Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khách sạn Dalat Palace: Minh chứng sống của một thời đã qua

Khách sạn Dalat Palace là một minh chứng sống của một kỷ nguyên đã qua. Được xây dựng theo yêu cầu của Toàn Quyền Pháp, khách sạn khánh thành vào năm 1922. Trải qua quá trình trùng tu toàn diện vào năm 1993, khách sạn được mở cửa lại năm 1995. Phong cách kiến trúc nơi đây vẫn giữ nguyên vẻ tráng lệ và dáng dấp lịch sử.

Lịch sử của Khu Nghỉ Dưỡng đầu tiên của Đà Lạt xoay quanh khách sạn từng được mang tên “Hotel Du Lang Bian” hay “Lang Bian Palace Hotel”.

Không lâu sau khi Bác Sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra Đà Lạt vào năm 1893, người Pháp quyết định thành lập một khu Nghỉ Dưỡng trên cao nguyên Lang Bian.

Khách sạn Dalat Palace: Minh chứng sống của một thời đã qua

Khi việc kiến thiết thành phố bắt đầu vào năm 1905, nhu cầu có một khách sạn Hạng Nhất hay “Palace Hotel” như người Pháp đặt tên là cần thiết để thu hút tầng lớp thượng lưu Sài Gòn. Kiến trúc, phong cách và khái niệm của khách sạn này đã được quyết định trước Chiến Tranh Thế Giới Thứ I và dự tính khởi công vào năm 1914. Công trình bị trì hoãn và bắt đầu vào năm 1916. Khách sạn Lang Bian Palace mở cửa vào năm 1922, là tòa nhà lớn nhất khu vực lúc bây giờ, vị trí lý tưởng nhìn xuống mặt hồ nhân tạo, đối diện với khu đất sẽ được dành để xây dựng sân gôn.

Thành phố Đà Lạt thật sự được phát triển xung quanh khách sạn. Nơi đây có rất nhiều ngôi nhà được dựng bằng gỗ rất giống những căn nhà gỗ ở miền núi An-pơ Thụy Sĩ. Cũng có rất nhiều biệt thự lớn do các quan chức Pháp xây dựng vào những năm đầu thế kỷ.

Khách sạn được tân trang lại lần đầu tiên vào năm 1942, khi Đà Lạt được dự tính trở thành thủ phủ của Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Campuchia và Lào. Lúc đó nó được tân trang theo phong cách Art Deco hiện đại thịnh hành vào những năm cuối 1930.

Khách sạn vẫn tiếp tục mở cửa cho đến hôm nay, trải qua các cuộc chiến tranh và các thời kỳ biến động. Lần trùng tu cuối cùng diễn ra vào những năm đầu 1990 nhằm khôi phục lại dáng vẻ huy hoàng của phong cách thời Victoria mà bạn có thể nhìn thấy hôm nay tại Dalat Palace Heritage Hotel.

Khach san Dalat Palace ngày nay.

Chuyện về nghề thầy bói ở Sài Gòn trước 1975

Trước năm 1975 đội ngũ thầy bói hành nghề ở Sài Gòn rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới...

Thiết tha là gì?

“Thiết tha ” là gì ? Là từ gốc Hán viết là 切 磋 , trong đó: thiết là cắt; tha là mài. Từ này xuất phát từ bài thơ...

Sài Gòn năm 1963 qua ảnh của Anthony Larusso

Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1963 qua loạt ảnh do cựu binh Mỹ Anthony Larusso thực hiện. Một góc đại lộ Nguyễn Huệ,...

Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ?

Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ...

Điều thú vị về logo của các hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới

Đằng những logo của các hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới như Toyota, Mitsubishi, Rolls Royce… là một quá trình phát triển dài cùng với những câu chuyện...

Phong tục về Tang Ma

Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan...

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Theo dõi cuộc khảo cứu Văn hóa Óc Eo

Ngày 18 tháng mười hai năm 2012, cô Béatrice Wisniewski bảo vệ ở Nhà Á Đông, 22, Đại lộ Président Wilson, Paris 16, một luận án tiến sĩ về khảo...

Giải mã diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Nguồn gốc câu “Lạy ông tôi ở bụi này”

“Lạy ông tôi ở bụi này” hay “lạy ông con ở bụi này”, “lạy thầy con ở bụi này” là một thành ngữ rất quen thuộc, dùng để nói về...

Bìa báo xuân nửa thế kỷ trước

Những người sống ở Sài Gòn cách nay trên dưới nửa thế kỷ đều nhớ tranh của họa sĩ Lê Ngọc Trung tức Lê Trung. Lê Trung chuyên vẽ tranh...

Như Quỳnh và “Người Tình Mùa Đông” một thời làm 8x, 9x mê mẩn

Mỗi mùa Giáng Sinh, trong vô số những bài hát được yêu thích và mở đi mở lại, có lẽ Người tình mùa đông phiên bản của một Như Quỳnh...

Exit mobile version