Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đọc lại bài thơ “Trang Sử Cũ” – Bài học thuộc lòng một thuở

Nhắc đến bài thơ “Trang sử cũ” chắc trong chúng ta không có mấy người biết. Vì bài này được in trong sách Quốc văn toàn tập lớp Nhất (tức lớp 5 bây giờ) thời kỳ trước năm 1960 ở miền nam Việt Nam. Đây là bài học thuộc lòng mà học sinh ở Miền Nam thời ấy nếu đã học qua thì không ai không nhớ.

Bài thơ đã cho chúng ta ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam từ khi con người được sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ, các vua Hùng lập quốc đến thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, các thời vua Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và dừng lại ở phong trào Việt Nam Quang Phục Hội. Đọc bài thơ này ta thấy lịch sử Việt Nam như hiển hiện trước mắt ta hết đời này đến đời khác, với bề dày lịch sử 4000 năm luôn anh dũng kiên cường trong chiến đấu chống kè thù, luôn cần cù lao động trong xây dựng đất nước. Ngày nay dù nhiều năm đã đi qua nhưng khi đọc lại bài thơ ta vẫn thấy cái hay, cái đẹp, cái oai hùng, cái vĩ đại của dân tộc Việt Nam và tự hào cho lịch sử Việt Nam.

Trang Sử Cũ

Nhớ từ thuở Lạc Long Quân dựng nước
Cùng Âu Cơ thành lập họ Hồng Bàng
Mười tám đời kế tiếp ở Văn Lang
Danh Phù Đổng Thiên vương Truyền Hậu thế
Nước Âu Lạc theo Loa thành đổ bể
Gươm Lữ Gia còn vấy máu Ai vương
Trải ngàn năm Bắc thuộc chịu đau thương
Dân tộc Việt đã nhiều phen quật khởi
Hai Bà Trưng Đất Mê Linh thắng lợi

Mấy đời sau thêm Nữ tướng Nhụy Kiều
Từ Cửu chân vùng dậy cởi voi theo
Lý Nam Đế trao quyền cho họ Triệu
Đầm Dạ Trạch lừng danh nơi hiểm yếu
Mai Thúc Loan rồi kế tới Phùng Hưng
Đất Giao Châu danh Khúc Hạo vang lừng
Dương Diện Nghệ đắp xây nền tự chủ
Nhờ Ngô Quyền Bạch Đằng giang bất tử
Thành mồ chôn quân Nam Hán hung tàn

Sau nhà Đinh, Quan Thập Đạo Lê Hoàn
Đã phá Tống bắt giết Hầu Nhân Bảo
Lý Thường Kiệt tiến quân như vũ bão
Hạ Khâm, Liêm rồi vây hảm Ung châu
Hội nghị Diên Hồng tính kế cùng nhau
Phá Mông Cổ đã có Trần Quốc Tuấn
Cuộc chiến đấu trải 10 năm lận đận
Bình Định Vương trút kiếm ở Lam Sơn
Gươm Quang Trung đã trút hết căm hờn
Lên hàng chục vạn quân Tôn Sĩ Nghị
Cuộc chiến đấu lâu dài không phút nghĩ
Lại vẫn còn tiếp tục tới gần đây

Khi bắt đầu va chạm với phương Tây
Gò công nhớ Phó Lãnh binh Trương Định
Tri huyện Toại, Thiên Hộ Dương thống lĩnh
Đồng Tháp Mười là căn cứ nghĩa quân
Vùng Tân An lại có Thủ Khoa Huân
Họp dân chúng ở Hóc Môn, Bà Điểm
Nguyễn Tri Phương với tinh thần quyết chiến
Xé bông băng nhịn đói chết theo thành

Tiếp theo sau Hoàng Diệu cũng lừng danh
Khi tuẩn tiết phía sau lăng Võ Miếu
Hịch Cần Vương vua Hàm Nghi Xuống chiếu
Núi Vụ Quang nổi bật bóng Đình Phùng
Lũy Ba Đình Đinh Công Tráng tận trung
Khu Bãi Sậy còn lưu danh Tán Thuật
Rừng Yên Thế khiến sài lang mất mật
Khi nghe tin Đề Thám họ Hoàng Hoa
Phong trào Duy Tân lan khắp gần xa
Hưởng ứng có Sào Nam, Tăng Bạt Hổ

Sau Tây Hồ, Lương Ngọc Can cổ vũ
Đặng Kinh Luân, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền
Lập Đông kinh Nghĩa thục để tuyên truyền
Tiếp theo đó là Thái Nguyên Khởi Nghĩa
Phạm Hồng Thái liều thân nơi khách địa
Lửa Lâm Thao Yên Bái cũng vùng lên
Mười ba nhà liệt sĩ đã hiên ngang
Nhìn máy chém hô Việt Nam độc lập
Phục quốc quân miền Lạng Sơn bất khuất

Còn biết bao nhiêu liệt sĩ  anh hùng
Đã ra tay chống kẻ thù chung
Quyết chiến đấu để dành quyền tự chủ
Máu đỗ, đầu rơi, gươm vung, đạn rú
Cũng không hề lay chuyển nổi tinh thần
Lòng hy sinh dũng cảm của toàn dân.

Văn hoá dòng tộc Việt Nam

Dòng họ là một hiện tượng lịch sử – văn hóa mang tính phổ quát, xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi nền...

Thiệp cưới xưa và nay

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt lớn. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển công nghệ sản xuất và công nghệ...

Nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

Sài Gòn và những công trình đầu tiên

Sài Gòn – thành phố không bao giờ ngủ, hòn ngọc của Viễn Đông – với lịch sử 300 năm, những công cuộc di dân, khai hoang mở đất, phát triển...

Văn hóa miền Nam nước Việt hay văn hóa Đồng Nai Cửu Long?

Nghiên cứu và viết về văn hóa xã hội vùng này từ trước tới giờ đã có nhiều người làm, khởi từ Trịnh Hoài Đức đến Sơn Nam, Nguyễn Đình...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P2)

Phần 2 3- Cầu trên rạch phiá Nam - rạch Bến Nghé, Kinh Bãi Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ Sông Sài Gòn (Bến Nghé) chạy qua  quận 1 thành phố Sài Gòn...

Phiếm Luận Về Ma

Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết...

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ...

Bạn có biết ý nghĩa của những lá bài J – Q – K trong bộ bài Tây?

Trong bộ bài Tây, các quân "J, Q, K” bao gồm 12 quân bài tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Nếu như mỗi một loại chất có 13 quân...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 2)

Phần 2: Trần Phong Sắc  (1878-????) dịch giả các truyện tàu Vào đầu thế kỷ 20, ở Nam Kỳ có 3 dịch giả truyện Tàu cùng tên Sắt: người thứ nhứt là Tân...

Ngôn ngữ Sài Gòn: những từ vay mượn từ tiếng Pháp

Sang đến thời kỳ “một trăm năm đô hộ giặc Tây”. Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc địa của Pháp. Cũng vì thế,...

Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?

Hồi mới tiếp quản thủ đô (1954) chúng tôi đã chứng kiến nhiều đám tang rất nghiêm túc, trật tự. Mọi người đi đường đều tự giác tuân thủ kỷ...

Exit mobile version