Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hãng hàng không đầu tiên của Việt Nạm – Air Viet Nam

Ngày 15/10/1951 đánh dấu cột mốc lịch sử hàng không Việt Nam khi Air Viet Nam chính thức khánh thành và đi vào hoạt động với những chuyến bay đầu tiên được cất cánh.

Hãng hàng không đầu tiên Air Viet Nam ra đời

Trước đó vào ngày 8/6/1951, Công ty Việt Nam Hàng không, tức Air Việt Nam được thành lập. Đây là công ty hàng không đầu tiên của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giao thương hàng không suốt đến năm 1975.

Người ký quyết định thành là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại với số vốn 18 triệu đồng bạc Đông Dương (tương đương với 306 triệu franc Pháp lúc bấy giờ). Trong đó Chính phủ Quốc gia Việt Nam góp 50%, Hãng Air France góp 33,5%, Vận tải hàng không Ðông Dương (SITA) góp 11%, Vận tải biển (Messageries maritimes) góp 4,5%, Hiệp hội hàng không vận tải (Union aéronautique des transports) góp 0,5%, và Aigle Azur Indochine góp 0,5% vốn.

Giai đoạn đầu chỉ có 5 chiếc Cessna 170, các tuyến bay có: Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Ban Mê Thuột.

Tối 22/10/1953 tại tòa nhà 36 đại lộ Gia Long diễn ra lễ mừng 2 năm Air Viet Nam đi vào hoạt động. Giám đốc Lý Công Trinh tự hào kể lại hành trình 2 năm hoạt động của Air Viet Nam:

“Hội sở chúng tôi đặt tại Sài Gòn, nhưng chúng tôi đã tổ chức nhiều chi nhánh và đại lý ở tất cả thị trấn được các con đường hàng không của chúng tôi nối liền.”

“Tổng số nhơn viên của chúng tôi gồm có trên 700 người, trong đó người Pháp và người Việt cộng tác chặt chẽ với nhau.”

“Trong năm thứ nhì (từ 15-10-1952 đến 15-10-1953), các phi cơ của chúng tôi đã bay được 16.000 giờ, sánh với 14.000 giờ trong năm thứ nhất. Suốt trong 16.000 giờ đó, chúng tôi chuyển vận được 120.000 hành khách, sánh với 105.000 hành khách trong năm thứ nhất.

Chúng tôi cũng chở được 8.600 tấn hàng hóa, sánh với 6.160 tấn trong năm thứ nhất; 750 tấn thơ từ, sánh với 600 tấn trong năm thứ nhất. Như thế, sự tiến bộ có thể tiêu biểu bằng tỉ lệ từ 15% đến 25%”.

Máy bay DC-3 hãng Air Viet Nam và hành khách năm 1961 ở phi trường Phú Quốc. (Ảnh từ Wikipedia)

Bên cạnh Air Viet Nam, vào năm 1951 còn có một hãng hàng không khác của tư nhân cũng xin phép được hoạt động.

Mong muốn lập hãng hàng không thứ hai không thành

Vào thời điểm năm 1951 trước khi Air Viet Nam ra đời có một nhóm doanh nhân 5 người đã có kinh nghiệm trong việc vận tải hàng không của người Việt. Đó là các ông Nguyễn Bá Vạng, Nguyễn Châu, La Đông Toan, Đặng Vi và Pháp kiều Aroulanda. 5 người này là chủ của Việt Nam Hàng không vận tải đại lý cuộc (ATAVINA) chuyên bán vé hành khách, hàng hóa và lo việc thuê máy bay khi có nhu cầu.

Vào thời điểm này ATAVINA phát đạt đến nỗi nhiều lúc các hãng máy bay cũng không đủ máy bay để cho công ty này thuê phục vụ khách hàng. Vì thế 5 doanh nhân cũng là chủ của Công ty này xin được lập một Hãng Hàng không có máy bay riêng để phục vụ khách hàng.

Ngày 19/4/1951 họ trình nguyện thư đến Quốc trưởng Bảo Đại như sau:

“Tâu Hoàng thượng,

Chúng tôi kính cẩn tự giới thiệu một nhóm người Việt Nam đã từng làm việc hàng không. Từ đầu năm 1950, chúng tôi chủ trương một ngành hàng không thương mại đề hiệu Việt Nam Hàng không vận tải đại lý cuộc (ATAVINA).

Mục đích là mướn máy bay, đại diện tất cả các hãng hàng không trong xứ và lo tổ chức các cuộc du lịch.

Từ ngày mở cửa, hội chúng tôi càng ngày càng phát đạt, cho đến đỗi lắm khi chúng tôi phải từ chối nhận hàng hóa và hành khách vì các hãng máy bay không có đủ máy bay cho chúng tôi thuê.

Chúng tôi thấy không thể ở mãi trong phạm vi chật hẹp hiện thời nữa, cần phải khuếch trương theo trào lưu tiến triển trong xứ.

Nên chúng tôi có ý định xin lập một hội hàng không hoàn toàn Việt Nam có máy bay để sử dụng. Vì được quen biết nhiều nhà chuyên môn mẫn cán, chúng tôi tưởng có thể dùng toàn người Việt Nam, chỉ trừ phi công phải tạm dùng người Pháp cho đến ngày nào có thể thay thế được.

Chúng tôi dám chắc, nếu chúng tôi có máy bay trong tay, sự phát đạt mỗi ngày một thêm lên là dĩ nhiên.

Dự tính chúng tôi là thế đó. Nhưng chúng tôi sẽ không làm gì nên, nếu Hoàng thượng không giúp đỡ chúng tôi trong lúc khởi đầu. Vậy chúng tôi kính cẩn mời Hoàng thượng hạ cố nhận chức chủ tọa vinh dự của hội chúng tôi và mua giúp chúng tôi những cổ phần tùy thích Hoàng thượng.

Chúng tôi ước mong Hoàng thượng cho chúng tôi tiếp kiến một lần để giãi bày một cách tường tận công việc hữu ích cho tương lai hàng không nước Việt Nam”.

Lá thư này được chuyển qua Phủ Thủ tướng. Ngày 5/7/1951, ông Vương Quang Nhương, tổng trưởng phụ tá thủ tướng, gửi công văn trả lời không đồng ý với lý do như sau:

“Hoạt động chánh của ATAVINA là môi giới cho các hãng vận tải hàng không tại Sài Gòn, như lãnh bán giấy hành khách hoặc thuê máy bay. Như thế thì ATAVINA chỉ là một hội thương mại, chớ không phải là hội vận tải, vì trách nhiệm về hành khách và hàng hóa vẫn do các chủ hãng tàu bay đảm nhiệm.

Nay hội có ý định đổi thành hội hàng không hoàn toàn Việt Nam và sẽ sắm tàu bay riêng, tưởng sự trù tính này là hơi sớm, nhứt là giữa lúc hội hàng không Air Việt Nam sắp hoạt động, chiếu theo hiệp ước vừa ký kết”.

Air Viet Nam phát triển

Ngay sau khi hoạt động (10/1951), Air Viet Nam trở thành hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam. Đến tháng 9/1956 mới xuất hiện hãng hàng không thứ hai là Hàng không Dân dụng Việt Nam là Vietnam Civil Aviation (Việt Nam Airlines ngày nay). Sau này cùng với việc mở rộng và nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, Air Viet Nam cũng có thểm nhiều máy bay lớn khác như DC6, Caravelle, Boeing 707.

Không chỉ có tuyến bay trong nước, Air Viet Nam cũng có các tuyến bay quốc tế đến Bangkok (Thái Lan), Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Hồng Kông, Singapore, Manila (Philippines), Nhật Bản.

Nếu như trong những năm đầu, lưu lượng hành khách mỗi năm khoảng 50.000, thì năm 1959 hãng đã vượt mốc 500.000, năm 1968 vượt mốc 1 triệu, đến năm 1969 thì đã vượt mốc 1,5 triệu.

Hành khách xuống máy bay Air Viet Nam tại một phi trường quốc nội, 1972. (Ảnh từ Wikipedia)

Năm 1967, Air Viet Nam mua 2 chiếc máy bay Boeing 727 của Pan American World Airways với giá 1,440 tỉ đồng (tương đương 13,053 triệu USD). Đây là loại máy bay thương mại hiện đại bậc nhất của Boeing vào thời điểm đó và là niềm mơ ước của nhiều hãng hàng không và phi công.

Năm 1968, Việt Nam Cộng Hòa đã nâng số vốn của mình lên 75%, trong khi phía Pháp giảm xuống còn 25%.

Từ năm 1970, Air Viet Nam tăng thêm một số máy bay cánh quạt DC3, DC4 nhằm phục vụ vận chuyển cự ly gần các tỉnh liền kề.

Năm 1974 có 16 máy bay chuyên chở hàng hóa (chủ yếu là rau tươi) từ Đà Lạt về Sài Gòn.

Air Viet Nam có hai văn phòng, một ở 116 Đại lộ Nguyễn Huệ và văn phòng thứ hai ở 13-bis Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Sang thập niên 1970 văn phòng trên Đại lộ Nguyễn Huệ chỉ dùng làm nơi giao dịch bán vé còn trụ sở chính chuyển về đường Phan Đình Phùng và Đinh Tiên Hoàng khu Đakao, Sài Gòn.

Trần Hưng

Bánh lọt Cần Thơ ở Sài Gòn

Mỗi ngày anh bán bánh lọt đi qua nhà tôi hai lần. Tôi thấy anh chàng cao to trắng trẻo, nét mặt có vẻ chân tình và cũng còn phưởng...

Tánh tài tử trong con người Nam kỳ

Hán văn, chữ 才子 (tài tử) là học trò giỏi, sau hiểu là những bực kỳ tài trong thiên hạ. Đờn ca tài tử Nam Kỳ có những vị tổ rất “lãng...

Vẻ đẹp đặc biệt của Hà Nội qua những gánh hàng rong nhìn từ trên cao

Nữ nhiếp ảnh gia Hà Lan Loes Heerink đang ấp ủ dự tính xuất một quyển sách ảnh về những xe hàng rong đầy chất thơ mà cô chụp được...

Lăng mộ đá tuyệt đẹp của quốc trượng vua Bảo Đại ở Đà Lạt

Lăng đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào – cha của Nam Phương Hoàng Hậu, đã nằm trong tình trạng hoang phế suốt nhiều năm qua. Lăng Nguyễn Hữu Hào được...

Nước Pháp và Đông Dương (1886)

Augustine Heard Lời người dịch: Bài viết được dịch dưới đây xuất hiện trên tạp chí The Century, A Popular Century, Volume 32, số 3, xuất bản tại New York...

Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam

Án sát : Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở...

Tản mạn về chiếc Áo

Ai cũng biết cái áo là vật để che thân. Không biết nó xuất hiện từ lúc  nào, nhưng kể từ khi con người biết tìm cái gì đó để che...

Tiền nạp theo (hay treo) là gì?

Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất...

Thời trang của phụ nữ Sài Gòn thế kỷ XX

Vào đầu thế kỷ 20, y phục chính của phụ nữ đất Sài Gòn là tà áo dài nền nã, kín đáo đi kèm với các món trang sức tinh...

Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, để ghi tiếng Việt chúng ta có hai thứ chữ viết, chữ nôm và chữ quốc ngữ : - chữ nôm là chữ viết được hình thành dựa theo chữ...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 21

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Vua Gia Long đối với hủ tục và tệ mê tín

Trong những năm đầu sau khi lên ngôi của vua Gia Long (1802-1820), cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, các vấn nạn về hủ tục và mê...

Exit mobile version