Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chai dầu “trị bách bệnh” từng khiến người Sài Gòn mê mẩn

Dầu Nhị Thiên Đường một thời từng được người dân gọi là “dầu trị bá bệnh”. Đau đầu, đau bụng, đau răng, cảm lạnh sổ mũi… người ta đều dùng đến chai dầu này.

Một cây cầu, nhiều giai thoại

Cây cầu Nhị Thiên Đường mới (quận 8, TP.HCM) với nhiều làn xe xuôi ngược. Bên cạnh nó, mặc dù đã bị đập bỏ nhưng vẫn còn dấu tích của cây cầu cũ.

Cầu Nhị Thiên Đường cũ xây dựng từ năm 1925 bởi nhà thầu Vallois-Perret. Cầu bắc ngang kênh Đôi, nối liền trục giao thông từ Cần Giuộc về Sài Gòn. Cái tên của cây cầu này gắn với khá nhiều giai thoại.


Cầu Nhị Thiên Đường

Thuở ấy, tại Sài Gòn có một nhà thuốc đã sản xuất ra loại dầu gió mang tên dầu Nhị Thiên Đường.

Xưởng sản xuất nằm trên đường Trần Hưng Đạo nhưng công nhân đa số cư ngụ phía bên kia bờ kênh Đôi. Mỗi buổi sáng đi làm hay chiều về, công nhân đều phải qua kênh bằng những chuyến đò ngang mất thời gian và cũng rất nguy hiểm.

Ông chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường đã mạnh dạn đề xuất với chính quyền bỏ tiền ra xây cây cầu này để thuận tiện cho người dân và cho chính công nhân của mình qua lại.

Cũng có giai thoại cho rằng chính quyền đứng ra xây dựng. Trong quá trình thi công có lẽ thiếu vốn nên họ mới vận động ông chủ Nhị Thiên Đường góp vốn để hoàn thành. Đổi lại cây cầu được mang tên cầu Nhị Thiên Đường…

Cây cầu đã hiện diện tại mảnh đất Sài Gòn này xấp xỉ 100 năm. Cái tên của nó cũng làm cho chúng ta nhớ lại thời hoàng kim của một loại dầu gió mà mãi sau này mới có địch thủ xứng tầm, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín.

Dầu gió Nhị Thiên đường là sản phẩm của nhà thuốc đông y Nhị Thiên đường ở tại địa chỉ 47 Canton (nay là đường Triệu Quang Phục, quận 5). Ban đầu, chủ nhân người họ Vi, gốc Quảng Đông (Trung Quốc) bào chế ra dầu nhằm lưu hành trong giới người Hoa ở Chợ Lớn.

Thế nhưng sau đó, trong các sản phẩm do nhà thuốc bào chế, dầu gió Nhị Thiên đường được tín nhiệm nhiều hơn hết.

Thị trường được mở rộng, Nhị Thiên Đường không những có mặt trên toàn quốc mà còn được xuất sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Chai dầu trị bá bệnh

Chúng tôi đến trước căn nhà số 47, đường Triệu Quang Phục (quận 5). Nhà nằm trong dãy phố liền kề với một trệt 2 lầu, vẫn còn nguyên vẹn dáng dấp cũ xưa.

Nơi đây – vào những năm đầu thế kỷ 20 – là tiệm thuốc đông y Nhị Thiên Đường. Từ cánh cửa, từ lan can và ngay cả vôi vữa xây dựng đều ghi đậm dấu ấn của thời gian.

Cách đây vài năm, chủ mới của căn nhà đã đục bỏ 3 chữ Nhị Thiên Đường bằng tiếng Hoa ngay trên mặt tiền của tầng 3.


Căn nhà xưa kia là tiệm thuốc đông y Nhị Thiên Đường nay đã đổi chủ

Chúng tôi tìm hiểu về loại dầu gió này và được một bà cụ bán nước gần đó cho biết: “Có thể nói đây là một loại dầu có công hiệu trị được bá bệnh. Những lần đau răng, chỉ cần lấy que tăm bông chấm vào dầu rồi bôi vào lỗ răng sâu. Cơn đau sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Không phải chỉ xoa ngoài da, nếu trúng thực cho vài giọt vào ly nước nóng uống. Cần xông hơi, người dân nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi là thay thế được lá xông. Hồi ấy, thường thì ai cũng bỏ trong túi một chai dầu Nhị Thiên Đường để phòng khi có sự cố xảy ra”.

Trầm ngâm một lát, bà kể tiếp: “Ngày trước những bệnh như cảm cúm được chữa bằng cạo gió, xoa dầu Nhị Thiên đường.

Tôi vẫn còn nhớ, có lần tôi bị ốm. Chị tôi quẹt một chút dầu vào đầu lưỡi của tôi rồi chị bôi tiếp xuống cuống họng đến sau ót. Chưa dừng lại, chị thoa dầu rồi chà xát mạnh ở vùng ngực, rồi sau lưng.

Trước kia, phía trước lầu 3 có 3 chữ Nhị Thiên Đường bằng tiếng Hoa. Nay đã bị chủ mới đục bỏ. (Ảnh: Nguyễn Minh Vũ)

Sau đó, chị bắt đầu xoa bóp. Bàn tay của chị xoa đến đâu thoải mái đến đó. Nhờ bàn tay của chị, nhờ sức nóng của dầu Nhị Thiên đường, bao nhiêu cảm cúm trong người như tan biến. Chị tiếp tục cạo gió cho tôi.

Đồng xu bằng bạc trong tay chị thoăn thoắt đi trên lưng tôi. Tôi lịm dần vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Sáng hôm sau tôi thức dậy. Mùi dầu Nhị Thiên đường còn tỏa khắp nhà. Trong người, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và khỏe hẳn”.

Nói đến dầu gió Nhị Thiên đường những người đứng tuổi không ai không biết. Hiện nay dầu này không còn sản xuất ở Việt Nam nữa nhưng dư âm của nó đến nay vẫn đọng lại.

Chiêu quảng cáo độc đáo

Để đưa được sản phẩm đến với mọi người, ông chủ Nhị Thiên Đường đã sử dụng một cách quảng cáo độc đáo.

Ngoài đăng quảng cáo trên báo, áp phích, ông chủ này còn nhờ các nhà trí thức trong đó có các nhà văn viết ra một bộ sách gọi là “Vệ sinh chỉ nam” với cả 3 ngôn ngữ là Việt, Hoa và Pháp.


Những chai dầu Nhị Thiên Đường (Ảnh tư liệu)

Mở cuốn sách bên trong đầy hình ảnh kèm theo những lời thuyết minh cho các loại thuốc, cao đơn hoàn tán. Bên cạnh các trang quảng cáo là những bài thơ, những đoạn văn thậm chí có những trích đoạn các tác phẩm nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Nghĩa hiệp kỳ duyên – vốn là những tiểu thuyết ăn khách lúc bấy giờ.

Lúc đầu, “Vệ sinh chỉ nam” chỉ để tặng, không bán. Nhưng sau đó, lượng người xin để đọc quá nhiều, buộc lòng ông chủ Nhị Thiên đường phải in thêm và bán với giá rất rẻ để thu hồi lại chi phí in ấn.

Cách quảng cáo của ông chủ Nhị Thiên đường đã có kết quả hơn cả mong đợi. Bên cạnh đó, văn chương chữ quốc ngữ bình dân có cơ hội phát triển cực kỳ phong phú và được phổ biến rộng khắp trong mọi tầng lớp dân chúng.

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 2

Tài liệu của các tác giả ngoại quốc viết về xứ Nam Kỳ trước thuộc địa Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Vua ngân hàng Sài Gòn xưa

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, không học hành, bằng cấp, nhưng ông Nguyễn Tấn Đời đã tự thân vươn lên giàu có, nổi tiếng với các biệt...

Tào khang chi thể là đạo trọng/Nghĩa kim bằng, bần tiện mạc vong

Tào khang chi thể là đạo trọng; Nghĩa kim bằng, bần tiện mạc vong. Xin cho biết xuất xứ và nguyên văn của hai câu trên. Có phải chữ “tào”...

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Người Hà Nội vốn chỉ quen với Ô Quan Chưởng, nhưng sử sách ghi xưa kia đô thị này từng có tới 21 cửa. Kiến trúc cửa ô phổ biến...

Tàu thuyền Trung Quốc dưới thời Gia Tĩnh triều Minh

Một tác phẩm của Trung Quốc tuy xa lạ đối với người Việt Nam, nhưng nếu nghe qua tên tác gỉả thì hầu như ai cũng biết. Tác phẩm có...

Lý giải Việt sử 4000 năm bằng khoa học

Tóm lược: Bài này đi từ các cứ liệu lịch sử cổ địa chất của vùng đồng bằng Bắc bộ, và suy luận với tư duy khoa học để loại...

Diện mạo thành Vinh một thế kỷ trước

Có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai, thành phố Vinh hầu như không còn mấy di tích cũ. Qua nhiều nghiên cứu, ông Phạm Xuân Cần...

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là...

Những chiếc xe Lam thời xưa

Vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, xe lam là một phương tiện rất thân quen đối với những người dân khắp mọi miền đất nước. Nó thường...

Buổi khai trương hoành tráng của Thương xá Tax sang trọng đầu tiên của Sài Gòn

Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp vào năm 1924 có bài tường thuật về buổi khai trương đầy những từ ngữ ca tụng về thương xá sang trọng đầu...

Vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940

Khám phá nét độc đáo của vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940 qua loạt ảnh do người Pháp thực hiện. Xe bán bánh của người Hoa trên đường...

Exit mobile version