Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn từ xưa đến nay được cho là mang tên 5 bà vợ của Lãnh Binh Thăng – người được dân gian gọi là Ông Lãnh.

Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)… là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.

Học giả Trương Vĩnh Ký, một trong 18 nhà bác học thế giới thế kỷ 19 cho rằng, Ông Lãnh là vị lãnh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ. Còn 5 người phụ nữ được đặt tên chợ ở Sài Gòn vốn là các bà vợ của ông. Những vị quan đa thê thời xưa thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc nên vị lãnh binh đã lập 5 chợ ở khu vực khác nhau, giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các bà đụng mặt nhau, đồng thời chuyên tâm làm kinh tế.

Lãnh binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm thành Gia Định. Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công tiếp tục chống Pháp.

Năm 1866, tướng Thăng tử trận ở Gò Công, được đưa về an táng tại quê nhà. Hiện, ông được thờ với vị Thành Hoàng và đức Trần Hưng Đạo ở đình Nhơn Hòa, đường Cô Giang (quận 1). Ngôi đình gần cây cầu và chợ mang tên ông. Ngoài ra, tên Lãnh Binh Thăng cũng được đặt cho một con đường tại quận 11.

Về cây cầu mang tên Ông Lãnh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định “chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác”. Cây cầu này đầu tiên (nối đại lộ Đông Tây ngày nay) bắc qua một con rạch nhỏ. Khi rạch bị lấp, cây cầu mới nối bến Chương Dương (quận 1) và Bến Vân Đồn (quận 4).

Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này, mang tên chợ Cầu Ông Lãnh. Nơi đây tàu ghe tấp nập từ miền Tây theo sông Sài Gòn vào kênh Tàu Hủ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán tạp hóa.

Năm 1971, chợ bị hỏa hoạn lớn thiêu rụi hoàn toàn, sau đó dần phát triển lại. 28 năm sau, chợ lại bị cháy lớn, thiêu rụi hơn 200 căn nhà. Từ đó, tiểu thương chuyển sang buôn bán nơi khác, chợ Cầu Ông Lãnh dần biến mất. Ngày nay, chợ Cầu Ông Lãnh vẫn còn buôn bán nhưng quy mô rất nhỏ nằm trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1).

Trong các chợ do vợ của ông Lãnh quản lý, Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ xổm, năm 1942, chợ được xây lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh. Năm 1987, chợ được nâng cấp, sửa chữa. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh doanh khoảng 40 mặt hàng.

Cố nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là “nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên”.

Chợ nổi tiếng thứ hai đồng thời gắn với nhiều địa danh ở Sài Gòn là Bà Điểm. Chợ thuộc xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, nơi có 18 thôn vườn trầu nổi tiếng. Theo Trương Vĩnh Ký, chợ Bà Điểm bán nhiều mặt hàng nhưng nổi tiếng nhất là trầu cau có độ ngon nức tiếng được trồng ngay tại vùng.

Trong năm ngôi chợ, năm 1978, chợ Bà Quẹo được đổi tên thành Võ Thành Trang, nằm trên đường Trường Chinh thuộc phường 14 (quận Tân Bình). Tuy đổi tên nhưng phần lớn người dân vẫn gọi bằng cái tên dân dã “Bà Quẹo”. Đây vốn là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An…

Tuy nhiên trong cuốn “Sài Gòn năm xưa”, học giả Vương Hồng Sển lại cho rằng nên thận trọng khi cho “Ông Lãnh” và “Bà Chiểu”, Bà Điểm”, “Bà Hom”, “Bà Hạt”, “Bà Quẹo” là vợ chồng.

Bởi theo ông, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Chiểu có thể là người đầu tiên buôn bán tại các chợ này, sau lấy tên đặt cho chợ. Giống như chợ Bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình), do người đàn bà tên Hoa đã hiến đất xây chợ và là người đầu tiên buôn bán nên người ta lấy tên bà đặt cho ngôi chợ.

Lý giải về Bà Hom, có sách chép rằng do Bàu Hom (bàu ngâm hom tre) nói chệch thành. Còn tên Bà Quẹo cũng đọc chệch từ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo vì khu này có một khúc quẹo rất rõ. Từ quẹo vốn cũng được đặt cho nhiều địa danh như Cống Quẹo ở xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) hay lộ Quẹo tại huyện Cần Giờ.

Ở Sài Gòn, còn nhiều tên người được gắn cho địa danh như ở quận Bình Thạnh có cầu, chợ và kênh mang tên Thị Nghè. Người này vốn tên Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết rằng, “do có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là Thị Nghè. Do bà khai hoang đất ở, bắc cầu để tiện việc đi lại, nên dân gọi là kênh, cầu Thị Nghè”.

Ngoài ra, thành phố còn nhiều tên gọi mang tên ông, bà khác như Ông Tố, Ông Bổn, Bà Lài, Bà Tàng, Bà Chiêm…

Văn chương ích gì cho cuộc sống hôm nay?

Ngồi trên xe buýt đọc cuốn sách giới thiệu các bài tập thực hành theo phương pháp Shichida của Nhật thấy có nói đến chuyện cha mẹ Nhật đọc “Luận...

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam,...

Dã tâm của tiếp viên karaoke có hai người tình

Bị người tình là doanh nhân Hong Kong bắt cắt đứt với người tình thứ hai, Thiệu Miêu Miêu đưa ra lựa chọn và lên kế hoạch độc ác. Ngày...

Hồ Biểu Chánh và chút tình Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đất Lục Tỉnh ta là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ, của các thể loại thơ, tiểu thuyết, văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu...

Bốn nỗi oan của Triệu Đà

Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Đà. Oan không phải vì những gì Triệu Đà đã làm,...

Mục sở thị Ấn vàng và Chiếu vua ngày trước

Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" Tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827. Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được...

Ảnh hiếm về cuộc sống người Hoa ở Sài Gòn năm 1961

Cuộc sống đời thường của người Hoa ở khu vực chợ Lớn đã được nhiếp ảnh gia Pháp Jack Garofalo ghi lại vào năm 1961. Jack Garofalo (1923 – 2004),...

Vì sao khi ăn đồ quá lạnh lại bị “buốt váng đầu”

Bạn đã bao giờ làm một hơi đá bào, kem hoặc nước lạnh, để rồi thấy não bộ buốt lạnh chưa? Kem là món ăn vặt tuyệt vời nhất trong...

Tại sao lại gọi là “Tẩy” đá?

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe người nào đó xin kèm một “tẩy” khi gọi nước chưa? “Tẩy” này có phải ‘tẩy bút chì”, “tẩy chay” không nhỉ?...

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui...

Cầu Long Biên và những thông tin cần đính chính

Ngày 14-12-2022, phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã khai mạc triển lãm “CẦU LONG BIÊN -...

Tiếng rao hàng ở Việt Nam thời Pháp thuộc

Những tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác...

Exit mobile version