Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngon như cá bể nấu măng

Con gái ở thành phố gọi điện về rưng rưng bảo mẹ: “Xứ người cũng đã vào Thu, cái se lạnh làm chị nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ cả món cá bể (biển) nấu măng ngày xưa nhà mình luôn có sẵn trong chạn bếp. Vì công việc, gia đình mà đã lâu chị chưa thể về quê”.

Mẹ bảo chị: “Khó gì đâu. Chợ quê mùa này đã đầy những xe chở măng của dân đi rừng lấy về. Mẹ sẽ mua rồi gửi xe ra cho con ăn để thỏa nỗi nhớ nhung. Chị cười mà rưng rưng nước mắt trước nỗi yêu thương của mẹ dẫu khi con đã đủ lông cánh bay xa”.

Cá bể nấu măng – món ăn đơn sơ, giản dị, quê mùa mà sao gợi thương, gợi nhớ đến thế. Nhìn những rổ măng vàng óng, mọng căng lại chợt nhớ đến câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao…”. Thú quê giản dị, hòa vào thiên nhiên ấy cũng khiến lòng người an yên chứ đâu cần đến những giàu sang, hào nhoáng.

Trong nỗi lo về vấn nạn thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, có thể nói rằng, ở quê, măng cùng với hoa chuối là hai loại thực phẩm sạch hiếm hoi cuối cùng không bị ô nhiễm bởi hóa chất. Những thức quà thuần nhất tự nhiên ấy cũng đang dần hiếm hoi trên những cánh rừng nguyên sinh xa tít chưa bị người ta phá đi để trồng cây nguyên liệu.

Măng (theo tiếng Hán gọi là trúc duẫn) là những thân cây non mọc lên tua tủa quanh những bụi cây già của họ nhà tre. Măng là loại thực phẩm được yêu thích của dân ta. Măng được chia làm hai loại là măng củ (đặc ruột) như măng tre, sặt… và măng lá (rỗng ruột) như măng giang, nứa… Tuy nhiên, để lấy được măng cũng rất công phu. Người ta dùng những dụng cụ chuyên dụng để chặt lấy, róc bẹ rồi cắt từng miếng nhỏ như con cờ. Sơ chế măng là khâu quan trọng để tẩy chất độc tự nhiên trong măng. Người ta thường ngâm măng vào nước muối, luộc qua nước khoảng 2 – 3 lần, sau đó mới được đem vào sử dụng.

Măng tươi hay măng khô đều có thể chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng đậm đà nhất vẫn là nấu cùng cá bể. Kinh nghiệm ẩm thực dân gian đã từng đúc rút “Cá đồng nấu khế, cá bể nấu măng” cũng là vì lẽ đó.

Mà cá bể nấu măng cũng chẳng cần là những thứ hải sản đắt đỏ như Chim, Thu, Nhụ, Đé gì. Như cách nói dân mình, chỉ là nạm cá vặt (cá nhỏ, sống tầng nước nổi, đánh bắt gần bờ) như cá Đốm, cá Hổi, cá Trích, cá Lượng… cũng có thể tạo nên hương vị khó quên. Nồi cá nấu măng cùng các gia vị vừa ăn theo sở thích từng gia đình cũng là mơ ước no đủ của cuộc sống dân quê mình ngày xưa. Trong tiết trời se lạnh cuối Thu đầu Đông, trong bữa cơm nóng sốt quần tụ của cả gia đình, (thuở mà thịt cá là hương hoa, dưa cà là gia bản), có đĩa cá bể nấu măng bỗng rưng rưng niềm hạnh phúc ngập tràn. Măng ngấm cái vị béo của cá, giữ cái hương của núi rừng ăn mà không hề ngán. Vài bát cơm cá mặn nấu măng rồi uống cốc nước chè xanh thì còn gì thú vị hơn. Xưa cha thường nói vui với đàn con “Có cá ăn vạ giờ cơm”. Còn bà nội thì ao ước “Sống ăn cơm với cá Thèn/ Đến khi chết xuống trống kèn mang đi”. Nhìn lũ con đang tuổi tấn ăn, tấn lớn như Thánh Gióng, mẹ nào nỡ can ngăn. Mắt mẹ ánh lên niềm vui mà cũng hiển hiện nỗi lo âu. Có thể rồi mai, mẹ lại chạy vạy cho đủ ăn tháng ba ngày tám, còn bấy giờ đâu nỡ lòng với nỗi thèm muốn của con.

Mua được cả yến măng ngọn còn non đang phảng phất hương của núi rừng, mẹ kỳ công ngâm rồi luộc. Lọ mọ chất vào thùng xốp gửi ra thị thành cho con. Măng đang vào mùa nên tươi ngon lại rẻ, chưa đầy vài chục nghìn một cân, nhưng chất chứa cả tấm lòng thương con của mẹ.

Sợ thành phố xa hoa, khó tìm; mẹ còn gửi thêm mấy cân cá vặt xưa chị thích mà nấu cùng măng. Chẳng có bếp củi kho liu riu, lem luốc tro than. Chẳng có sự tranh giành của anh chị em như xưa. Thời gian vội vã trong guồng quay cuộc sống. Gắp miếng cá bể nấu măng, chị có nghe hương của núi rừng, hương của kỷ niệm ngấm vào mặn mòi trong nỗi nhớ rưng rưng?!

Tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… là gì?

Không chỉ trong xã hội hiện đại pháp luật mới có chế tài cấm đánh bạc, mà cách đây nhiều thế kỷ, trong các bộ luật thành văn của nhà...

Những bức ảnh xưa cũ về thành phố Pleiku

Tỉnh Gia Lai không chỉ hấp dẫn bởi thiên nhiên hùng vĩ cùng bản sắc văn hóa núi rừng Tây Nguyên, mà còn có thành phố Pleiku. Thành phố này mang...

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ: 1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi....

Bàn thêm về  những điều trần của Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ (NTT) (1830 ? - 1871) là một trong những nhân vật của lịch sử cận đại. Kể từ sau tháng 11-1925 là năm đầu tiên Tạp chí...

Màu áo cô dâu Việt

Theo những tư liệu hiện còn lại, màu xanh từng được ưa chuộng và phổ biến dùng cho áo cô dâu Việt xưa, ít nhất là thời Nguyễn. Ngoài màu...

Nguồn gốc địa danh Sài Gòn

Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong...

Vì sao lễ mừng thọ của cổ nhân không thể thiếu quả đào?

Thời xưa, cổ nhân rất tôn kính người già, người lớn tuổi. Bởi vậy, rất nhiều nơi đều có phong tục tổ chức lễ mừng thọ 60, 70, 80 tuổi…...

10 ẩn số không có lời giải trong lịch sử Việt Nam

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam tồn tại nhiều uẩn khúc mà có thể hậu thế sẽ không bao giờ giải đáp được. Các vua Hùng...

Trạng nguyên Tam nguyên và bài biểu “lui vạn binh” nhà Minh

Dù không được khắc bia ở Văn Miếu nhưng Trạng nguyên Tam nguyên Trần Tất Văn đã góp phần giúp Đại Việt tránh được nạn xâm lăng của quân Minh....

Lo trời đổ

Ngày nay, chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà lo khi trời đổ, đất...

Tìm về nguồn gốc Dân tộc Việt Nam

Dân tộc Việt Nam quần tụ trên bán đảo Đông Dương trải qua nhiều ngàn năm với đầy đủ những yếu tố cơ hữu: nòi giống, ngôn ngữ, văn hoá…...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 15

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Exit mobile version