Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi mộ cổ độc đáo của nhà bác học Trương Vĩnh Ký

Giữa trung tâm Sài Gòn có một di tích lịch sử độc đáo mà không nhiều người biết đến: Khu nhà mồ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898).

Lúc sinh thời nhà bác học Trương Vĩnh Ký từng được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới đương đại. Lăng mộ của cụ  tọa lạc ở số 520 Trần Hưng Đạo, thuộc quận 5 TP HCM. Cổng vào nhà mồ xây kiểu tam quan truyền thống của người Việt.

Nhà mồ được xây vào năm 1889 theo phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với một số họa tiết phương Đông, có diện tích khoảng 50m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2.

Kiến trúc nhà mồ toát lên vẻ trang nhã với nhiều cửa, cột, vòm cong, các chi tiết trang trí nhẹ nhàng nhưng tinh tế.

Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài gần 2m, được lát bằng phẳng mà mới nhìn cứ tưởng là nền nhà mồ. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký năm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế.

Bia mộ cụ Trương khắc tên J.B. Petrus Trương Vĩnh Ký (chữ Pháp đầu dòng là tên đạo ông theo từ thuở ấu thơ ở quê hương Cái Mơn, Bến Tre) cùng năm mất và vài dòng thân thế. Trang trí mộ bia khá giản dị với hình cành lá bao quanh.

Đài thờ bên trong nhà mồ.

Hình vẽ trang trí trên trần nhà mồ với hình tượng long mã ở giữa, xung quanh là mây gió.

Nhà mồ có ba cổng, phía trên đều khắc các câu trích dẫn Kinh Thánh bằng chữ La tinh. Cổng chính khắc dòng chữ FONS VITAE ERUDITIO POSSIDENTIS, nghĩa là “tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó”.

Hai cổng còn lại khắc dòng chữ OMNIS QUI VIVIT ET CREDIT IN ME NON MORIETUR IN AETERNUM (Ai sống mà tin ta kẻ đó không bao giờ chết, ngươi có tin chăng?) và MISERMINI MEI SALTEM VOS AMICI MEI (Hãy thương xót tôi, ít nhất là những bằng hữu của tôi).

Theo tư liệu gia đình, nhà mồ này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất tại Chợ Quán, Sài Gòn ngay tại sinh phần của dòng họ, nơi có hơn 50 ngôi mộ khác.

Trong khuôn viên nhà mồ còn một nhà ngói cổ được xây từ năm 1937, hiện giờ là nơi sinh sống của hậu duệ cụ Trương.

Ngoài cổng chính trên đường Trần Hưng Đạo, khu nhà mồ còn một cổng phụ thông ra đường Trần Bình Trọng.

Do có diện tích rộng lại nằm ở vị trí đặc địa giữa trung tâm thành phố nên khuôn viên nhà mồ Trương Vĩnh Ký đã được tận dụng làm nơi trông giữ xe cho người dân trong khu vực.

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 2

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Những ấn tượng đầu...

Dân tộc Cơ Tu trên đường xây dựng văn hóa

Người Cơ Tu hay Ca Tu, Ka Tu, K’Tu, còn được gọi Ca Tang, Gao, Hạ, Phương là một dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn-Khmer chủ yếu sống ở Lào...

Vì sao “The Shawshank Redemption” (1994) vẫn là một thước phim kinh điển cho đến tận ngày nay?

Tại sao chúng ta không thể ngoảnh mặt với bộ phim này khi nó cứ mãi xuất hiện bên cạnh những bộ TV series mà bạn vẫn hay xem trên...

Quân Cờ Đen – Kỳ 2/3 – Cơn thịnh nộ của Lưu Vĩnh Phúc

Trong khi các biến cố này đang diễn ra tại Bắc Việt, quan hệ giữa Trung Hoa và Pháp không đứng yên một chỗ. Ngày 10 tháng Tám, năm 1883,...

Khám phá các đường biên giới độc đáo giữa các nước

Bất cứ khi nào chúng ta nghe về "biên giới quốc gia" chúng ta thường liên tưởng đến những lính gác vũ trang, chó quân đội được huấn luyện, dây...

Chửi thề, văng tục !

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh...

Một số quận huyện trên đất Lĩnh Nam thời Hán – Căn nguyên của một số ngộ nhận lịch sử

Những nghi ngờ về vị trí các quận huyện của Giao Châu đời Hán và Lục triều Hiện nay, dù muốn hay không thì người ta vẫn phải thừa nhận...

Vườn thượng uyển của Sài Gòn xưa

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Vườn Tao Đàn (thời Pháp có tên là Parc Maurice Long) được người dân Sài Gòn đặt cho những tên gọi thân thương...

Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội?

Kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội là câu chuyện chưa bao giờ lỗi thời. Làm thế nào để cư xử đúng mực trên môi trường trực tuyến? Mời...

Súp hay Xúp?

Súp hay Xúp? Từ chính xác phải là “xúp”. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh “soup”. Tuy viết là “soupe” nhưng...

Học nói chỉ vài năm nhưng phải học cả đời để ngừng nói

Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công...

“Bàng hoàng” hay “bàn hoàn”?

“Bàng hoàng” là một từ rất quen thuộc đối chúng ta. Vì vậy, khi bắt gặp từ “bàn hoàn” ta không khỏi nghi ngại rằng đây là từ sai chính...

Exit mobile version