Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lãnh giấy phạt vì mặc… bikini đi tắm biển

Một sĩ quan cảnh sát đã phạt một phụ nữ vì cô mặc bikini đi dạo trên bãi biển nước Ý, năm 1957.

Bị phạt vì mặc bikini đi dạo biển? Những tưởng trong các cuộc thi tìm kiếm hoa hậu thế giới hay những cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp của chân dài, không thể thiếu phần các thí sinh mặc bikini đọ dáng, khoe đường cong với nhau thì… Vào những năm đầu tiên khi bộ bikini ra đời, nó đã từng bị phản đối kịch liệt. Chuyện nghe tưởng chừng như phi lý đó lại là sự thật, vào khoảng những năm 1946, bộ đồ tắm bikini đã đồng hành cùng những thăm trầm của phụ nữ ngày xưa.

Lãnh giấy phạt vì mặc... bikini đi tắm biển: Chuyện thật như đùa của những năm 1950
Ngày 5 tháng 7 năm 1946, nhà thiết kế Pháp Louis Réard cho ra đời bộ áo tắm siêu nhỏ lạ mắt gây nhiều tranh cãi. Ông đặt tên cho bộ đồ tắm là Bikini, dựa theo tên của hòn đảo Bikini Atoll – nơi tiến hành các cuộc thử hạt nhân của Mỹ.
Lãnh giấy phạt vì mặc... bikini đi tắm biển: Chuyện thật như đùa của những năm 1950
Ngày 5/7/1946, vũ nữ thoát y Michele Bernardini là người duy nhất nhận lời mời chụp hình sản phẩm của nhà thiết kế người Pháp. Sau đó cô nhận không ít chỉ trích vì đã mặc bộ bikini 2 mảnh này.

Nói thêm một chút về lịch sử ra đời của bộ bikini đầu tiên. Sau khi nhà thiết kế thời trang người Pháp Louis Réard tiếp quản cửa hàng buôn bán đồ lót của mẹ vào năm 1940, cũng trong thời kỳ này, bộ đồ lót “một mảnh” dần tách thành “hai mảnh” để tiết kiệm vải vì Thế chiến II nổ ra nên mọi thứ đều khá khan hiếm. Ông cũng để ý thấy trên biển, nhiều phụ nữ chật vật với bộ đồ bơi một mảnh, họ muốn phần cơ thể của mình được tắm nắng nhiều hơn và do đó mà bikini hai mảnh ra đời. Tuy nhiên một bộ đồ bơi hai mảnh quá “kiệm vải”, “bé tí xíu” đến mức có thể nhét vừa một chiếc hộp nhỏ này bị người dân “ném đá” không thương tiếc.

Mặc dù bikini hai mảnh là sản phẩm thành công của nhà thiết kế người Pháp nhưng vào thời điểm đó phụ nữ trên toàn cầu vẫn chưa quen được với trang phục thời trang mang tính đột phá này, họ vẫn quen mặc bộ đồ tắm một mảnh truyền thống, công việc buôn bán bikini của Réard phải dừng lại. Ông quay trở lại nghề thiết kế và bán những bộ đồ lót truyền thống. Bản thân ông vẫn vững tin rằng bộ bikini hai mảnh này của ông sẽ là sản phẩm duy nhất có thể lột tả được hết vẻ đẹp của người phụ nữ. Trên tạp chí thời trang Modern Girl Magazine vào năm 1957 có viết rằng: “Không cần lãng phí từ ngữ để đánh giá bộ bikini đó bởi vì thật khó tưởng tượng rằng một cô gái khéo léo, đoan trang thùy mị lại thích mặc những thứ như vậy.”

Một người phụ nữ bị viên cảnh sát viết giấy phạt khi dám mặc bikini đi dạo ngoài bờ biển nước Ý vào năm 1957.

Bộ đồ bơi bikini vào thời điểm nhạy cảm đó bị cấm ở hầu hết các bãi biển công cộng như bờ biển Đại Tây Dương của Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Úc thậm chí chúng còn bị một số bang của nước Mỹ phản đối và cấm người dân mặc. Thành Quốc Vatican còn tuyên bố mặc bikini là phạm tội. Bộ luật Hays Code (quản lý hình ảnh của nước Mỹ) được thi hành từ năm 1934, bộ luật cho phép sử dụng bikini nhưng không được để phần rốn của người phụ nữ xuất hiện trong phim Hollywood.

Sau đó, những bức ảnh quyến rũ của các nữ diễn viên nổi tiếng và người mẫu chụp trong trang phục bikini ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã từng bước giúp trang phục bikini đến gần hơn với công chúng.
Trong những năm 1950, các ngôi sao Hollywood như Ava Gardner, Rita Hayworth, Lana Turner, Elizabeth Taylor, Tina Louise, Marilyn Monroe, Esther Williams và Betty Grable mặc bikini chụp ảnh bên bãi biển nhiều hơn. Trong ảnh là “biểu tượng sex” Marilyn Monroe tạo dáng trong trang phục bikini hai mảnh.

Vào cuối thế kỷ 19, bộ bikini đã trở thành trang phục tắm biển phổ biến và ưa chuộng nhất thế giới. Theo nhà sử học thời trang người Pháp Olivier Saillard, điều này là do “sức mạnh của phụ nữ chứ không phải sức mạnh của thời trang”. Như ông giải thích “Việc giải phóng bộ đồ bơi có liên kết chặt chẽ đến sự giải phóng của phụ nữ”. Bikini được xem như một biểu tượng của sự tự do trong đời sống phụ nữ, để họ có thể thoải mái làm những gì mình thích, giữa một bối cảnh xã hội còn nhiều tư tưởng bảo thủ.

Nguồn bài: RHP

Kiến trúc thành lũy thời nhà Nguyễn

Đặc trưng rõ nét của các thành thời Nguyễn, đặc biệt là thành ngoài (phòng thành), là kiểu kiến trúc phòng thủ Vauban2. Ở Việt Nam, thành đầu tiên được...

Kết cục bi thảm của những cuộc “diệt” Phật trong lịch sử

Trong lịch sử, Trung Quốc thời cổ đại có năm vị Hoàng đế từng gây khó dễ, chống lại Phật Pháp, kết quả đã có 4 lần tạo thành đại nạn. Sử sách gọi đó...

Người Việt trong vùng Đông Nam Á

I.TÓM LƯỢC Lãnh thổ của Việt Nam ngày nay là cái nôi của một trong những nền văn minh đầu tiên trên thế giới, và là một trong những vùng...

Ngự tiền chi bảo – con dấu vàng đặc biệt của Hoàng đế nhà Nguyễn

Triều Nguyễn đúc hai chiếc Kim bảo Ngự tiền chi bảo 御前之寶 bằng vàng với hình rồng: Một ấn có mặt hình bầu dục đúc thời Vua Gia Long; một...

Toàn cảnh về lịch sử duyên dáng của áo dài Việt

Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính...

Phong tục về sinh đẻ

Đàn bà Việt Nam ngày xưa hầu như ai cũng lo ngại chuyện mang nặng đẻ đau.Tại thôn quê, người đàn bà có chửa (có bầu, có mang) phải tự chăm...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Bánh chưng, bánh giầy là… bánh gì?

Truyện Bánh chưng (ngày nay thường gọi là Bánh chưng, bánh giầy) mà hầu hết người Việt đều biết, được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế...

Sài Gòn thời giãn cách qua tranh

Khu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thưa vắng, hồ Con Rùa bị chăng dây... được phác họa qua các tác phẩm của Lê Sa Long. Ảnh minh họa Họa...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Vì sao lễ mừng thọ của cổ nhân không thể thiếu quả đào?

Thời xưa, cổ nhân rất tôn kính người già, người lớn tuổi. Bởi vậy, rất nhiều nơi đều có phong tục tổ chức lễ mừng thọ 60, 70, 80 tuổi…...

Đám cưới ở Quảng Trị năm 1969

Hình ảnh đặc sắc về một đám cưới ở Quảng Trị năm 1969 do Jim Ritter, một sĩ quan thuỷ quân lục chiến Mỹ ghi lại. Những bức ảnh tôi còn...

Exit mobile version