Một chuyên gia toán học cho rằng danh hiệu người phụ nữ sống thọ nhất thế giới Jeanne Calment có rất nhiều nghi vấn

Cụ bà Jeanne Calment người Pháp được sinh ra ở Arles, Provence vào năm 1875, vào thời điểm đó, tuổi thọ một người phụ nữ bình thường rơi vào khoảng 48 tuổi.

Theo ghi chép, bà Jeanne qua đời năm 1997, thọ 122 tuổi 164 ngày, giữ kỷ lục người sống thọ nhất thế giới cho đến tận bây giờ. Với người dân Pháp, bà là một nữ anh hùng dân tộc – được tôn sùng về trẻ trung với làn da mịn màng và tuổi thọ vô song.

Sống một khoảng thời gian đáng kinh ngạc, bà đã chứng kiến tháp Eiffel đang được xây dựng, gặp Vincent van Gogh, sau đó dành cả tuổi trẻ để chơi piano, trượt patin, săn lợn rừng, đấu kiếm vào những năm 80. Về già, bà còn là chủ đề của một bộ phim vì sức khỏe đáng kinh ngạc.

Thế nhưng gần đây, một nhà toán học người Nga là Nikolai Zak không bị thuyết phục bởi câu chuyện này. Ông đã công khai quá trình phân tích tiểu sử của bà Jeanne Calment dựa trên các cuộc phỏng vấn và những người chứng kiến thời điểm đó tại thành phố Arles, Pháp. Cuối cùng ông đưa ra kết luận rằng con gái của Jeanne là bà Yvonne đã mạo danh, tiếp tục sống cuộc đời của mẹ mình cho tới khi được công nhận là người phụ nữ sống lâu nhất thế giới.

Jeanne Calment sinh năm 1875, tại Arles, Provence, Pháp, là người phụ nữ sống thọ nhất thế giới khi thọ 122 tuổi.

Jeanne Calment sinh năm 1875, tại Arles, Provence, Pháp, là người phụ nữ sống thọ nhất thế giới khi thọ 122 tuổi.

Theo hồ sơ của thành phố, Yvonne đã chết bệnh viêm màng phổi ở tuổi 36. Thế nhưng theo Zak, sự thật không phải như vậy. Cáo buộc này đã gây ra làn sóng tranh cãi và phẫn nộ lớn ở Pháp, bởi bà cụ Jeanne là niềm tự hào của họ.

Để bảo vệ luận điểm của mình, Zak nhấn mạnh rằng bà Jeanne không chỉ quá trẻ trung so với tuổi 122, mà bà còn có quá nhiều mâu thuẫn trong những câu chuyện cuộc đời.

Điển hình, ông cho rằng màu mắt của bà trong những bức ảnh trước kia đã chuyển từ màu trầm sang màu xanh một cách kì lạ. Không những vậy, làn da của bà vô cùng láng mịn, chiều cao cũng không hề thay đổi từ lúc trẻ cho tới bây giờ, dù ảnh hưởng bởi tuổi tác.

Các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi làm thế nào mà bà có thể khỏe mạnh, minh mẫn dù tuổi cao đến vậy. Ngay cả ở tuổi 90, bà Jeanner vẫn có vóc dáng thon gọn. Khi bước vào thế kỷ mới, cụ bà vẫn đạp xe khắp nơi trong những bộ đồ cắt may và yêu thích những đôi giày cao gót.

Hơn nữa chữ ‘J’ trong chữ ký của bà đã thay đổi đáng kể từ thời trẻ, điều này có thể chứng minh được con gái đã mạo danh chữ kí, và thậm chí người này còn thường xuyên nhầm lẫn giữa danh xưng của “chồng” và “cha” khi kể về hồi ức gặp gỡ Van Gogh năm 1888.

Về nguyên nhân hai mẹ con tráo đổi thân phận, nhà toán học cho rằng nếu mạo danh mẹ ruột, bà Yvonne có thể tránh được khoản thuế kế thừa lên tới 35%. Nếu đây là sự thật, đồng nghĩa với việc người phụ nữ chết năm 1934 thực tế là bà Jeanne, khi đó 60 tuổi.

Một nhà toán học người Nga cáo buộc người cao tuổi qua đời năm 1997 không phải cụ bà Jeanne mà là con gái Yvonne (trái).

Một nhà toán học người Nga cáo buộc người cao tuổi qua đời năm 1997 không phải cụ bà Jeanne mà là con gái Yvonne (trái).

Lời giải thích càng thuyết phục khi tất cả các giấy tờ và hình ảnh gia đình bà Jeanne đều bị đốt cháy vào năm 1994, khi các quan chức của Arles yêu cầu đưa chúng vào tài liệu lưu trữ của thành phố.

Vì cụ Jeanne và con gái đều đã qua đời nên hiện tại rất khó xác định giả thuyết của nhà toán học Zak là đúng hay sai. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có ai phá được kỉ lục sống thọ 122 tuổi của cụ bà người Pháp nói trên. Người có tuổi thọ lớn thứ 2 trên thế giới đang được ghi nhận là một cụ bà tại Mỹ tên Sarah Knauss, qua đời năm 1999, thọ 119 tuổi.