Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bí mật hố chôn tập thể gần 2.000 người bên dưới vòng xoay Dân Chủ ở Sài Gòn

Khu vực vòng xoay Dân Chủ (quận 10 và 3) từng là nơi chôn 1.831 người già, trẻ bị vua Minh Mạng ra lệnh xử tử trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi 180 năm trước.

Hơn 180 năm trước tại vòng xoay Dân Chủ (Q.3, TP.HCM) đã từng là một hố chôn tân tập thể với gần 2000 người. Nhiều câu chuyện sau này đồn thổi cho rằng những vụ giao thông thương tâm xảy ra tại khu vực này là do những vong hồn ở đây gây nên.

Khu vực vòng xoay dân chủ cách đây 180 năm còn được gọi là “Mả ngụy”. (Ảnh: Internet)

Thời bấy giờ, người dân địa phương gọi khu vực vòng xoay Dân Chủ nằm tại Công trường Dân Chủ – đường 3 tháng 2 – Cách Mạng Tháng Tám là “đồng mồ mả” hoặc Mả Ngụy. Theo nhiều sử sách, nơi đây đã từng chôn một lượt gần 2.000 người già, trẻ, gái, trai. Những người này bị vua Minh Mạng xử chết vì tội phản nghịch khi tham gia vào cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833 – 1835).

Sau khi tổng trấn thành Gia Định là ông Lê Văn Duyệt qua đời thì Bạch Xuân Nguyên – một quan Bố chính tàn ác đã nhân danh mật chỉ để truy xét những thông tin về đời tư của ông Duyệt. Trong số những người bị truy xét có Lê Văn Khôi – con nuôi của ông Duyệt cũng bị bắt giam. Ông Khôi  đã vượt ngục một thời gian sau đó và lên kế hoạch trả thù.

Vào ngày 18-3-1833, ông Khôi tập hợp tất cả thuộc hạ tiến vào dinh quan Bố, giết sạch người nhà Bạch Xuân Nguyên. Đội quân ứng cứu của Tổng đốc Nguyên Văn Quế cũng bị Lê Văn Khôi và thuộc hạ giết sạch. Trên đà chiến thắng, Lê Văn Khôi tiến đánh và chiếm đóng thành Phiên An (còn gọi là thành Bát Quái). Sau đó, ông tự xưng là Đại Nguyên Soái rồi phong tước cho các thuộc hạ của mình.

Đội quân của ông Lê Văn Khôi tăng lên nhanh chóng và chỉ trong thời gian 1 tháng ngắn ngủi đã chiếm đóng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ. Trước sự tấn công của đội quân Lê Văn Khôi, triều đình nhà Huế đã điều quân bao vây thành Phiên An ở tất cả mọi hướng giao thông. Tuy nhiên quân đội triều đình Huế thật bại trong kế hoạch lần này vì thành Phiên An có kết cấu và kiến trúc xây dựng rất kiên cố, quân đội triều đình không thể công thành.

Nhưng bất ngờ là Lê Văn Khôi qua đời vì bệnh phù thủng chỉ trong ít tháng sau đó. Con trai 8 tuổi của ông là Lê Văn Câu lên nắm quyền. Tuy nhiên Lê Văn Câu còn quá nhỏ để có thể tiếp quản triều đình; nội bộ xảy ra những tranh chấp quyền hành nên “triều đại” Lê Văn Khôi bị rơi vào tay triều đình Huế chỉ 2 năm sau đó.

Vòng xoay dân chủ. (Ảnh: Internet)

Vua Minh Mạng bấy giờ đã ra xử tử tất cả giả, trẻ, gái, trai với 1831 người có liên quan đến sự nổi loạn của Lê Văn Khôi. Những người này được đem chôn chung một chỗ, nơi này sau đó được gọi là Mả Ngụy (nơi chôn những kẻ phản loạn). Một số những người khác thì được đưa về Huế và tra tấn dã man cho đến chết bằng phương pháp tra tấn khác.

Người dân thành Gia Định cũng từ đó mà rất sợ khi đi ngang qua khu vực này với những oan hồn và đầy rẫy sự chết chóc. Tuy nhiên trải qua hơn 150 năm sau thì lịch sử cũng dần phai nhạt nên khu vực này được người dân gọi là Đồng Mả Lạng (nơi chôn cất đã mất đấu vết theo thời gian). Đến hiện nay nó được thay thế bằng cái tên là: Vòng xoay Dân Chủ.

Tuy nhiên hàng nghìn người ngày ngày lưu thông qua khu vưc này sẽ không thể ngờ vị trí sầm uất, nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn từng là nấm mồ tập thể trước kia.

Những Vị Quốc Mẫu Bê Bối Trong Sử Việt

Thời xưa, việc một người con gái được tuyển vào cung vua là một vấn đề to tát. Gia đình người con gái sẽ được triều đình cấp cho một...

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối” có ý nghĩa gì?

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối”, hiện nay thường được phát âm là “Môn đăng hộ đối”, cho rằng trai gái đến với nhau, điều kiện kinh tế, địa...

Bất học lễ, vô dĩ lập

Lễ là chuẩn mực của xã hội, là cái gốc của việc con người hành đạo “nhân” (nhân từ). Cổ nhân dạy: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói một người mà...

Thiên La Địa Võng nghĩa là gì?

“Thiên” là trời, “địa” là đất thì ai cũng hiểu. Nhưng còn “la” và “võng” thì sao? Liệu có thể đảo thành “thiên võng địa la” được không? Và “võng”...

Hình ảnh quý giá về Tết ở Hà Nội xưa

Những hình ảnh đẹp về Tết xưa của đất Tràng An ghi lại phong vị rất riêng, vẻ ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Ngay...

Những câu nói ý nghĩa làm thay đổi cuộc đời bạn

Những câu nói ý nghĩa về tình yêu và cuộc sống, chứa đựng bên trong là biết bao ý nghĩa, triết lý về cuộc sống, bạn chỉ mất vài phút...

Quân chúa Nguyễn bảo vệ biển đảo, xua đuổi người Âu Châu

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các...

Vụ cướp nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tám tên cướp trong vụ án đã bị bắt và bị kết án chung thân, hai người nữa đã chết trước khi ra tòa. Chỉ một phần nhỏ số tiền...

Những chiếc đèn “Hoa Kỳ” đầy kỷ niệm

Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn...

Xe xưa trên lối cũ – Phần 1: Xe cổ điển Pháp ở Miền Nam trước 1975

Hoài niệm Saigon một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông với những con đường hai bên là hàng me, hàng sao, lác đác cành phượng vỹ, thấp thoáng tà áo...

Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu giang

Chương XI: Đào Vĩnh Tế Hà Để cho con kinh được ngay thẳng, người ta đợi lúc ban đêm, rẽ sậy rạch hoang, dốt đuốc trên đầu những cây sào...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Exit mobile version