy, bánh giò đi qua các quán bar khu Tự Do, Lê Lợi, Nguyễn Huệ hay Nguyễn Văn Thinh. Bánh mì của cụ cắt khúc ngắn, nhét vài lát giò chả rồi rắc muối tiêu. (Ảnh: Brian Wickham).


Quầy bán bánh mì chả của ông Lý Toét ở chợ hoa Nguyễn Huệ, Tết Đinh Mùi 1967.


Một bức ảnh khác về ông Lý Toét ở góc đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) – Hai Bà Trưng – Trần Cao Vân, 1966. Thùng hàng bánh mì chả của ông đặt trên yên sau của một chiếc xe đạp sườn ngang, khi mở ra thì thành một quầy hàng rất tiện lợi.


Ông lão bán bánh mì trên một con đường ở Chợ Lớn, 1956. (Ảnh: Three Lions).


Gánh quà rong bán bánh mì thịt và bánh chuối nướng bọc cơm nếp ở Sài Gòn 1974. (Ảnh: Jack Garofalo).


Quầy bánh mì trên đường Bùi Hữu Nghĩa, bên hông chợ Bà Chiểu, 1971-1972. (Ảnh: Terry Nelson).


Chú bé gặm chiếc bánh mì to oành, Sài Gòn 1968. (Ảnh: Larry Burrows/ Life).


Cận cảnh một quầy bánh mì ở Sài Gòn 1970. (Ảnh: Dick Hughey).


Cửa hàng bánh mì ở khu chợ Cũ Sài Gòn 1962. (Ảnh: Roger Viollet Collection/ Getty Images).


Cô bán bánh mì xinh đẹp có bộ móng vuốt sắc nhọn ở chợ Cũ, 1969 – 1970. (Ảnh: David Staszak).


Quầy bánh mì vỉa hè Sài Gòn năm 1989. (Ảnh: Doi Kuro).


Khu chợ Cũ với quầy bánh mì quen thuộc, 1989. (Ảnh: Doi Kuro).


Quầy bánh mì dạo trên đường Hàm Nghi, đối diện Ngân hàng Thương Tín, 1989. (Ảnh: Doi Kuro).


Người bán bánh mì dạo đạp xe trên đường Hồ Tùng Mậu, 1989. (Ảnh: Doi Kuro).


Cụ bà hớn hở mua bánh mì gần ngã tư Hồ Tùng Mậu – Hàm Nghi, 1989. (Ảnh: Doi Kuro).


Quầy bánh mì phá lấu trên vỉa hè Sài Gòn 2007. (Ảnh: Ian Berry/ Magnum Photos).

Trường học Phần Lan – Tấm gương cho giáo dục thế giới

Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp....

Về Bát Tràng nghe câu chuyện gốm sứ

Với hơn cả ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn tự hào là một quốc gia kiên cường, độc lập với những giá trị cố hữu lâu...

Gia Định tam gia: Niềm tự hào của đất Sài Gòn – Gia Định

Cụ Võ Trường Toản, danh sĩ đất Gia Định, đã không ra làm quan với nhà Tây Sơn trong thời gian họ chiếm đóng vùng đất này. Cụ mở trường...

Mối tình Kim Cúc – Hàn Mặc Tử

Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã...

Sự hy sinh anh dũng của Trung quân Đoàn Thọ (…1870)

Trong một đêm, tháng mười, năm Canh Ngọ (1870), ở thành Lạng Sơn, Tổng thống quân vụ Bắc kỳ, Trung quân Đoàn Thọ đã bị quân Tàu xâm lăng hại....

Vua Tự Đức là con ai?

Một hôm đang cong lưng nhổ sắn trên đồi, một anh bạn cùng đội bỗng cao hứng hỏi: ‘Anh hay kể chuyện sử, vậy anh có biết chuyện người ta...

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong lịch sử âm nhạc thế giới

Danh sách 50 nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc cổ điển được chia làm 4 nhóm: Bất tử – Kiệt xuất – Thiên tài – Ưu tú....

Vài hàng nhớ lại bà Nguyễn Thị Mai Anh – Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong...

Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà...

Tên Đường Phố Sài Gòn Xưa & Nay

Để nhớ một thời… Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương… (Bà Huyện Thanh Quan) Tên đường phố Sài Gòn: xưa (thời Pháp...

Những kỷ niệm cuối cùng với nhạc sĩ Trúc Phương

Như một ánh chớp, ngoảnh lại đã tròn 20 năm dài. Con số thời gian không nhỏ, đối với nhạc sĩ Y Vân, người đã viết “Em ơi có bao...

Ảnh về phụ nữ miền Bắc đầu thế kỷ 20

Những bức ảnh của tác giả người Pháp đã khắc họa đời sống sinh hoạt, trang phục và những nét đẹp của phụ nữ nông thôn Việt Nam đầu thế...

Exit mobile version