Mặc cái áo mùa đông dày sụ, đứng đằng sau một chiếc bàn đầy những bộ phận cơ thể của trẻ em, đây là bức ảnh hiếm hoi cho thấy nạn đói có thể biến những con người bình thường thành những con quỷ dữ mất nhân tính như thế nào.
Nạn đói Nga 1920, hay còn có tên là nạn đói Povolzhye, là kết quả của Nội chiến Nga, thế chiến thứ nhất và các hậu quả trước đó của Chiến tranh Cách mạng, khiến các vùng nông nghiệp bị tàn phá, hệ thống đường sắt bị phá hủy nghiêm trọng làm cho việc phân phối thức ăn trở nên khó khăn hơn. Nó đã khiến khoảng 30 triệu người bị ảnh hưởng và khoảng 5 triệu người chết vì đói.
Những đợt hạn hán liên tục ở Nga vào năm 1921 đã làm trầm trọng thêm nạn đói, biến nó thành thảm họa quốc gia. Có một thời gian, các cơ quan cứu trợ phải nhường ngũ cốc cho các nhân viên đường sắt để hồi phục lại con đường vận chuyển hàng cứu trợ.
Các học giả Nga đã nghiên cứu và phát hiện những câu chuyện về ăn thịt đồng loại và ăn xác chết trong thời kỳ này, ví dụ như chuyện một người phụ nữ từ chối giao nộp xác chết của chồng mình bởi vì cô ấy đã ăn nó.
Những người nông dân khốn khổ thậm chí còn phải đào những xác chết bị chôn vùi gần đây để ăn thịt, ăn cỏ và những con vật mà trước đây họ coi là vật nuôi.
Khi các nhân viên cứu trợ từ Mỹ và Châu Âu đến và trong năm 1921, một người đã viết lại về những gì họ đã thấy: “Nhiều gia đình đang giết hại và ăn thịt chính những người cha, người ông và những đứa con của họ.”
“Những tin đồn ghê tởm về xúc xích làm bằng thịt người đã trở nên rất phổ biến. Thậm chí, ta còn có thể nghe thấy người này đe dọa người kia rằng họ sẽ biến anh ta thành xúc xích. ”
Các hình ảnh kinh khủng khác của nạn đói cho thấy nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, dạ dày của chúng bị phình lên và có thể nhìn rõ xương trong cơ thể.
Một trong những địa điểm bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là thành phố Samara, nằm ở phía đông nam của nước Nga Châu Âu ở hợp lưu sông Volga và Samara.
Nhà thám hiểm vùng cực Fridtjof Nansen đến Nga vào năm 1921 và kinh hoàng trước những gì ông ta nhìn thấy – gần như toàn bộ thành phố đang chết đói.
Ông đã gây quỹ 40 tỷ franc Thụy Sĩ và thành lập 900 địa điểm để mọi người có thể nhận được thức ăn. Những nỗ lực này đã đem lại cho ông giải Nobel Hòa Bình năm 1922.
Sau một thời gian, các đoàn cứu trợ quốc tế lớn trên khắp thế giới như Cơ quan cứu trợ người Mỹ của Hoa Kỳ, Save The Children cùng Nhà nước Liên Xô đã chung tay giải quyết hậu quả của nạn đói và đặt dấu chấm hết cho thảm họa này vào cuối năm 1922.