PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI

Trận hải chiến Salamis

Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC
Địa điểm: Eo biển Salamis thuộc Địa Trung Hải ngày nay
Kết quả: Chiến thắng quyết định của người Hylạp
Các bên tham chiến
Đồng minh các Thành đô Hylạp cổ dại
Chỉ huy: Eurybiades
Themistocles
Lực lương: Từ 366 -> 380 chiến thuyền
Thiệt hại: khoảng 40 chiến thuyền
Đế quốc Batư cổ đại – Persia
Chỉ huy: Xerxes I, Hoàng đế Batư
Artemisia I, vua Caria
Ariabignes, hoàng tử Batư
Lực lương: Từ 600 -> 1200 chiến thuyền
Thiệt hại: khoảng 200 chiến thuyền

Tóm tắt về trận đánh

Trận Salamis (tiếng Hy Lạp cổ: Να.μα?ία “?, Σαλαμ-νο,), là một trận đánh hải quân quyết định giữa các quốc gia-thành phố Hy Lạp và đế quốc Ba Tư vào năm 480 trước Công nguyên ở một eo biển giữa Piraeus và đảo Salamis, một hòn đảo ở vịnh Saron gần Athena. Chiến thắng của người Hy Lạp đã đánh dấu một bước ngoặt của chiến dịch, dẫn đến thất bại cuối chung cuộc của quân Ba Tư.

Năm 490 TCN hoàng đế Ba Tư là Darius Đại đế mang quân sang đánh Hy Lạp. Trong trận Marathon, quân Ba Tư bị thua rút chạy về nước, sửa soạn phục thù trong mười năm. Đến năm 480 TCN, hoàng đế Ba Tư là Xerxes Đại đế đưa đại quân đến đánh Hy Lạp. Nước Hy Lạp lúc đó do Themistocles đứng đầu. Mùa xuân năm 480 TCN, quân Ba Tư tiến vào Địa Trung Hải và tấn công Hy Lạp. Mục đích ban đầu là đánh chiếm thành Athena. Người đứng đầu nhà nước Hy Lạp lệnh cho tất cả các thành phố cảng vùng biển phải dựng các chướng ngại vật dọc theo bờ biển để ngăn quân đối phương đổ bộ và cho tập trung tất cả quân đội và chiến thuyền tại eo biển Salamis.

Đoàn chiến thuyền của Ba Tư gồm 1200 chiếc, chạy dọc theo bờ biển Thessali tiến xuống quần đảo ở phía Bắc mỏm Eubée, nơi có mặt những chiến thuyền tiên phong của Hy Lạp… Xerxes cho dàn thuyền chiến thành 8 hàng trong đêm tối nhưng khi bố trí xong thì gần đến sáng, bỗng có cơn giông ập tới, phá tan thuyền chiến Ba Tư, đánh giạt hàng trăm chiếc vào bờ và bị chìm một số. Khi tập hợp lại chỉ còn không đầy 800 chiếc. Xerxes liền cắt cử Nữ hoàng xứ Halicarnass Artemisia I – đồng thời cũng là nữ tướng chỉ huy 5 chiến thuyền bất ngờ tấn công vào phía Hy Lạp. Hạm đội Hy Lạp bị thua to khi trời gần sáng. Artemisia bắt được một viên tướng Hy Lạp, sai đem buộc vào mũi thuyền, cắt cổ cho máu chảy xuống biển để tạ ơn Thần Biển! Tiếp đó thừa thắng xông lên, Ba Tư kéo đại quân xuống phía Đông Eubée. Trong khi đó quân Hy Lạp nung nấu ý chí phục thù, rồi nhân một đêm tối trời, họ phản công lại quân Ba Tư. Quân Ba Tư chủ quan khinh địch không kịp trở tay, bị đắm ba chục chiếc thuyền phải tháo chạy ra biển và liền bị bão giông nổi lên làm đắm nhiều chiếc khác. Sau ba ngày, trời yên, bể lặng, quân Ba Tư kéo trở lại mỏm Eubée.

Nhưng họ lại bị thua và phải rút lui về cảng Sêpia. Trong lúc Hy Lạp nhận được thêm viện binh liền truy kích quân Ba Tư. Trận cuối cùng nổ ra ở Salamine, quân Hy Lạp đã thắng, thuyền chiến Ba Tư đắm gần hết, một số bị bắt làm tù binh. Hoàng đế Xerxes hạ lệnh giết hết những người chỉ huy và thủy thủ bỏ chạy. Bên Hy Lạp cũng giết hết các tù binh, trong số đó có Đô đốc là Hoàng tử Ariabigne (Ariabinhơ) là em trai của chính Xerxes.

Trận thắng của Hy Lạp đã làm tan vở mộng tưởng chinh phục Châu Âu của Ba Tư. Đây là trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử cổ đại và đã đưa Themistocles lên hàng danh tướng thế giới thời cổ đại.

Bối cảnh chung

Vào năm 499 -> 494 BC các thành đô Hylạp cổ đại như Athen và Eretria ủng hộ cuộc khởi nghĩa không thành công của người Ionian ( theo em được biết thì người Ionian sống ở bán đảo Tiểu Á, họ gần với chủng tộc người Hylạp nhưng lại là thuộc địa của Batư) Đế quốc Batư lúc đó mới được thành lập rất hung mạnh để dễ dàng dập tắt cuộc khởi nghĩa này. Hơn nữa vua Darius của Batư là kẻ lên ngai vàng bằng bạo lực nên ông ta càng thiên về dùng sức mạnh để dập tắt những kẻ chống đối lại luật lệ của mình. Khởi nghĩa của người Ionian đã đe dọa tính toàn vẹn để chế rộng lớn của ông ta, và Darius thề sẽ trừng phạt những kẻ tham gia ( Đặc biệt là những kẻ ở bên ngoài mà dám xía vào nội bộ Đế chế). Ông cũng thấy luôn đó là một cơ hội để mở rộng đế chế của ông ta tới cái thế giới cứng đầu của các Đô thành Hylạp Cổ đại. Một đợt chinh phạt trước đó của Mardonius, vào năm 492 BC đã mở một con đường tiến tới Hylạp, cuộc chinh phạt này dừng ở việc chiếm đóng đô thành Thrace và ép xứ Macedon phải chở thành chư hầu của Batư

Vào năm 491 BC Darius gửi sứ giả đến tất cả các đô thành Hylạp, đòi hỏi các các đô thành phải lấy đất và nước làm lễ vật cống nạp cho ông ta. Tại Athen các sứ giả của Batư đã bị xử tử, tại Sparta họ đã bị ném xuống giếng. Điều đó có nghĩa là đô thành Sparta đã sẵn sàng cho 1 cuộc chiến với Batư

Vào năm 490 BC, Darius đã gửi một đội quân tấn công thăm dò vào Hylạp, đội quân này dưới sự chỉ huy của Datis và Artaphernes đã tấn công Naxos trước khi họ nhận được các cống nạp thể hiện quy phục từ các đô thành Hylạp khác trên đảo Cycladic. Đội quân này sau đó tiến về phía Eretria bao vây và phá hủy đô thành này. Cuối cùng nó tiến về phía Athen, đổ bộ xuống vịnh Marathon, tại đó nó trạm trán với một đội quân lớn của Athen. Ở trận đánh kế tiếp, trận Marathon, Người Athen đã có một chiến thắng quyết định làm cho người Batư phải rút lui về nơi xuất phát

Darius bắt đầu xây dựng lại một đội quân vĩ đại mới, một đội quân mà ông ta cho là có thể khuất phục nổi Hylạp. Tuy nhiên vài năm 486 BC thuộc địa Aicập của ông ta nổi dậy chống lại đế chế, điều này làm cho ông ta phải trì hoãn cuộc chinh phục xứ Hylạp. Darius sau đó chết khi đang chuẩn bị tiến vào Aicập và quyền cai trị đế chế Batư lúc đó thuộc về Xerxes I con trai ông ta. Xerxes rất nhanh chóng nghiền nát cuộc nổi dậy của người Acập và tiếp tục khởi động lại sự chuẩn bị cho cuộc xâm lược Hylạp. Kể từ đó cuộc chinh phục Hylạp với đầy đủ quy mô bắt đầu, nó đòi hỏi phải có dự trữ lớn và các cuộc cưỡng bức tòng quân. Xerxes quyết định rằng Hellespont (eo biển Dardanelles ngày nay) sẽ là cây cầu cho quân đội của ông ta tiến vào châu Âu, và cho đào một chiếc kênh xuyên qua eo đất Mount Athos ( Ở gần múi đất này 1 hạm đội Batư đã từng bị tiêu diệt trong những trận đánh năm 492 BC) đây là hai kỳ công hiếm thấy của một tham vọng phi thường vượt quá khả năng của quốc gia ở thời đó. Vào khoảng đầu năm 480 BC sự chuẩn bị đã hoàn thành, đội quân mà hoàng đế Xerxes đã gây dựng từ at Sardis bắt đầu hành quân tiến về phía châu Âu, vượt qua Hellespont bằng hai cây cầu phao.

Người Athen cũng đã bắt đầu ráo riết chuẩn bị chiến tranh với người Batư kể từ giữa năm 482 -> 480 BC, dưới sự lãnh đạo của nhà chính trị gia Themistocles, Athen đóng một hạm đội lớn tầu triremes ( Tầu chiến có nhiều mái chèo), hạm đội này rất cần thiết cho Athen trong cuộc chiến với Batư. Tuy nhiên Athen không đủ lực để chiến đấu với Batư cả trên bộ lẫn trên biển, điều này đòi hỏi phải có một Đồng minh đô thành Hylạp. Vào năm 481 Xerxes gửi sứ giả tới Hylạp để đòi cống nạp đất và nước, nhưng đã bị lờ đi bởi Athen và Sparta. Những người ủng hộ hai đô thành này bắt đầu kết hợp lại dưới sự lãnh đạo của Athen và Sparta. Một nghị viện của các đô thành đã được tổ chức tại Corinth vào cuối mùa thu năm 481BC và một Đồng minh các đô thành Hylạp đã được thành lập, Đồng minh này có quyền gửi phái viên đòi hỏi sự trợ giúp và đòi hỏi gửi binh lính của các thành viên của nó tới chiến trường. Đây là một điều rất có ý nghĩa với một thế giới Hylạp rời rạc, đặc biệt là thậm chí một số đô thành còn đang ở tình trạng chiến tranh với nhau nữa. Ban đầu nghị viện đồng ý bảo vệ vùng đất hẹp Vale of Tempe trong biên giới của đô thành Thessaly, từ đó chặn bước tiến của Xerxes. Tuy nhiên họ đã nhận được lời cảnh báo của Alexander I xứ Macedon rằng thung lũng này sẽ bị vượt qua khi quân địch vượt qua làng Sarantaporo, và quân của Xerxes sẽ tràn ngập người Hylạp khi họ đang rút lui. Ngay sau đó họ nhận được tin Xerxes đã vượt qua Hellespont, Một chiến lược thứ nhì đã được Đồng minh thông qua. Con đường tiến tới phía nam Hylạp (Boeotia, Attica và Peloponnesus) đòi hỏi quân đội của Xerxes phải vượt qua đèo Thermopylae. Dễ dàng có thể chặn đứng nó lại bằng giáo binh nặng Hylạp (hoplites) bất chấp số lượng đông vô vàn của quân Batư. Hơn nữa để chăn không cho quân Batư vượt qua đèo Thermopylae từ phía biển, thủy quân của Đồng minh và Athen đã khóa chặt mũi đất Artemisium. Chiến lược phòng thủ kép này đã được nghị viện thông qua. Tuy nhiên các đô thành thuộc vùng Peloponnesis muốn có một kế hoạch rút lui để bảo vệ vùng Isthmus thuộc Corinth, đồng thời đàn bà và trẻ con của Athen sẽ được sơ tán về đô thành Troezen thuộc vùng Peloponnesis. Một nhóm nhỏ quân Hylạp sẽ giữ đèo Thermopylae trong ba ngày trước khi bị đánh tạt sườn từ các đường mòn từ vách núi. Phần lớn quân Hylạp rút lui trước khi quân Sparta và Thesper phòng thủ núi bị tử thương hết. Trận đánh cùng lúc ở Artemisium đang lâm vào thế bí thì họ nhận tin trận đèo Thermopylae và rút quân. Kể từ đó việc đóng giữ Artemisium là một vấn đề để tranh cãi gay gắt.

Hạm đội Đồng minh lúc bấy giờ khởi hành từ Artemisium đến Salamis để trợ giúp cho cuộc di tản cuối cùng của người Athen. Trên đường đi Themistocles gửi bức thư bằng chữ khắc đến các đội thuyền Ionian Hy Lạp trong hạm đội Ba Tư trên tất cả các điểm buộc dây thuyền dưới nước mà họ có thể dừng lại, yêu cầu họ đào ngũ về phe Đồng Minh. Sau khi vượt qua đèo Thermopylae, quân đội Ba Tư đốt phá các thành phố đã không đầu hàng như Boeotian, Plataea và Thespiae; trước khi tiến binh về Athen, thành phố bây giờ đã di tản hết cư dân của nó. Các lực lượng Đồng Minh (chủ yếu là Peloponnesian) chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ eo đất Corinth, họ đã phá huỷ con đường duy nhất dẫn tới đó và xây dựng một bức tường chắn ngang. chiến lược này tuy còn nhiều thiếu sót, và chỉ hữu hiệu khi hạm đội Đồng minh có thể ngăn chặn người Ba Tư vận chuyển quân bằng đường thuỷ qua Vịnh Saronic. Trong một cuộc họp của hội đồng chiến tranh sau khi di tản của Athens đã hoàn tất, chỉ huy hải quân Adeimantus của Corinthian lập luận rằng hạm đội nên tập hợp ngoài khơi bờ biển eo Isthmus để có thể phong tỏa không cho người Batư chuyển quân. Tuy nhiên, Themistocles lại không đồng ý như vậy, ông ta lập luận rằng mục tiêu chiến lược là công kích, phá hủy một cách hoàn toàn ưu thế của hải quân Ba Tư. Ông đã rút ra bài học từ Artemisium và chỉ ra rằng trận chiến ” trận đánh trong khoảng chật hẹp như vậy sẽ tạo lợi thế cho chúng ta” Ý kiến của ông cuối cùng đã được thông qua, và hải quân Đồng minh ở lại ngoài khơi bờ biển Salamis.

Rất khó khăn để lập lại một cách chắc chắn cho chuỗi thời gian xảy ra trận Salamis. Herodotus ( Nhà sử học đã viết lại trận này) cho rằng trận chiến có thể xảy ra sau khi quân Batư chiếm giữ Athens., Nhưng không một công bố nào đảm bảo điều đó là hoàn toàn chính xác. Nếu trận đèo Thermopylae / Artemisium xảy ra trong tháng Chín thì sau đó trận đánh hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng cũng có nhiều khả năng người Ba Tư đã mất hai hoặc ba tuần để chiếm Athens, sửa chữa hạm đội, và lấy thêm đồ tiếp tế. Tuy nhiên chắc chắn là, sau khi chiếm Athens, Xerxes đã tổ chức một hội đồng chiến tranh của Ba Tư; Herodotus nói sự kiện này đã xảy ra tại Phalerum. Artemisia nữ hoàng của Halicarnassus và là chỉ huy của hải đội của mình trong hạm đội của Xerxes, đã cố gắng thuyết phục ông ta rằng, hãy đợi cho đến khi quân Đồng Minh kiệt sức và đầu hàng, bà ta tin rằng cuộc chiến ở Eo biển Salamis là một rủi ro không cần thiết. Tuy nhiên, Mardonius, người đứng đầu những cố vấn của Xerxes lại hối thúc ông ta mở một cuộc tấn công..

Cũng rất khó để giải thích một cách chính xác những gì đã xảy ra về trận đánh, giả định rằng không chỉ đơn giản là một bên bị tấn công mà không có kế hoạch phòng bị gì cả. Tuy nhiên, tại thời điểm trước trận đánh, có một số thông tin mới về rạn nứt trong nội bộ Đồng minh đã đến tai Xerxes; những người Hylạp đến từ Peloponnesis muốn di tản khỏi Salamis trong khi họ vẫn còn cơ hội. Chính điều này bị cáo buộc rạn nứt giữa Đồng Minh, nhưng có thể đây cũng chỉ là mưu kế để thu hút người Ba Tư vào chiến đấu.. Ngoài ra, sự thay đổi trong thái độ của Đồng Minh (đã kiên nhẫn chờ ngoài khơi bờ biển Salamis ít nhất một tuần trong khi Athens đã bị chiếm) có thể đã gây cho người Ba Tư sự ức chế. Có thể một đội quân Ba Tư đã được gửi đến tấn công Isthmus để thử phản ứng của của hạm đội Đồng minh

Dù thế nào thì khi Xerxes nhận được tin tức này, ông cũng đã ra lệnh hạm đội của mình tiến về phía ngoài khơi bờ biển Salamis, chặn lối rút phía Nam của Đồng minh. Sau đó lúc chạng vạng ông ta ra lệnh cho quân của mình rút lui, có thể để đây là một mưu kế để nhử cho Đồng Minh vào một cuộc di tản khinh suất. Buổi tối hôm đó Themistocles đã gửi một viên chức, Sicinnus đến chỗ Xerxes, với một thông điệp tuyên bố rằng Themistocles sẽ ” Đứng về phía nhà vua khi ngài đang thắng thế, chứ không phải là đứng về phía người Hylạp” Themistocles nói rằng Đồng Minh đang có xung đột, và những người Peloponnesians đã có kế hoạch di tản trong đêm đó, và rằng để giành chiến thắng thì tất cả người Ba Tư cần phải làm là chặn được eo biển này. Trong hoạt động tung hoả mù này, Themistocles dường như đã cố gắng cung cấp những thông tin có thật cho đối phương, để nhử hạm đội Ba Tư tiến vào eo biển. Đây là chính xác những gì Xerxes muốn có, đó là Athena sẵn sàng đầu hàng ông ta và rằng ông ta sẽ đễ dàng phá hủy phần còn lại của hạm đội Đồng Minh. Xerxes một cách chắc chắn là đã mắc câu, và hạm đội Ba Tư đã được gửi ra trong buổi tối hôm đó để khoá chặt đường rút về phía Nam của người Hylạp. Xerxes ra lệnh cho binh lính đặt một chiếc ngai vàng trên sườn núi Aigaleos (nhìn ra eo biển) để xem trận từ một điểm rõ ràng, thuận lợi và để ghi tên các chỉ huy đặc biệt là những người chiến đấu tốt.

Theo nhà sử học Herodotus, Đồng Minh đã dành cả buổi tối để tranh cái về những hành động kế tiếp của họ. Các Đồng minh đến từ Peloponnesis đã ủng hộ việc di tản, đã có thông tin là vào thời điểm này Themistocles cố mưu mẹo Xerxes. Chỉ khi Aristides, vị tướng đang phải lĩnh án đi đày của Athens, đến trong đêm đó, tiếp theo là một số người bỏ chốn từ phía Ba Tư( chắc là người Ionian)đưa đến tin tức về sự triển khai của hạm đội Ba Tư để khoá chặt lối thoát thì các Đồng minh đến từ Peloponnesis mới chấp nhận là họ không thể thoát ra được nữa, và do đó họ phải chiến đấu. Tuy nhiên, cũng có giả thiết hợp lý rằng những xích mích mà nhóm Peloponnesis tạo ra cũng chỉ là mưu kế do Themistocles dàn dựng lên mà thôi
Hải quân Đồng minh đã có nhiều nỗ lực để chuẩn bị cho trận đánh trong ngày sắp tới, trong khi người Ba Tư đã dành đêm vô ích trên biển để tìm kiếm dân Hy Lạp rút chạy. Sáng hôm sau người Ba Tư đi thuyền vào eo biển để tấn công hạm đội Hy Lạp. Không phải rõ ràng là khi nào, tại sao hoặc làm thế nào để người Batư ra quyết định này, nhưng rõ ràng là trong thực tế đã có xảy ra trận đánh của người Batư với phe Đồng Minh.

Tương quan lực lượng hai bên

Hạm đội Hy Lạp

Nhà sử học Hy Lạp Herodotus đã viết rằng hạm đội Đồng Minh có 378 tầu chiến kiểu triremes, được chia nhỏ sự đóng góp của từng thành bang (sẽ được nêu trong sao kê phía dưới). Tuy nhiên, trong con số ông ta nêu ra theo sự đóng góp của từng thành bang lại chỉ là 366. mặc dù vậy Herodotus không nói rõ ràng rằng tất cả 378 chiến hạm đều tham chiến tại Salamis ( “Tất cả các thành bang cung cấp triremes … Tổng số tàu chiến… đã có là 378 chiếc”) và ông cũng nói rằng người Aeginetans “có những đội tàu khác, nhưng họ bảo vệ đất riêng của họ với những đội tầu này và chỉ mang đến chiến đấu tại Salamis với ba mươi đội tầu chiến giỏi nhất” . Như vậy có một sự khác biệt trong số lượng tầu chiến của Đồng minh đồn trú tại Salamis, khoảng 12 chiếc tàu có thể đã được để lại để phòng thủ thành bang Aegina. Cũng theo Herodotus, có hai tàu rời bỏ đội ngũ của người Ba Tư để đến với người Hy Lạp, một chiếc trước khi xảy ra trận Artemisium và một còn lại trước trận Salamis, do đó, tổng số tầu chiến của hạm đội Đồng Minh Salamis là khoảng từ 368 -380.

Theo nhà viết kịch Aeschylus đồng thời là công dân Athen, một trong những người thực sự tham chiến tại Salamis, hạm đội Hy Lạp chỉ có 310 tàu triremes (sự khác biệt từ số lượng tàu Athen) Ctesias tuyên bố rằng hạm đội Athens chỉ có 110 chiếc triremes, con số này phù hợp với con số của Aeschylus đã đưa ra. Theo Hyperides thì hạm đội Hy Lạp có 220 tầu chiến, Hạm đội đã hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự chỉ huy của Themistocles, nhưng trên danh nghĩa do nhà quý tộc Eurybiades người Sparta chỉ huy , như đã được thoả thuận tại Đại hội năm 481 TCN. Mặc dầu Themistocles cố gắng yêu cầu quyền lãnh đạo của mình với hạm đội, nhưng các thành bang khác đã phản đối , và như là một sự thỏa hiệp thành bang Sparta (mặc dù không có truyền thống về hải quân) đã được đề cử ra để chỉ huy hạm đội.

Tên các thành bang Hylạp/ Số lượng tầu đóng góp

Athens 180
Corinth 40
Aegina 30
Chalcis 20
Megara 20
Sparta 16
Sicyon 15
Epidaurus 10
Eretria 7
Ambracia 7
Troezen 5
Naxos 4
Leucas 3
Hermione 3
Styra 2
Cythnus 1 (1)
Ceos 2
Melos (2)
Siphnus (1)
Serifos (1)
Croton 1
Tổng số từ khoảng 366 -> 380 tầu chiến ( theo em hiểu thì số âm tức là có thể có, nhưng cũng có thể là không có)

Hạm đội Ba Tư

Tên vùng/ Số lượng tầu đóng góp
Phoenicia và Syria 300
Egypt 200
Cyprus 150
Cilicia 100
Ionia 100
Pontus 100
Caria 70
Aeolia 60
Lycia 50
Pamphylia 30
Người Hylạp ở Châu Á 30
Minor 30
Cyclades 17
Total 1.207 chiếc tầu chiến

Theo Herodotus, hạm đội Ba Tư ban đầu có khoảng 1.207 triremes. Tuy nhiên, do họ bị mất khoảng một phần ba tổng số tàu thuyền trong một cơn bão ở ngoài khơi Magnesia, khoảng hơn 200 chiếc trong một cơn bão khác ở ngoài bờ biển Euboeaa , và ít nhất 50 tàu bị Đồng Minh tiêu diệt trong trận Artemisium. Herodotus nói rằng những thiệt hại đã được thay thế đầy đủ, nhưng ông cũng chỉ đề cập tới 120 tàu đến từ Thrace của Hylạp và các đảo lân cận. Aeschylus, người đã chiến đấu tại Salamis, cũng tuyên bố rằng ông và đồng đội phải đối mặt với khoảng 1.207 tàu chiến, trong đó có 207 “tàu chạy nhanh” Diodorus và Lysias tuyên bố một cách độc lập rằng có 1.200 tàu thuyền trong hạm đội Ba Tư được lắp ráp tại Doriskos vào mùa xuân năm 480 TCN. Số lượng 1.207 cũng được đưa ra bởi Ephorus trong khi Isocrates, nhà triết học vĩ đại và là thầy giá của Ephorus thì tuyên bố là có 1.300 chiếc ở Doriskos và 1.200 chiếc ở Salamis. Ctesias lại đưa ra một con số khác, khoảng 1.000 chiếc, trong khi Plato lại nói là có cơ sở để đưa ra con số khoảng 1.000 tàu chiến và nhiều nhiều hơn nữa.

Con số 1.207 tầu chiến của người Batư xuất hiện rất sớm trong ghi chép lịch sử vào khoảng năm 472BC, và người Hy Lạp dường như đã thực sự tin rằng họ phải đối mặt với rất nhiều tàu chiến của Batư. Do sự thống nhất trong các nguồn cổ, một số nhà sử học hiện đại đang nghiêng về giả thuyết con số 1.207 tầu chiến được chấp nhận như là kích thước của hạm đội Ba Tư lúc ban đầu; những người khác lại phản đối con số này, theo họ thì con số 1.207 tầu chiến được coi là nhiều hơn cả hạm đội của Hy Lạp trong trường ca Iliad, và nói chung thì mọi người cho rằng người Ba Tư chỉ có thể đã tung ra không nhiều hơn khoảng 600 tàu chiến vào Aegean. Tuy nhiên, một vài người lại cho rằng phải có nhiều tàu chiến Batư tại Salamis: con số hợp lý nhất là trong khoảng 600-800 chiếc. Đây cũng là con số hợp lý sau khi đã cộng thêm số lượng gần đúng của tàu Ba Tư đến tiếp viện sau trận Artemisium, và điều này cũng được xác định bởi nhà sử học Herodotus

Cân nhắc về chiến lược và chiến thuật của đôi bên

Chiến lược tổng thể của người Ba Tư trong cuộc xâm lược năm 480 BC là áp đảo người Hy Lạp bằng một đội quân xâm lược lớn, và hoàn tất cuộc chinh phục Hy Lạp trong một chiến dịch duy nhất. Ngược lại, những người Hy Lạp lại tìm cách sử dụng tốt nhất quân số của họ bằng cách bảo vệ các địa điểm có giới hạn để giữ cho người Ba Tư ở ngoài các cánh đồng càng lâu càng tốt. Xerxes đã rõ ràng là không dự đoán được sự kháng cự này, hoặc ông đã có thể đến sớm hơn trong phần đầu chiến dịch (nếu không phải chờ đến 4 ngày tại Thermopylae, làm cho người Hy Lạp hoàn tất được cuộc sơ tán – Qua đây ta cũng thấy được ý nghĩa to lớn của sự hy sinh của 300 dũng sỹ Sparta).Thời gian bây giờ là cực kỳ quan trọng đối với người Ba Tư – đội quân xâm lược vĩ đại này không thể được cung cấp về hậu cần hợp lý một cách vô thời hạn, và cũng có lẽ Xerxes chẳng muốn phải ở bên ngoài của đế chế của mình trong một thời gian quá dài. Trận đèo Thermopylae đã chỉ ra rằng một cuộc tấn công chống lại một cuộc tấn công chính diện vào một vị trí được bảo vệ tốt của Hy Lạp là vô ích, và có rất ít cơ hội chinh phục phần còn lại của Hy Lạp trên bộ. Tuy nhiên trận Thermopylae cũng chỉ ra rằng, nếu người Hy Lạp bị tấn công từ bên sườn, thì quân đội nhỏ bé của họ có thể bị tiêu diệt . Như vậy cuộc tấn công thọc sườn từ eo đất Isthmus đồi hỏi phải sử dụng của hải quân Ba Tư, và phải tiêu diệt được hải quân của Đồng minh. Nói tóm lại, nếu Xerxes có thể tiêu diệt hải quân Đồng minh, ông sẽ ở một vị trí vững mạnh để buộc Hy Lạp đầu hàng, đây dường như hy vọng duy nhất để kết thúc chiến dịch ngay lập tức. Ngược lại bằng cách tránh cuộc tấn công hủy diệt của người Batư, hoặc như Themistocles hy vọng, bằng cách làm tê liệt hạm đội Ba Tư, Hy Lạp có thể ngăn chặn cuộc chinh phục của họ.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho là không thực sự cần thiết đối với người Ba Tư để phải đánh trận Salamis.Theo Herodotus, Nữ hoàng Artemisia của xứ Caria đã chỉ ra cho Xerxes trong cuộc hành quân tới Salamis. Artemisia gợi ý rằng chiến đấu trên biển là một rủi ro không cần thiết, và đề xuất:

” Bệ hạ không nên vội vã để tiếp chiến trên biển, hãy giữ tàu của bệ hạ ở đây và ở gần phía đất liền, hoặc thậm chí phía trước tiến vào vùng Peloponnesis, sau đó, thưa chúa tể của tôi, ngài sẽ dễ dàng thực hiện những gì ngài muốn có khi đến đây. Người Hylạp không thể chống chọi lại với ngài trong một thời gian dài, nhưng ngài sẽ đánh tan họ, và họ sẽ bỏ chạy tan tác, người nào về thành phố của người nấy.”

Hạm đội tàu Ba Tư vẫn đủ mạnh để đánh ngược từ dưới lên vào hải quân Đồng minh ở Eo biển Salamis, và đồng thời gửi tầu chiến đến hỗ trợ bộ binh đang đóng ở Peloponnesus. Tuy nhiên, trong trong các toan tính cuối cùng, cả hai bên đều chuẩn bị cho một trận hải chiến, với hy vọng nó sẽ thay đổi một cách quyết định cuộc chiến.

Người Ba Tư có lợi những thế chiến thuật đáng kể, như là số lượng vượt trội so với Đồng Minh, và có cả các tàu buồm tốt hơn. Các tàu buồm tốt hơn Herodotus đã đề cập rất có thể do sự cực kỳ thạo nghề biển của các đội thủy thủ. Hầu hết các tàu của Athens (và đó cũng là phần lớn của hạm đội Đồng minh) đóng mới, nên các đội thủy thủ thiếu kinh nghiệm. Các chiến thuật phổ biến nhất của hải chiến tại vùng Địa Trung Hải vào thời điểm đó là đòn đâm, húc ( các tầu triremes được trang bị với một mũi nhọn ở phần đầu tầu), hoặc cho lên boong thật nhiều lính thủy đánh bộ (đây là điều quan trọng để chuyển một trận hải chiến thành một trận bộ chiến). Những người BaTư và người Hy Lạp tại châu Á thời gian này đã bắt đầu sử dụng một manoeuver được biết đến như diekplous. Bây giờ thì không ai biết được kỹ thuật đó là gì, nhưng có thể đó là cách chèo thuyền vào khoảng cách giữa các tàu địch và sau đó đâm, húc chúng các bên mạn tầu. Cáh cơ động này yêu cầu có các tay chèo có nghề, và do đó người Ba Tư sẽ có nhiều khả năng sử dụng nó, và tất nhiên quân Đồng Minh cũng phát triển các chiến thuật đặc biệt để để đánh trả.

Hiện đang còn nhiều tranh luận về chất lượng của hạm đội đồng minh so với hạm đội Ba Tư. Nhiều gợi ý từ nhà sử học Herodotus, rằng các tàu Đồng Minh nặng hơn, và ngụ ý là chúng ít cơ động so với tầu của quân Batư. Nguồn nói rằng tầu của Đồng minh nặng hơn không có cơ sở chắc chắn; có thể là tàu của Đồng Minh đã được đóng đồ sộ hơn, hoặc các tàu này được đóng từ các súc gỗ mà chúng đã không được sấy khô trong mùa đông (mặc dù không có bằng chứng thực cho các gợi ý này). Một gợi ý khác là trọng lượng nặng hơn này của tầu Đồng minh là do chúng chuyên chở lính thủy xọc xiên ( marines hoplite) (20 lính hoplites vũ trang đầy đủ sẽ có cân nặng khoảng 2 tấn). Trọng lượng nặng nề này bất kể do nguyên nhân gì gây ra sẽ làm giảm khả năng của tầu chiến Đồng minh khi sử dụng các đòn diekplous. Cũng có thể là do Đồng Minh đã tăng thêm lính thủy xọc xiên trên boong tàu nên tàu của họ ít cơ động, kể từ khi lên boong thì họ lại dùng những chiến thuật quen thuộc của mình để tiêu diệt quân Batư. Hơn thế nữa, Herodotus chỉ ra rằng người Hy Lạp bắt giữ và tái sử dụng tàu của Batư sau trận Artemisium hơn là đánh chìm chúng. Cũng có đề xuất rằng trọng lượng nặng hơn của tàu Đồng minh cũng có thể làm cho họ ổn định hơn trong gió ngoài khơi bờ biển Salamis, và làm cho họ ít bị thiệt hại với các cú đâm bằng mũi tầu (hay đúng hơn, ít chịu thiệt hại hơn khi bị đâm).

Về chiến thuật mà nói, một trận hải chiến trên biển lớn, nơi mà sự vượt trội về trình độ, kỹ thuật hàng hải và số lượng tầu chiến sẽ là những ưu thế của người Ba Tư. Đối với người Hy Lạp thực tế , hy vọng thực tế cho một chiến thắng quyết định là phải kéo được người Ba Tư vào một khu vực biển chật hẹp, nơi mà sự vượt trội về số lượng không quyết định được gì cả. Trận đánh tại Artemisium đã cho thấy những nỗ lực của Đồng minh cũng không thể phủ nhận được lợi thế Ba Tư về mặt số lượng, nhưng cuối cùng Đồng Minh đã nhận ra rằng họ cần một cái gì đó có thể như là kênh cạn để đánh bại người Ba Tư . Vì vậy, khi dong buồm vào eo biển Salamis để tấn công người Hy Lạp, người Ba Tư đã rơi vào bẫy của Đồng Minh. Có vẻ như có thể rằng người Ba Tư sẽ không cố gắng làm điều này, trừ phi họ đã tự tin của sự chia rẽ của hải quân Đồng minh, và vì thế những mưu mẹo của Themistocle dường như đã đóng một vai trò then chốt để làm nghiêng cán cân về phía có lợi cho người Hy Lạp. Salamis được người Ba Tư cho rằng là một trận chiến không cần thiết và một sai lầm chiến lược.

Trận đánh Salamis không được mô tả bởi các sách lịch sử cổ xưa, và không chắc rằng bất cứ ai (khác hơn là chính bản thân vua Xerxes) tham gia trận đánh đã hiểu rõ ràng những gì đã xảy ra trên bề mặt của eo biển ( Tại vì cụ này vác ghế ra ngồi chiêm ngưỡng mà he he). Những điều gì xảy ra trong trận đánh vẫn còn là vấn đề để bàn cãi hơn là những kết luận chắc chắn.

Bố trí

Trong hạm đội Đồng Minh, các tầu của người Athen được bố trí ở bên trái và bên phải có lẽ là của Sparta (mặc dù Diodorus nói vị trí đó là của người Megareans và Aeginetians), các đội tầu khác đóng ở trung tâm. Hạm đội Đồng Minh có lẽ hình thành thành hai bán đội, vì eo biển được cho là quá hẹp cho một hàng tàu duy nhất. Nhà sử học Herodotus thì cho rằng hạm đội Đồng Minh tạo thành một đường dài Bắc-Nam, có lẽ với sườn phía bắc ở ngoài khơi bờ biển hiện đại ngày là đảo Saint George (Ayios Georgis), và sườn phía nam ở ngoài khơi bờ biển Mũi Vavari (một phần của Salamis). Diodorus (chắc cũng là một nhà sử học ) cho rằng hạm đội Đồng minh thì liên kết theo hướng Đông-Tây, bao gồm các eo biển giữa Salamis và Núi Aigaleos, tuy nhiên, dường như là Đồng minh đã có thể bỏ trống một trong những cánh của họ về phía lãnh thổ chiếm đóng bởi người Ba Tư.

Có vẻ khá chắc chắn rằng hạm đội Ba Tư đã được tung ra để chặn lối ra từ eo biển buổi tối hôm trước khi trận đánh xảy ra. Herodotus rõ ràng đã tin rằng hạm đội Ba Tư thực sự tiến vào eo biển vào lúc sẩm tối, người Batư lập kế hoạch để đón bắt Đồng Minh khi họ chạy trốn . Tuy nhiên, các nhà sử học hiện đại lại có rất nhiều tranh luận điểm này, một số chỉ ra những khó khăn của vận động của hạm đội trong một không gian bởi hạn chế bởi bóng đêm, và những người khác lại chấp nhận giả thiết của Herodotus. Như vậy có hai khả năng rằng trong đêm trước đó người Ba Tư đơn giản chỉ chặn lối ra vào eo biển, và sau đó tiến vào eo biển trong ban ngày, hoặc là họ tiến vào eo biển và ở lại chính vị trí trong đêm cho đến khi trận đánh xảy ra. Bất kể. cố gắng nào của họ, thì cũng đều có khả năng người Ba Tư xoay hạm đội của họ về phía mũi Cape Vavari, để từ hứơng ban đầu là đông – tây( chặn để lối ra), họ quay chỉnh một vòng về hướng bắc-nam. Hạm đội Ba Tư có vẻ như đã được chia thành ba hải đội tàu chiến (theo Aeschylus), với hải đội Phoenicia ở bên phải cạnh sườn Núi Aigaleos, đội hải Ionia trên sườn trái và hải đội còn lại ở hướng trung tâm.

Diodorus thì cho rằng hải đội của người Ai Cập đã được gửi đi vòng quanh Salamis, để chặn các lối ra phía Bắc từ eo biển. Nếu Xerxes muốn bẫy Đồng Minh một cách chọn vẹn, thì vận động này là hoàn toàn có ý nghĩa. (Đặc biệt là trong trường hợp ông ta hy vọng Đồng Minh sẽ không chống trả). Tuy nhiên, Herodotus không đề cập đến điều này (và có thể ám chỉ sự hiện diện của Ai Cập trong cuộc chiến chính), dẫn đến một số nhà sử học hiện đại đã bỏ qua điều nay, mặc dù vậy những người khác chấp nhận nó như một khả năng có thể xảy ra. Xerxes cũng cử khoảng 400 binh sĩ lên đóng tại đảo như là Psyttaleia, ở giữa lối ra từ eo biển, để giết hoặc bắt giữ bất kỳ người Hy Lạp bỏ chạy (những người mà tàu của họ đắm hoặc mắc cạn).

Giai đoạn mở đầu trận đánh

Bất kể ở thời gian nào khi họ tiến vào eo biển, người Ba Tư đã không di chuyển để tấn công ngay vào đội hình quân Đồng Minh, mà họ cho đến khi có ánh sáng ban ngày. Kể từ khi họ không còn dự định lẩn tránh, Đồng Minh đã có một đêm nghỉ ngơi để chuẩn bị cho trận đánh, và sau một bài phát biểu của Themistocles, các lính thủy đánh bộ lên tàu đã sẵn sàng để căng buồm. Theo Herodotus lúc đó bình minh đang lên, tầu Đồng Minh đã ” bơi ra biển ngay lập tức họ bị quân rợ tấn công” Nếu người Ba Tư chỉ tiến vào eo biển lúc bình minh, thì khi đó Đồng Minh đã có thời gian để sửa soạn vị trí của họ một cách có trật tự hơn.

Aeschylus lại cho rằng người Ba Tư tiến vào (có thể ngụ ý rằng họ đã không có mặt ở trong các eo biển lúc bình minh), họ nghe thấy người Hy Lạp ca hát thánh ca chiến đấu của họ ( hay có thể là đang cầu chúa Jêsu he he) trước khi họ thấy hạm đội Đồng Minh. Lời bài hát

?α-δε, Tλλήν?ν ἴ”ε,
ἐλε.θεροῦ”ε ?α”ρίδ, ἐλε.θεροῦ”ε δὲ
?α-δα,, γ.να-κα,, θεῶν “έ ?α”ρῴ?ν .δη,
θήκα, “ε ?ρογOν?ν:
νῦν ‘?ὲρ ?άν”?ν ?γZν.

Dịch sang tiếng Việt

Tiến lên, hỡi những con trai Hy Lạp,
Để giải phóng Tổ quốc,
Để giải phóng trẻ em, phụ nữ của bạn,
Để các vị thần trên các bàn thờ của ông bố của bạn
Và từ các ngôi mộ của các bậc tiền bối của bạn:
Bây giờ là thời gian để tranh đấu vì tất cả mọi thứ.

Herodotus kể lại rằng, theo những người Athen, thì dường như là khi trận đánh sắp bắt đầu thì những người Corinthians kéo buồm của họ và bắt đầu chèo thuyền ra khỏi trận đánh,họ đi phía các eo biển phía Bắc. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng người Hy Lạp khác không đồng ý là có chuyện này xảy ra. Nếu điều này đã xảy ra trong thực tế, người ta có thể giải thích là những tàu này được gửi đến thăm dò theo lối ra phía Bắc từ eo biển, để thăm dò xem liệu có sự xuất hiện của các đội Ai Cập bao quanh hay không? (thực sự là điều này rất có khả năng xảy ra). Một khả năng ( không một chiều như giả thiết rước đây) là sự ra đi của những người Corinthians đã kích thích những hành động tấn công của người Ba Tư vì dường nó cho họ thấy là hạm đội Đồng minh đang bị tan rã. Ở chừng mực nào, nếu thực sự người Corinthians đã rẽ trái thì họ cũng sớm quay trở lại tham gia trận chiến.

Tiếp cận hạm đội Đồng minh ở eo biển chật chội, Hạm đội Ba Tư xuất hiện đã trở thành vô tổ chức và chật chội trong vùng biển hẹp Hơn nữa rõ ràng rằng sự tan rã của hạm đội của Hy Lạp đã kết thúc, họ đã dược sắp xếp lại để sẵn sàng để tấn công kẻ địch. Tuy nhiên thay vì tấn công ngay lập tức, các tầu của Đồng Minh lúc đầu lại quay ngược tàu của họ đi, làm như họ đang sợ hãi. Theo Plutarch, hành động này là để có được vị trí tốt hơn, và cũng để kéo dài thời gian cho đến khi có gió sớm. Herodotus kể lại rằng theo truyền thuyết, dường như lúc hạm đội đang quay trở lại, họ đã thấy một người phụ nữ xuất hiện và nói với họ ” những thằng điên kia, có biết là bao xa để chúng mày quay trở lại tàu của mình không?” nguyên văn “Madmen, how far will ye yet back your ships?” Tuy nhiên, ông thêm vào một cách hợp lý là trong khi các tầu của Đồng minh quay trở lạ, có một chiếc tàu duy nhất lao như tên bắn về phía trước để đâm vào tàu lớn gần nhất của người Ba Tư. Người Athens thì tuyên bố rằng đây là con tàu của Ameinias Pallene của Athens, người Aeginetans thì tuyên bố rằng đó là một trong những tàu của họ. Rồi toàn bộ Hy Lạp lao vào đội hình đang rối loạn của quân Ba Tư.

Giữa trận đánh

Trên chiến trường, dường như là đợt tầu đầu tiên của hạm đội Ba Tư đã bị đẩy lùi bởi người Hy Lạp, họ đã trở thành chướng ngại vật cho các đợt tiến thứ hai và thứ ba của chính đồng đội của họ. Phía cánh trái của Hy Lạp, Ariabignes đô đốc Ba Tư (một người anh em của Xerxes ) đã bị giết lúc đầu trận, để lại một tình trạng vô tổ chức và không có người lãnh đạo, các hải đội Phoenicia dường như đã bị đẩy lùi về phía bờ biển, nhiều tàu của họ bị mắc cạn khi bỏ chạy. Ở trung tâm, một mũi dùi của tàu Hy Lạp đã chọc xuyên qua hàng tầu chiến Ba Tư, chia tách hạm đội của họ làm hai phần

Herodotus kể lại rằng nữ hoàng của Halicarnassus, và chỉ huy của đội ngũ Carian, thấy rằng mình bị truy đuổi bởi tàu Ameinias của Pallene. Trong lúc bỏ chạy tầu của bà ta đã đâm phải một tàu Ba Tư khác, do đó làm cho các đội trưởng của Athens nghĩ rằng đây chiếc tàu của đồng minh; Ameinias đã thôi không đuổi theo nữa, Tuy nhiên, Xerxes nhìn thấy và nghĩ rằng nữ hoàng đã tấn công một cách thành công tầu của Đồng Minh, và ông ta cũng thấy khả năng kém của các đội trưởng khác của mình nên đã nhận xét “đàn ông của tôi đã trở thànhđàn bà và đàn bà của tôi lại chở thành đàn ông”

Các chi tiết của phần còn lại của trận đánh nói chung là được mô tả rất thô sơ trong sách sử, và không có người nào đã từng tham gia trận đánh lại có một cái nhìn tổng thể về cuộc chiến cả. Các tầu triremes thường được trang bị một mũi nhọn lớn ở phía trước, và nó có thể chìm tầu của kẻ thù, hoặc ít nhất vô hiệu hóa nó bằng cách cắt sạch các mái chèo ở một bên mạn tầu. Nếu cú đâm đầu tiên không thành công, thì một trận đánh tay đôi giữa các tầu chiến của đôi bên sẽ nổ ra sau đó.. Cả hai bên đều có thủy quân lục chiến của họ ở trên tầu; người Hy Lạp có lính Hoplite với đầy đủ vũ trang, người Ba Tư có lẽ có bộ binh vũ trang người Iran trang bị nhẹ hơn ( trong trường hợp này thì ai cũng biết lợi thế thuộc về Đồng Minh).
Hạm đội Ba Tư đã bắt đầu rút lui về phía Phalerum, nhưng theo Herodotus, các tầu của người Aeginetans phục kích họ, khi họ đang cố gắng để rời khỏi eo biển. Các tàu trở lại được bến cảng Phalerum và nơi đóng quân của quân đội Ba Tư đều bị thương. Tướng Aristides của Athens sau đó dùng một đội quân đổ bộ lên đảo Psyttaleia để giết sạch các toán đồn trú mà Xerxes bỏ lại. Thương vong của Ba Tư không được đề cập một cách chính xác theo ghi chép của Herodotus. Tuy nhiên, ông nói rằng vào năm sau, hạm đội Ba Tư chỉ còn lại 300 triremes. Số thiệt hại phụ thuộc vào số lượng tàu thuyền của Ba Tư bắt đầu cuộc chiến; dường như rất có khả năng là trong khoảng 200-300 chiếc, dựa trên trên ước tính cho số lượng của hạm đội Ba Tư. Theo Herodotus, người Ba Tư bị thương vong nhiều hơn vì hầu hết họ không biết bơi. Xerxes, ngồi trên núi Aigaleos trên ngai vàng của mình, đã chứng kiến sự tàn sát. Một số thuyền trưởng tầu đắm người Phoenicia đã cố gắng đổ lỗi cho người Ionians nhát trước khi kết thúc trận đánh. Xerxes, trong lúc tâm trạng tồi tệ đã chứng kiến một tàu Ionia bắt giữ một tàu Aeginetan, đã ra lệnh trặt đầu những người Phoenicia vì tội đã vu khống cho “những người có dòng máu quý tộc ” hơn họ.

Sau trận đánh

Bất chấp những hậu quả trước mắt từ trận Salamis, Xerxes đã cố gắng xây dựng một cầu phao hoặc đường đắp cao vượt qua eo biển, mục đích sử dụng quân đội của mình để tấn công Athen, tuy nhiên hạm đội Hy Lạp bây giờ đang tuần tra một cách tự tin xung quanh eo biển, điều này chứng tỏ có cố gắng tiếp cũng vô ích. Herodotus cho chúng ta biết Xerxes đã tổ chức một hội đồng chiến tranh. Lúc đó Đô đốc của Ba Tư, tướng Mardonius cố gắng làm rõ ý nghĩa của thất bại ở trận Salamis:

” Tâu bệ hạ, không ai không thể không đau khổ vì những gì đã xảy đến với chúng ta. Nhưng thưa ngài người và ngựa của chúng ta không phải là gỗ đá, … Nếu bây giờ ngài muốn chúng tôi ngay lập tức tấn công Peloponnese, nhưng tốt hơn ngài nên kiên trì chờ đợi, và rồi thì chúng ta vẫn sẽ làm được điều ta muốn .. Tốt nhất thì ngài nên làm theo điều hạ thần đã nói, nhưng nếu ngài vẫn kiên quyết dẫn quân đội tiến lên thì hạ thần vẫn một kế hoạch tác chiến khác. Nhưng không nên thưa bệ hạ, dẫn quân đội Ba Tư vào tiếp tục cuộc chiến với người Hy Lạp, ngài sẽ phải chịu nhiều hiểm nguy, đó không phải là do lỗi của người Ba Tư. Ngài cũng không thể nói rằng những việc chúng tôi đã làm ở đây ít dũng cảm hơn bất cứ người nào khác, như Phoenicia, Ai Cập, Cyprians và Cilicians có thể làm được, không phải là người Ba Tư là nguyên nhân cho tất cả tai họa này, nhưng người Ba Tư không thể đổ lỗi cho ai cả, hãy trao quyềh chỉ huy cho thần, nếu bệ hạ cảm thấy không ở lại đây nữa, hãy quay về nhà với phần lớn của quân đội của ngài. Thần sẽ tiêu diệt người Hylạp và biến chúng thành nô lệ của ngài”

Vì lo ngại rằng người Hy Lạp có thể tấn công các cầu phao tại Hellespont và nhốt chặt quân đội của mình ở tại Châu Âu, Xerxes đã chọn cách quay về Batư, với phần lớn quân đội của ông ta. Mardonius chỉ huy các toán quân tiếp tục đóng lại cùng với ông ta tại Hy Lạp, bao gồm các đơn vị bộ binh và kỵ binh, để hoàn tất cuộc chinh phục của Hy Lạp. Quân Ba Tư bỏ rơi Attica nhưng chỉ để trú đông tại Boeotia và Thessaly, người Athens đã quay trở lại thành phố bị đốt cháy của họ trong mùa đông.

Năm sau, 479 TCN, Mardonius lại tái chiếm Athens (quân đội Đồng Minh vẫn tập trung để bảo vệ eo đất Isthmus). Tuy nhiên, quân Đồng Minh, dưới sự lãnh đạo của thành bang Sparta, cuối cùng đã nhất trí để ép Mardonius vào một trận đánh quyết định, và họ hành quân về Attica. Mardonius rút lui về Boeotia để thu hút người Hy Lạp vào một địa hình rộng rãi và hai bên cuối cùng đã gặp nhau tại gần thành phố Plataea ( vốn đã được san bằng vào năm trước) Ở đó, trận Plataea, quân đội Hy Lạp đã giành một chiến thắng quyết định, tiêu diệt nhiều đội quân Ba Tư và kết thúc cuộc xâm lược vào Hy Lạp; trong khi ở trận gần đồng thời Mycale, hạm đội Đồng minh tiêu diệt những gì còn lại của hạm đội Ba Tư.

Trận Actium

Ngày 02 tháng 9 năm 31 TCN
Kết quả : chiến thắng quyết định của Octavian
Mark Antony mất hạm đội của mình, quân đội của ông ta bỏ chạy với số lượng lớn
Octavian trở thành Tổng tài duy nhất , là “Augustus Caesar” và là “công dân đầu tiên ” của Rome.
Vị trí trận đánh: biển Ionia, gần Actium – Hy Lạp, thuộc địa của Lamã

Các Bên tham chiến

Octavian và lực lượng ủng hộ ông ta

Chỉ huy chiến trường
Marcus Vipsanius Agrippa
Sức mạnh
400 tàu chiến, chủ yếu là tàu nhỏ Liburnian và Hexeres với 16.000 lính lê dương thủy quân lục chiến và 3.000 cung thủ.
Thương vong
Khoảng 2.500 chết

Triều đại Ptolemaic Egypt
Mark Antony và lực lượng ủng hộ ông ta

Chỉ huy
Mark Antony
Sức mạnh
230 tàu chiến, chủ yếu là tầu Quinqueremes với một số tầu Deceres lớn hơn, 30 -> 50 tầu vận tải và 60 tàu chiến Ai Cập. 2.000 cung thủ, 20.000 lính lê dương thủy quân lục chiến.
Thương vong và thiệt hại
200 tàu chìm và bị bắt giữ, hơn 5.000 người chết

Trận Actium là hải chiến cuối cùng của nền Cộng hòa La Mã. Nó diễn ra giữa các lực lượng của Octavian và các lực lượng kết hợp của Mark Antony và Cleopatra. Trận đánh diễn ra vào ngày 2 tháng 9 31 trước Công nguyên, trên Biển Ionia gần thuộc địa La Mã Actium tại Hy Lạp. Hạm đội Octavian đã chỉ huy của Marcus Vipsanius Agrippa, trong khi đội tàu của Antony đã được hỗ trợ bởi các con tàu của người yêu của mình, Cleopatra VII, Nữ hoàng Ai Cập thuộc dòng họ Ptolemy.

Chiến thắng của Octavian cho phép ông ta củng cố quyền lực của mình ở Rome và thuộc địa của nó. Cuối cùng, ông đã được trao danh hiệu Princeps ( “công dân đầu tiên “) và đồng thời cũng là từ kết quả của chiến thắng này ông đã được trao tặng danh hiệu Augustus của Thượng viện La Mã. Là Augustus, ông cố giữ vẻ bề ngoài là một nhà lãnh đạo đang phục hồi chế độ Cộng hòa La Mã, tuy nhiên, theo các nhà sử học, ông ta đã đặt dấu chấm hết cho nền Cộng hòa La Mã và mở đầu cho một thể chế mới, Chuyên chế La Mã

Bối cảnh chung

Liên minh thường được biết đến như là Tam hùng chế lần thứ hai ( Đây là liên minh của mấy bác đầu gấu ở La Mã thường để chống lại Viện nguyên lão La Mã, tam hùng chế I có Caesar, Crassus, Pompeus. Tam hùng chế lần II có Octavian, Mark Anthony và Lepidus), được gia hạn cho mỗi năm năm một lần vào 38 TCN bị đổ vỡ khi Octavian nhận chức Caesarion thì con trai chính thức của Caesar và Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, trở thành một mối đe dọa lớn đến sức mạnh của ông ta (Octavian ). Điều đó đã xảy ra khi Mark Antony, một người có thế lực nhất trong Tam hùng chế đã bỏ vợ (chị của Octavian tên là Octavia Minor) và chuyển đến Ai Cập để bắt đầu một tình lãng mạn lâu dài với Nữ hoàng Cleopatra, do đó trở thành cha dượng chính thức của Caesarion. Cuộc tình này đã trở thành một vụ bê bối chính trị ở Ai Cập, Antony chắc chắn đóng vai trò của một nhà lãnh đạo của một phong trào ly khai, phá vỡ sự thống nhất của Đế quốc La Mã. Ít nhất, đây là những gì Octavian và phần lớn của thành viên Thượng viện La Mã nghĩ vậy.

Uy tín của Octavian và quan trọng hơn nữa, sự trung thành của binh đoàn Lê dương của ông ta đã trở nên nổi tiếng hơn nhờ cái chết của  Caesar vào năm 44 TCN, lúc đó mới mười bảy tuổi, Octavian đã được chính thức công nhận như là con trai duy nhất của La Mã rộng lớn và cũng là người thừa kế hợp pháp duy nhất của cải to lớn của Caesar. Mark Antony trở thành sĩ quan chính và thành công nhất trong quân đội hàng đầu của Caesar (Magister equitum) và, nhờ những chiến thắng quân sự của mình, ông ta có thể yêu cầu một phần đáng kể những hỗ trợ chính trị, quân sự từ các chiến binh và cựu binh của Caesar. Cả hai Octavian và Mark Antony đã cùng chiến đấu chống lại kẻ thù chung của họ ( phe bảo vệ chế độ Cộng hòa đứng đầu là Brutus ?” người đã đâm chết Caesar) trong cuộc nội chiến xảy ra sau vụ ám sát Caesar.

Sau nhiều năm hợp tác trung thành với Octavian, Mark Antony bắt đầu hành động một cách độc lập, cuối cùng nghi ngờ ngày càng cao rằng ông muốn ganh đua để trở thành chủ nhân duy nhất của Rome. Khi ông công khai ly dị chị gái của Octavian, Octavia Minor, và chuyển đến Alexandria và trở thành chồng chính thức của Nữ Hoàng Cleopatra, ông ta đã làm nhiều chính trị gia La Mã tin rằng ông ta đã cố gắng để trở thành người cai trị không thể kiểm soát được ở Ai Cập và các vương quốc khác ở phía đông, trong khi vẫn duy trì mệnh lệnh của mình lên nhiều binh đoàn Lê dương ở phía Đông. Như là một thách thức cá nhân đến uy tín của Octavian, Antony đã cố gắng để cho Caesarion được chấp nhận như là một người thừa kế thực sự của  Caesar, mặc dù bản di chúc đã không đề cập đến cậu bé. Trong thực tế, Antony và Cleopatra chính thức nâng lên nắm quyền lực, Caesarion lúc mười ba tuổi, vào năm 34 trước Công nguyên, trao cho Mark Antony danh hiệu mơ hồ, nhưng ầm ỹ ?o Vua của các nhà vua? ( hay là kẻ bảo trợ thành Alexandria). Là con trai của Caesar, danh hiệu này rõ ràng được hiểu như là một mối đe dọa cho các truyền thống của nền cộng hòa La Mã. Trong thực tế, theo cách hiểu rộng rãi, Mark Antony đã có một lần dâng vương miện cho  Caesar. Sau đó, Octavian bắt đầu một cuộc chiến tranh tuyên truyền, lên án Antony như là một kẻ thù của Roma, khẳng định rằng ông ta đang tìm cách thiết lập một chế độ quân chủ độc tài lên trên toàn bộ Đế quốc La Mã bằng cách thay mặt cho Caesarion. Octavian hoàn toàn lừa bịp được Viện nguyên lão La Mã, và làm nó tin rằng Antony có ý định di chuyển thủ đô của đế quốc về Alexandria.

Khi liên minh tam hùng chế lần thứ hai chính thức hết hạn vào ngày cuối cùng của năm 33 TCN, Antony đã viết cho Viện nguyên lão rằng ông ta không muốn được tái bổ nhiệm. Ông hy vọng rằng ông có thể được Viện nguyên lão xem như là người hùng của họ để chống lại những tham vọng của Octavian, người mà ông coi là sẽ không sẵn sàng từ bỏ vị trí của mình một cách tự nguyện như ông đã làm. Các nguyên nhân của sự bất mãn lẫn nhau giữa hai bên liên tục được tích tụ. Antony phàn nàn rằng Octavian đã vượt quá quyền hạn của mình trong việc hạ bệ Lepidus, và việc Octavian chiếm lấy quyền điều hành cùng binh lính tại các lãnh địa của ***tus Pompeius mà không chịu trao cho ông ta một nửa. Octavian thì lại phàn nàn rằng Anthony không có thẩm quyền để được kiểm soát Ai Cập, rằng Anthony đã tử hình Lontus Pompeius một cách bất hợp pháp; rằng sự tráo trở của Anthony với vua Armenia tạo ra sự lạnh nhạt của quốc gia này với La Mã; rằng ông ta đã không gửi một nửa số tiền chiến lợi phẩm thu được đến Rome theo thỏa thuận, và rằng sự liên kết của Mark Anthony với Cleopatra và việc thừa nhận Caesarion như một con trai hợp pháp của Caesar tạo ra sự mất uy tín cũng như đe dọa sự tồn tại của đế chế

Trong suốt năm 32 TCN, một phần ba thành viên của Viện nguyên lão và cả hai vị quan chấp chính tối cao đều liên minh với Antony. Hai vị quan chấp chính tối cao này quyết định che giấu cho các tham vọng của Antony. Ahenobarbus dường như đã muốn yên lặng, nhưng G. Sosius ngày 01 tháng 01 có một bài phát biểu tạo thuận lợi cho Antony, và đề nghị xác nhận rằng hành động của ông ta sẽ không bị phủ quyết bởi các hộ dân quan La Mã. Octavian không có mặt ở đó, nhưng tại cuộc họp tiếp theo Octavian đưa ra câu trả lời một cách tự nhiên rằng, hai vị quan chấp chính quan này phải rời Rome để gia nhập với Antony. Còn Antony khi nghe tin này đã công khai ly hôn với Octavia, chuyển đến thành phố Ephesus để ở với Cleopatra, đây cũng là nơi một hạm đội lớn đã được tập hợp từ tất cả các phần của phương Đông, trong đó Cleopatra đã đóng góp một phần lớn. Sau khi tạm trú một thời gian ở đó cùng với các đồng minh của mình tại Samos, Antony bỏ đến Athens.. Lực lượng bộ binh của ông ta vốn đóng tại Armenia được đưa xuống vùng bờ biển của châu Á, và được chỉ huy bởi L. Canidius Crassus.

Octavian cũng không chậm hơn trong việc chuẩn bị lực lượng. Thật vậy, các hoạt động quân sự đã bắt đầu vào năm 31 trước Công nguyên, khi tướng Agrippa của Octavian chiếm giữ Methone, một thị trấn Hy Lạp liên minh với Antony. Tuy nhiên, do việc kế hoach hành động của Antony đã bị rơi vào tay của một kẻ phản bội tên là Plancus, và nó được đọc một cách kỹ lưỡng ở Rome để biết những gì chuẩn bị xảy ra tại Samos, và làm thế nào Antony lại hành động vì lợi ích của Cleopatra. Octavian đã có những hành động để tạo ra cảm giác rằng ông dễ dàng có từ bỏ quyền lực từ chức vụ chấp chính quan của mình vào năm 31 TCN mà ông ta đã được chỉ định, và bỏ phiếu cho một lời tuyên chiến chống lại Nữ hoàng Cleopatra, cũng có nghĩa tuyên chiến với Anthony, mặc dù ông đã không chỉ đích danh. Trong khi Octavian thực hiện điều này, Viện nguyên lão đã đưa một lời tuyên chiến và tước đi của Antony mọi thể nhân pháp luật.

Trận đánh

Antony có dự định mở một cuộc tấn công về phía nước Ý vào cuối năm 32, và đã vượt xa khỏi đảo Corcyra. Tuy nhiên, ông ta thấy rằng biển đã được bảo vệ bởi một đội tàu chiến của Octavian, ông ta quyết định dừng lại và trú đông tại Patrae, trong khi hầu hết các phần hạm đội của mình trong vịnh Ambracian, và bộ binh của ông ta hạ trại ở gần doi đất thuộc Actium, ở phía đối diện hẹp eo biển gần Vịnh Ambracian và được bảo vệ bởi một tháp và phần chính của quân đội

Các đề xuất của Octavian cho một cuộc hội họp để hòa giải với Antony đều bị từ chối một cách khinh mệt, cả hai bên đều lao vào chuẩn bị cho một trận đánh cuối cùng vào năm sau. Những tháng đầu năm trôi qua mà không có sự kiện đáng chú ý, ngoài một số thành công của Agrippa trên bờ biển của Hy Lạp, nhằm mục đích chuyển hướng sự chú ý của Antony. Mãi cho đến cuối tháng tám khi quân đội của Octavian đã hành quân bằng đường bộ vào khu vực phía bắc của eo biển đối diện trại Antony. Antony vẫn không hề quan tâm đến các đợt chuyển quân này. Mất một vài tháng để ông ta ( chắc là Anthony) chuyển các đạo quân đầy đủ của mình đến từ những nơi khác nhau, mà quân đội hoặc tàu của các đồng minh của ông ta đang trú đông. Nhưng trong các tháng này không chỉ có Agrippa tấn công vào thành phố Hy Lạp từ bờ biển, mà còn có các trận giao tranh bằng kỵ binh khác, Caesar đã bước đầu đánh bại kẻ thù, và Antony đã bị buộc từ bỏ phía Bắc của eo biển và rút binh sĩ của ông về phía Nam. Cleopatra bấy giờ rất muốn khuyên rằng các tầu garrisons nên được đưa vào trú tại thành phố được bảo vệ tốt, và rằng hạm đội chính nên trở về Alexandria. Đội tầu chiến lớn của Ai Cập trong liên minh cũng như các ảnh hưởng cá nhân của Cleopatra đã làm cho lời khuyên của cô trở nên trọng lượng đối với Antony, và có vẻ rằng sự di chuyển này đã được tiến hành trong thực tế.

Octavian đọc được ý định này và quyết định phải ngăn chặn nó. Vào ngày đầu tiên của tháng chín, ông ta ban hành một thông báo đển hạm đội của mình để chuẩn bị cho trận chiến. Ngày hôm sau thời tiết ẩm ướt, biển có sóng to . Khi hiệu kèn trumpet vang lên, hạm đội của Anthony bắt đầu xuất hành từ phía eo biển, các tàu di chuyển theo hàng và duy trì sự yên lặng. Octavian sau khi một do dự ngắn đã ra lệnh tàu của mình hướng về bên phải và tìm cách vượt qua tàu của đối phương. Sau đó vì sợ bị bao vây, Antony đã buộc phải đưa ra mệnh lệnh tấn công.

Trình tự của trận đánh

Hai hạm đội xáp mặt nhau ở ngoài vịnh Actium vào sáng ngày 02 Tháng chín 31 TCN. Hạm đội của Antony số lượng khoảng 500 chiếc, trong đó có 230 tầu chiến galley lớn tám hoặc mười hàng chèo, có tháp cao với nhiều binh lính được vũ trang đầy đủ. Ông ta ( Anthony) hướng hạm đội của mình bơi xuyên qua eo biển tiến về phía biển lớn. Octavian có khoảng 250 tàu chiến, hạm đội của Octavian chờ đợi rình rập để chặn con đường vượt ra ngoài eo biển. Đội hình hạm đội của Octavian dẫn đầu là đô đốc Agrippa dày dạn kinh nghiệm chỉ huy cánh trái của hạm đội, Lucius Arruntius chỉ huy cánh trung tâm và Marcus Lurius chỉ huy cánh phải. Titus Statilius Taurus chỉ huy bộ binh của Octavian, quan sát trận đánh từ bờ biển phía bắc của eo biển. Mark Antony và Gellius Publicola chỉ huy cánh phải của hạm đội phía Antony, trong khi đó Marcus Octavius và Marcus Insteius chỉ huy đội hình trung tâm, và đội tầu của Cleopatra ở vị trí phía sau họ. Gaius Sosius phát động cuộc tấn công đầu tiên từ cánh trái của hạm đội, trong khi trung úy trưởng (chief lieutenant) của Antony, Canidius Publius Crassus, chỉ huy các lực lượng bộ binh của ông ta.

Giữa trận hải chiến

Trận đánh dữ dội kéo dài suốt cả buổi chiều không dẫn đến một kết quả quyết định. Phần lớn các tàu chiến của Mark Antony là tầu quinquereme, galley với mũ tầu bịt sắt nhọn lớn (ram), có thể nặng tới ba trăm tấn. tàu của Antony thường được trang bị các móc bằng thép lớn, sẽ rất hiệu quả nếu chúng được quăng trúng tầu đối phương, nhưng nếu không trúng, thì các móc bằng thép sẽ có khả năng gây thiệt hại cho chính con tàu của mình, hoặc gây nhiều sự chậm trễ và làm cho binh lính trên tầu dễ trở thành mục tiêu cho các tàu nhỏ hơn. Mũi của tầu Galley được bọc giáp bằng các phiến đồng và gỗ cắt vuông, làm cho con tầu có thể triển khai đòn tấn công ramming một cách thành công vào đối phương được trang bị yếu hơn.
Thật không may cho Antony, nhiều tàu của ông bị thiếu thủy thủ đoàn, đã có một trận dịch sốt rét hoành hành trong khi họ đậu trong eo biển và đợi hạm đội của Octavian đến. Để khắc phục tốt nhất tình trạng này, Antony cho đốt những tàu không có đủ thủy thủ đoàn, trong khi gộp các thủy thủ đoàn đang bị sứt mẻ khác lại với nhau. Với nhiều tay chèo đã chết sức mạnh của đòn ramming (dùng mũi nhọn bọc thép của tầu mình húc vào tầu đối phương), chiến thuật chính được thiết kế cho tầu quinqueremes đã không được sử dụng thành công. Kẻ thù làm suy yếu quân đội của Antony bằng cách cắt đứt đường cung cấp của họ ( Vậy tức là phong tỏa xung quanh để Mark Anthony không tuyển được tay chèo mới ?” em đoán vây).
Hạm đội của Octavian phần lớn được lập thành từ tầu Liburnian nhỏ hơn nhưng có trang bị và đào tạo tốt hơn, thủy thủ đoàn lại sung sức. Tuy thường nhỏ hơn nhưng tầu của Octavian lại dễ điều khiển hơn trong khi lướt trên sóng, chúng có khả năng đảo mạn tầu quay lại để chiến đấu rất nhanh sau khi phóng một loạt mũi lao vào một đối phương lớn và rút lui để khỏi bị đánh trả với thời gian rất ngắn. Tầu Liburnian nhẹ hơn và có thể cơ động nhanh hơn các tầu Quinqueremes, khi mà các tầu này chỉ có đòn ram tầu địch, và đồng thời giết các thủy thủ đoàn của đối phương ở trên boong với một trận mưa tên và pháo bắn đá catapult với những quả đạn đủ mạnh để bắn bay đầu quân địch.

Trước khi trận chiến, một trong những tướng của Mark Antony, Quintus Dellius, đã đến đầu hàng Octavian với các kế hoạch chiến đấu của Mark Antony. Antony hy vọng sử dụng những tàu lớn nhất của mình để đấy cánh quân của Agrippa về cuối phía bắc của hàng tầu chiến của mình, nhưng toàn bộ hạm đội của Octavian đã biết chiến lược này, và họ vận động ngoài tầm với của tầu chiến của Anthony. Ngay sau giữa trưa, Antony đã buộc phải kéo dài hàng tầu chiến của mình để tăng cường bảo vệ bờ biển và cuối cùng tham chiến với kẻ thù. Cleopatra ở phía sau, không thể chịu nổi tình trạng hồi hộp chờ đợi, hoảng loạn về tinh thần ( đúng là dây vào đàn bà thì đỏ tình, đen bạc), đã phát tín hiệu rút lui. Hạm đội của Cleopatra rút lui ra biển lớn mà không giao chiến. Một cơn gió nhẹ thổi đúng hướng, và thế là các con tàu của Ai Cập đã sớm thoát ly khỏi trận chiến

Antony đã không quan sát thấy tín hiệu rút lui này, và ông ta cho rằng đó một cơn hoảng loạn và rằng tất cả đã mất hết sau hành động bỏ chạy của đội tầu AiCập. Điều này lây lan rất nhanh, khắp mọi nơi buồm được căng lên, và tháp chiến đấu với các vũ khí khác bị hạ xuống boong. Tuy vậy vẫn còn một số tầu tiếp tục chiến đấu, nhưng cũng chẳng kéo dài được đến chiều tối, khi nhiều chiếc đã bị bắt lửa từ những cây đuốc đang cháy được ném vào họ. Cho rằng mọi việc đã kết thúc Mark Antony chuyển sang một tàu nhỏ hơn với cờ xí của mình và cố gắng để chạy thoát, cùng với một vài chiếc tàu hộ tống ông cố gắng chọc thủng hàng tầu của Octavian để chạy thoát. Những chiếc ở phía sau không chạy thoát được, tất nhiên đã bị bắt giữ hoặc đánh chìm bởi lực lượng của Octavian.

Một kịch bản khác của trận hải chiến (không rõ nguồn gốc ) cho rằng khi Antony biết ông bị bao vây và không còn đường rút chạy. Nhằm mục đích để xoay vần trận chiến về phía có lợi cho mình, Antony đã tập hợp tàu của ông ta xung quanh mình thành một đội hình móng ngựa ở gần bờ cho an toàn. Sau đó, khi các tầu của Octavian tìm cách áp sát tàu của Antony thì biển sẽ đẩy chúng vào bờ. Antony thấy rằng ông không thể đánh bại lực lượng của Octavian, do đó, Cleopatra và ông ở lại ở phía sau đội tầu. Cuối cùng, Antony đã tung các tàu chiến ở cánh phía bắc của mình để cuộc tấn công. Ông đã ra lệnh cho họ tiến ra phía bắc, để làm giãn đội hình tàu của Octavian khi các tầu này đang cố gắng sắp xếp chặt chẽ. Ông tung một đội tầu do Gaius Sosius chỉ huy xuống phía nam để làm giãn ra đội hình tàu còn lại ở phía nam. Chiến thuật này tạo ra một lỗ ở giữa đội hình chiến đấu của Octavian. Antonius nắm lấy cơ hội này và cùng với Cleopatra trên các con tàu của mình, tăng tốc bơi xuyên qua các khe hở và chạy thoát, bỏ toàn bộ lực lượng của mình.
Sau khi trận đánh kết thúc, Octavian cố gắng cứu các thủy thủ của các tàu bị cháy, và đã ở cả đêm trên tàu. Ngày hôm sau các chiến đoàn bộ binh của Antony bị chặn mất đường rút lui của họ đến Macedonia và bị buộc phải đầu hàng, và trại của Antony đã bị chiếm đóng. Và khi tất cả đã qua đi thì Đế chế La Mã chỉ còn có một người chủ duy nhất.

Sau trận đánh

Các hậu quả chính trị của trận chiến này đã kéo rất dài.Trong bóng đêm mịt mờ 19 chiến đoàn bộ binh và 12.000 kỵ binh của Antony đã bỏ chạy trước khi ông ta có thể tổ chức một trận đánh trên bộ với Octavian. Sau khi Mark Antony mất đi hạm đội của mình, lực lượng bộ binh của ông ta, vốn phải ngang bằng với của Octavian, đã bỏ chạy với số lượng lớn. Antony mặc dù không thiết lập đế chế riêng của mình, ông ta vẫn bị coi là một kẻ bỏ trốn và nổi loạn, mà không có một sự bảo vệ nào về mặt chính trị và pháp lý từ các thành viên Viện nguyên lão, hay từ các chấp chính quan tối cao như trong các năm trước. Tuy có một số chiếc tầu trong hạm đội thắng trận cố đuổi theo Antony, nhưng Caesar lại tự dành phần còn lại của năm đó tại Hy Lạp, châu Á và trú đông ở Samos; mặc dù ông bắt buộc phải đi trong một thời gian ngắn đển Brundisium giải quyết một số cuộc nổi loạn và sắp xếp việc cai trị cho phần lãnh thổ vừa chiếm được.

Tại Samos, Octavian đã nhận được một bức thư từ Cleopatra cùng với một vương miện và ngai vàng, nhân danh con trai mình bà ta xin thoái vị. Nữ hoàng tin rằng bà ta sẽ được đối xử tốt, còn với Octavian thì ông ta lại băn khoăn về việc đảm bảo an toàn cho Nữ Hoàng chiến thắng của ông ta. Antony tự cảm thấy mình bị bỏ rơi, sau khi đã cố gắng để vớt vát được một số binh lực và đóng quân ở gần Paraetonium thuộc Pinarius, và gửi Antyllus con trai trưởng của ông ta cùng với tiền đến Octavian và xin được về sống tại Athens như là một công dân bình thường (không thấy nói đên strả lời ?” chắc là bị từ chối ). Vào mùa xuân Antony bị tấn công từ hai phía, cánh thứ nhất là từ. C. Cornelius Gallus tiến từ Paraetonium và cánh quân thứ hai là Octavian đổ bộ xuống Pelusium, với sự đồng lõa được tin là của Cleopatra. Antony bị đánh bại bởi Gallus, và chạy về phía Ai Cập, hướng về phía Pelusium.

Mặc dù có một chiến thắng tại Alexandria, ngày 31 tháng 7 năm 30 TCN, nhiều chiến binh của Mark Antony đã bỏ chốn, làm ông ta không đủ lực lượng để chống lại Octavian. Thành công nhỏ trước Octavian đã làm cho binh lính của Antony cạn kiệt sức lực, điều này đã khuyến khích Octavian mở một cuộc tổng tấn công, trận đánh này đã hoàn hoàn toàn đánh bại Antony. Ông này sau đó chỉ còn cách bỏ chạy khỏi trận đánh, và do bị mất liên lạc nên tin rằng Cleopatra đã bị bắt, sau đó đã ông ta đã tự sát. Thất baị khi tìm cách trốn thoát từ boong tầu ông ta rút dao tự đâm mình, nhưng ông ta không chết ngay lập tức và ông này muốn được mang đến lăng mộ nơi Cleopatra đang bị giam giữ, và chết trong tay của bà ta. Nữ hoàng ngay sau đó được mang từ nơi này đến cung điện và cố gắng khêu gợi sự đam mê hoặc thương xót của Octavian.

Khi Cleopatra nghe tin tức về cái chết của Mark Antony, bà ta đã cố gắng làm mất cảnh giác của lính canh và tự tử vào ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN. Trong một khoảng thời gian ngắn bà ta đã tự chấm dứt cuộc sống của mình bằng cách được cho là do vết cắn của một con rắn chuyển đến Nữ hoàng trong một giỏ trái vả. Cái chết của bà đến từ các vết cắn từ một con rắn mào độc. Octavian đã ra lệnh giết chết Caesarion một năm sau đó, để bảo vệ danh hiệu của ông như là ?ongười con trai duy nhất của Caesar?.
Như vậy, chiến thắng của Octavian trong trận Actium làm cho ông ta trở thành bá chủ của La Mã Địa

Trung Hải “Mare Nostrum” và ông trở thành “Augustus Caesar” và là công dân “đầu tiên” của Rome. Chiến thắng này, củng cố quyền lực của ông ta trên tất cả các thể chế của La Mã, đánh dấu sự chuyển tiếp của Roma từ chế độ Cộng hòa sang Chuyên chế. Sự đầu hàng cuối cùng của Ai Cập sau cái chết của Cleopatra cũng đánh dấu sự sụp đổ cuối cùng của cả hai nền văn minh Hy Lạp cổ và Vương quốc Ptolemy.
Để kỷ niệm chiến thắng trước Antonius, Augustus tổ chức lễ hội Actia La Mã. Augustus cũng xây dựng một tượng đài nhìn ra phía trận đánh, tượng đài này được đúc từ các ram đồng lấy từ các tàu chiến bị đánh bại. Chiếc đế còn sót lại của phần tượng đài bằng đá là bằng chứng về kích thước đáng kể của các ram ( Mũi nhọn bọc đồng của tầu chiến La Mã)

Trận Xích Bích

Mở đầu

Thời gian xảy ra trận đánh: Mùa Đông năm 208 sau CN
Địa điểm xảy ra trận đánh: Còn tranh cãi
Kết quả Thắng lợi quyết định của phe Tôn Quyền và Lưu Bị

Tham chiến

Phe Tôn Quyền và Lưu Bị
Chỉ huy
Chu Du
Trình Phổ
Lưu Bị

Lực lượng
50.000 ( theo Tam Quốc Diến Nghĩa khoảng hơn 10 vạn)
Thương vong
Không rõ
Phe Tào – Ngụy
Chỉ huy

Tào Tháo
Lực lượng
220 -240.000 người, có thể chỉ là riêng lực lượng thủy quân ( theo Tam Quốc Diến Nghĩa khoảng hơn 80 vạn)
Thương vong
Không rõ, dù được mô tả là khá lớn

Trận Xích Bích là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền-Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo. Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn-Lưu trước đội quân đông đảo hơn của Tào Tháo. Chiến thắng này đã góp phần củng cố vị trí cho hai chư hầu Tôn Quyền, Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang đồng thời ngăn cản việc Tào Tháo mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam Trung Hoa, và theo quấn tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc Diến Nghĩa ( TQDN), mang tính chất phần bẩy thực ba phần hư cấu, thì Lưu Bị là người được hưởng lợi nhiều nhất từ thành quả của trận này như chiếm Nam Quận, Kinh Châu, Tương Dương… để làm bàn đạp tiến vào hai Xuyên lập nên nhà Thục Hán
Bối cảnh chung
Triều đại nhà Hán được lập nên bởi Lưu Bang là một triều đại phong kiến tương đối tương đối ổn định và thịnh trị trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng đến thời các vua Linh Đế và Hoàn Đế thì nhà Hán đã trở nên hủ bại một cách trầm trọng, vua được lập nên toàn từ lúc bú tí mẹ, lúc thành niên thì không chết yểu vì hoang dâm, tửu sắc vô độ, cũng chết vì các mưu mô tranh quyền đoạt lợi. Bên trong triều đình tập đoàn hoạn quan ra sức lũng đoạn, giết sạch những người không chịu ăn cánh với chúng, bên ngoài thì do sưu thuế cao, bão lụt thiên tai làm nhân dân đói khổ, có ba anh em họ Trương tên là Trương Giác, Trương Giốc và Trương Bảo lấy mầu vàng làm tín hiệu, đứng lên phất cờ khởi nghĩa, kêu gọi nhân dân cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo ( Khởi nghĩa bị tầng lớp thống trị gọi là Giặc khăn vàng), cuộc khởi đã quy tụ được hàng triệu người tham gia và tuy sau đó không lâu cả ba anh em họ Trương đều hy sinh nhưng dư âm của nó còn kéo dài

Lúc này 3 nhân vật chính của chúng ta lần lần xuất hiện,  xin giới thiệu vắn tắt về từng người

Lưu Bị

Ông này là Tông thất nhà Hán, xét về mặt gia phả thì là bậc chú của vua Hán đương thời, Hán Hiến Đế, nên sau này được phong làm Lưu Hoàng Thúc chức sắc là châu mục Dự châu, nhưng chẳng được quản lý Dự châu ngày nào, nên thỉnh thoảng vẫn được gọi là Lưu Dự châu

Lưu Bị tuy dòng dõi Hoàng tộc nhưng lại là người hầu như chẳng được hưởng tẹo nào từ sự tan vỡ của nhà Hán cả, phần lớn cuộc đời ông là một chuỗi dài long đong lận đận, thời trai trẻ hưởng ứng phong trào Cần Vương ông ( theo TQDN cùng Quan Vũ, Trương Phi) mộ nghĩa binh đi theo Tướng quân Hoàng Phủ Tung rồi Lư Tuấn diệt giặc Khăn vàng, vì có công lao nên được bổ chức hiện lệnh Bình Nguyên, nhưng không chịu hối lộ cho đám hoạn quan nên lại mất chức

Sau đó khi các chư hầu hội họp lập liên quân Quan Đông đánh Đổng Trác ông cũng tham gia phong trào này và ở trong cánh quân Công Tôn Toản, nhưng các sứ quân chư hầu thay vì diệt Đổng Trác để phò vua thì lại quay ra cắn xé lẫn nhau, như Viên Thiệu lừa Công Tôn Toản để cướp Ký Châu, Công Tôn Toản liên minh với Tào Tháo diệt Viên Thiệu, Viên Thiệu và Lưu Biểu hợp sức diệt Tôn Kiên mà Tôn Kiên lại hợp tác với Viên Thuật để chống trả. Vì có danh nghĩa là Hoàng thúc lại luôn tỏ ra đức độ, trọng nghĩa nên Lưu Bị được Đào Khiêm, đang giữ chức Châu mục Từ Châu – một châu lớn được liệt vào hàng chư hầu, trao lại cho quyền quản lý Từ Châu trước khi chết bệnh ( Từ chức mục một Châu cũng có quyền định đoạt người kế vị mà không cần có sự chỉ định của triều đình).

Tuy được quản lý một châu lớn, nhưng Lưu Bị luôn phải chịu sự dòm ngó từ các sứ quân khác như Lã Bố, Viên Thuật và Tào Tháo. Do thất bại trong xung đội với Lã Bố ông lại phải bỏ Từ châu để về hàng Tào Tháo, tại thời điểm này ông chính thức được vua Hán Hiến Đế phong làm Hoàng Thúc. Sau đó Lưu Bị lại mưu chiếm lại Từ Châu từ Thào Tháo nhưng thất bại phải về hàng Viên Thiệu. Ở cùng với Viên Thiệu một thời gian, được sự giúp đỡ của hai tướng tàn dư của giặc Khăn vàng là Cung Đô và Lưu Tích, ông chiếm cứ Nhã Nam và mang chiếu chỉ Cần Vương của Hán Hiến Đế ra tuyên chiến với Tào Tháo, tiếp tục bại trận. Sau trận Nhữ Nam ông về theo Lưu Biểu, lúc này đang quản lý đất Kinh Châu, TươngDương, và được sai đi trấn thủ đất Tân Dã và Phàn Thành để chống lại Tào Tháo. Sau một vài thắng lợi ban đầu, không chống cự được sức mạnh như trẻ tre của Tào Tháo ông liên tiếp thua các trận Tương Dương và Trường Bản và phải chạy về Gián Khẩu ( hoặc Hán Khẩu) và đóng ở đây cho đến khi trận Xích Bích xảy ra.

Tào Tháo

Tào Tháo tên tự là Mạnh Đức, tên lúc còn nhỏ là Tào A Man ( thằng trí trá) người huyện Tiêu, đất Bái ( đất phát tích của Lưu Bang? ) tổ tiên nhà ông trước đây mang họ Hạ Hầu, nên các tướng sau này như Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Thượng ? đều là tâm phúc của ông cả. Năm 20 tuổi ông thi đỗ hiếu liêm, sau đó được bổ làm Bắc bộ Uý (coi giữ an ninh, trật tự phía bắc) của kinh thành Lạc Dương, ông làm việc rất công tâm không sợ cường quyền, đã từng chiếu theo luật pháp để đánh tên chú của viên quan hoạn trong triều đình ( đến vua cũng phải gọi là cha mẹ) tới chết. Tuổi trẻ ông rất có trí giúp vua đền nợ nước, thấy Đổng Trác chuyên quyền, tàn bạo ông bỏ về quê dấy binh tham gia liên minh mười mấy nước chư hầu Quan Đông dưới trướng thái thú Trần Lưu là Trương Mạo.

Các nước chư hầu với danh nghĩa là phò vua diệt Đổng Trác nhưng lại toàn mưu tính chuyện riêng tư. Đổng trác bị sức ép quá lớn phải đốt bỏ Kinh thành Lạc Dương chạy về Trường An, Tào Tháo mang quân ra truy kích giặc nhưng thế cô liên tục thua trận. Từ đây có ý bất mãn với liên minh Đông Quan ( Do Viên Thiệu đứng đầu) ông bỏ về quê. Lúc này mặc dù anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bảo đã chết nhưng giư đảng của giặc Khăn vàng vẫn còn hoành hành ở khắp nơi, vì là người có uy tín lớn lại có công dẹp giặc ở Đông quận nên Tào Tháo được nhân dân ở Duyện Châu cử làm chức Châu mục thay Lưu Đại đã bị giặc Khăn vàng giết. Trong một loạt các chiến dịch sau đó Tào Tháo quy hàng được hơn 30 vạn quân Khăn vàng ở Thanh Châu và dần trở thành một thế lực cát cứ hùng mạnh

Năm 193 Đổng Trác bị Lã Bố giết, nhưng tay chân của Đổng Trác là Lý Thôi, Quách Dĩ tiếp tục vẫn hoành hành ngang ngược, thay nhau ức hiếp vua Hiến Đế. Vào năm 195 vua Hiến Đế phải tìm cách mời Tào Tháo về cứu giá, sau khi cất quân về cứu giá lấy cớ là dư đảng của Lý Thôi, Quách Dĩ vẫn còn quá đông, ông rời xa giá nhà vua về Hứa Xương. Tại đây dần dần từng bước một ông tiêu diệt những đại thần không ăn cánh xung quanh nhà vua như Quốc Cữu Đổng Thừa, Quốc Trượng Phục Hoàn? rồi dần dần lấy danh nghĩa nhà vua để khống chế chư hầu.

Từ năm 197 đến năm 208 lấy danh nghĩa Thiên tử thảo phạt chư hầu phản nghịch Tào Tháo liên tục mở các chiến dịch để tiêu diệt các thế lực cát cứ khác như Lã Bố, Viên Thuật, Viên Thiệu, Trương Tú, Lưu Bị, Lưu Biểu? Nói chung ngoài một vài trận thất bại chiến thuật như trận thành Bộc Dương, trận Tân Dã? Tào Tháo hoàn toàn thắng lợi. Đặc biệt lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ gia đình Lưu Biểu mà ông thôn tính thế lực này mà gần như không tốn một mũi tên hòn đạn.

Mùa đông năm 208 Tào Tháo thống xuất 80 vạn quân ( theo TQCDN và hoàn toàn có lý vì, sau khi thu thập 30 vạn quân Khăn vàng ở Thanh Châu, Tào Tháo tiêu diệt Lã Bố, Viên Thuật, Viên Thiệu? và chiêu hàng độ 20 -> 30 vạn, sau khi thôn tính Kinh châu ông ta có thêm 28 vạn hàng binh của Lưu Biểu) tràn về phía bờ bắc sông Trường Giang tới một địa điểm được gọi là Xích Bích

Tôn Quyền

Tôn Quyền tự là Trọng Mưu, người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Năm 1930 lúc mới 18 tuổi ông đã kế nghiệp cha là Tôn Kiên, anh là Tôn Sách để làm chủ 6 quận Giang Đông
Dưới trướng của Tôn Quyền có các võ tướng là Trình Phổ, Hoàng Cái, Từ Thịnh đã từng phục vụ từ thời Tôn Kiên, các võ tướng khác như Hàn Đương, Chu Thái, Cam Ninh, Lã Mông, Trần Võ, Đổng Tập … toàn những tay hiệt kiệt. Các quan văn đứng đầu là Trương Chiêu cũng đều là những người có tài phò vua, dựng nước cả. Tuy vậy Tôn Quyền đặc biệt tin tưởng 03 người đó là Lỗ Túc, Gia Cát Cẩn ( anh ruột Khổng Minh) và đặc biệt là Chu Du

Chu Du ( 175-210) có thể nói là ông là bộ não của triều đình nước Ngô cũng là tổng công trình sư của trận Xích Bích. Ông sinh ra và lớn lên tại huyện Thư, quận Lư Giang. Lư Giang thuộc vùng Hoài Nam, thời trẻ ông chơi thân và là đồng hao với Tôn Sách, khi Tôn Sách ly khai Viên Thiệu để về khôi phục lại cơ nghiệp của cha, thì chính Chu Du là một trong những công thần. Khi trận Xích Bích bắt đầu xảy ra Chu Du đang là Đô Đốc thuỷ quân của nước Ngô và đóng quân ở Ba Khâu để trông coi việc luyện thuỷ quân. Có thể nói là Chu Du vừa là người có tài năng điều binh khiển tướng, lại vừa được Tôn Quyền coi như người nhà nên ảnh hưởng của ông vào Tôn Quyền là cực kỳ lớn.

” Các toan tính của các bên trước khi xẩy ra trận Xích Bích”
Phía Tào tháo

Sau khi đuổi Lưu Bị chạy dạt về Gián Khẩu, Tào Tháo đã không tiếp tục tung quân ra tận diệt ông này, nguyên nhân có thể là như sau:

– Đối với Tào Tháo lực lượng của Lưu Bị không còn là đáng kể nữa, khi ông chiếm được Giang Đông thì Lưu Bị chỉ còn cách quy hàng.

– Hoặc là Tào Tháo rất sốt ruột muốn chiếm lấy vùng Giang Đông đất đai mầu mỡ, phong cảnh hữu tình, của cải giàu có ( về sau này các hoàng đế khác của TQ cứ xuống đến Giang Nam là mê mệt với cảnh đẹp, gái đẹp nên không muốn về nữa ví dụ Khang Hy, Càn Long …)

– Cũng có thể là do tuy Lưu Bị mới thua trận nhưng quân vẫn còn vài vạn của Lưu Kỳ, tướng vẫn có đủ bộ Quan-Trương-Triệu anh dũng thiện chiến, bày mưu tính kế xuất quỷ nhập thần là Khổng Minh – Gia Cát Lượng nên ông ta chon một đối thủ ( Mà ông ta nghĩ là dễ ăn hơn) đó là Giang Đông

Dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì trong thực tế Tào Tháo cũng dừng truy kích Lưu Bị và chĩa mũi dùi của ông ta vào đất Giang Đông. Thay mặt thiên tử ông ta đòi sự quy phục của Tôn Quyền và yêu cầu Tôn quyền phải gửi thế tử làm con tin. khi Tôn Quyền từ chối thì có nghĩa là cuộc chiến bắt đầu
Kế hoạch tác chiến của Tào Tháo có vẻ như là tìm mọi cách để vượt qua sông Trường Giang với toàn bộ quân đội của mình, và khi đã vượt sang được bên bờ Nam thì lực lượng Giang Đông không còn là đối thủ của ông ta nữa ( thực tế sau này đã chứng minh đánh trên đất liền dù chỉ đối trận với một thuộc tướng của Tào Tháo la Trương Liêu trong trận Hợp Bì mà Tôn Quyền cũng không đánh nổi phải thua trận chạy vê, mất hai tướng giỏi là Tưởng Khâm và Thái Sử Từ…)

Để vượt được sông Trường Giang, Tào Tháo sai hai tướng cũ của Lưu Biểu là Trương Doãn và Sái Mạo đô thống thuỷ quân ( đa số là người Kinh Tương) chia quân làm 28 trại ngày đêm luyện tập

Không những vậy ông còn tung nhiều gián điệp sang phía Tôn Quyền để nghe ngóng tình hình, tìm cách lôi kéo tướng sỹ Giang Đông làm nội ứng ( trong TQDN có nói về các nhân vật Sái Trung, Sái Hoà, Tưởng Cán… nhưng nếu thực tế không phải là họ thì sẽ vẫn có những người khác làm gián điệp cho Tào Tháo)
Khi thấy thuỷ quân của mình luyện mãi mà không tiến bộ, ông cho gọi Trương Doãn và Sái Mạo lên hỏi, hai người này thưa rằng thuỷ quân Kinh Châu lâu không luyện tập, mà quân cũ của Viên Thuật, Viên Thiệu… đa số là người phương Bắc không quen ngồi thuyền bập bềnh dễ bị ốm đau, thì vừa may có người hiến kế dùng xích lớn xích các tầu lại với nhau, lát ván lên các bong tầu tạo lên một đại trại thuỷ quân liên hoàn, tướng sỹ của ông có thể đi lại được như trên đất liền ( trong TQCDN người hiến kế là Bàng Thống)… Tào Tháo mừng quá cho thi hành ngay ( Không phải là ông không biết rằng làm kiểu như vậy dễ bị quân giặc dùng hoả công, chắc ông cho là vào lúc đó không thể có gió Đông Nam, đến khi có gió Đông Nam thì mọi việc đã an bài).

Các chuẩn bị về phía Lưu Bị

Tìm cách liên minh với Tôn Quyền, lợi dụng sức mạnh của Tôn Quyền để đả phá Tào Tháo, sẵn sàng lợi dụng cơ hội để mượn gió bẻ măng ( chiếm Nam Quận, Kinh Tương… nếu Tào tháo thua, và chiếm một chỗ nào đó nếu Tôn Quyền thua). Cho dù Tam Quốc Chí diến nghĩa của La Quán Trung không hoàn toàn chính xác đi chăng nữa thì kết thúc trận đánh Xích Bích và một loạt các trận đánh sau đó, người ta có thể thấy Tào Tháo thua trận chạy một mạch về Hứa Đô, Chu Du trúng tên độc của Tào Nhân ở Nam Quận… mà Kinh, Tương lại về tay Lưu Bị hơ hơ, tuy vậy đây cũng chính là nguyên nhân để hai nhà Tôn – Lưu trở mặt thành thù địch.

Các hoạt động của Lưu Bị và bộ ba trong ngũ hổ chủ yếu là diễn ra trên bộ, đúng với sở trường của họ, chủ yếu là trận sau khi trận đánh thuỷ đã ngã ngũ nên họ không phải bỏ ra quá nhiều công sức mà thu được thành quả to lớn. Đoạn Quan Công tha Tào Tháo ở hẻm Di Lăng thì quả em cũng tin rằng La Quán Trung hư cấu

Các chuẩn bị của Tôn Quyền

Khi nhận được yêu cầu chiêu hàng và gửi con tin, Tôn Quyền lúc đó có thể do tuổi còn trẻ, lại chưa trải qua nhiều trận mạc như cha và anh trai nên trong lòng không khỏi là không hoang mang, lo sợ. Các quan trong triều chia làm hai phe, chủ chiến do các cựu thần quan võ cầm đầu như Hoàng Cái, Trình Phổ, Từ Tịnh, Cam Ninh, Chu Thái … những người này chủ chiến vì thực chất đây sẽ là dịp cho họ khoe tài và lòng can đảm. Các quan văn đứng đầu là Trương Chiêu lại muốn hàng he he vì theo em thì họ muốn làm thằng nhà giàu thì cứ thờ Tôn Quyền hay Tào tháo cũng thế cả. Các cựu thần khác như Lỗ Túc hay Gia Cát Cẩn đều thiên về chủ chiến.

Chỉ khi gặp Chu Du và được ông này hiến kế thì Tôn Quyền mới thực sự quyết đánh, những gợi ý của Chu Du có thể là

Địa thế: Đất Ngô có sông bao bọc. Tào Tháo không có thủy quân giỏi.
Tình thế: Tào Tháo chưa bình định xong vùng Tây Lương, hoạ Mã Đằng – Hàn Toại vẫn còn, không thể ở lâu.
Thời điểm: Đang là mùa đông, đất Ngô khí hậu ẩm ướt, quân phương Bắc sẽ sinh bệnh.

Dù với nguyên nhân nào đi nữa thì Tôn Quyền cũng kiên quyết đồng ý chiến đấu và giao cho Chu Du chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của mình. Truyện TQDN của La Quán Trung có kể rằng vì Chu Du rất trẻ nên các lẫo thần như Đinh Phụng không phục nhưng thấy tài chỉ huy của

Những tướng lĩnh cựu thần của Đông Ngô ( tạm gọi vậy) như Đinh Phụng ban đầu có vẻ không phục Chu Du, nhưng khi thấy ông ta chỉ huy quân sỹ rất đúng với binh pháp thì đều không còn ý kiến gì nữa.

Những mưu kế của Chu Du để đối phó với Tào Tháo. Rất nhiều người nói rằng trong TQCDN La Quán Trung đề cao cặp Lưu Bị – Khổng Minh mà hạ thấp vai trò của Chu Du, nhưng thực chất nếu gạt bỏ những đoạn giả thần, giả quỷ của Khổng Minh thì LQT đã tả khá chân thực về các mưu kế của Chu Du ví dụ:
Kế phản gián: Biết rằng Tào Tháo cử Sái Trung và Sái Hòa sang làm gián điệp, Chu Du đã sử dụng luôn cặp này để mang tin giả. Có thể các nhân vật như Sái Trung và Sái Hòa là hư cấu, nhưng chắc chắn 01 điều là Tào Tháo phải cử gián điệp sang Đông Ngô để dò la, mà tới khi Chu Du đánh đến tận cửa mà Tào Tháo không biết thì kế phản gián của Chu Du là quá giỏi.

Kế mượn đao giết người: Thấy Trương Doãn và Sái Mạo thông thuộc thủy tính, Chu Du có ý lo lắng. Nhân có Tưởng Cán sang thăm với ý đồ dò la thuyết khách, Chu Du tương kế tựu kế lừa cho Tào Tháo giết Trương Doãn và Sái Mạo đi. Có thể chi tiết này không có thật nhưng chúng ta phải đánh dấu hỏi về cái chết của hai người, Trương Doãn và Sái Mạo. Rõ ràng là Tào Tháo biết hai người này là quân bán chúa cầu vinh, chỉ là lợi dụng họ, nhưng như vậy là việc chưa thành thì họ chưa thể chết. Nếu thực sự có cái chết của Trương Doãn và Sái Mạo thì chúng ta phải đặt câu hỏi, liệu có bàn tay của Chu Du không?

Kế hỏa công: Đối với Đông Ngô cách hay nhất để diệt được Đại trại thủy quân của Tào Tháo là dùng hỏa công, nhưng để dùng được kế này thì ít nhất phải đòi hỏi những điều kiện cần và đủ sau:

ĐK cần 01: Đối phương phải dồn cục một chỗ và không thể tản ra nhanh chóng một khi có biến.
ĐK cần 02: Phải mang được đồ dẫn lửa, chất cháy vào sát trại địch mà đối phương không ngăn cản
ĐK đủ: phải có gió đủ mạnh để phát tán đám cháy ra toàn thể trại địch, trong trận Xích Bích thì thủy quân

Tào Tháo đóng ở bờ Bắc mà Đông Ngô đóng ở bờ Nam, như vậy là cần gió Đông Nam.
Đối với Chu Du bằng cách khách quan và chủ quan ông ta đã có đủ 02 điều kiện cần, đó là do Tào Tháo tự xích thuyền của mình lại để làm Đại trại thủy quân, để luyện tập thủy chiến —> vô tình hoặc hữu tình đáp ứng ĐK cần 01 của Chu Du

Còn ĐK cần 02 thì Chu Du dùng khổ nhục kế do Hoàng Cái thủ vai chính, Hoàng cái là một đại công thần từ đời Tôn Kiên, tỏ ra coi thường vị tư lệnh trẻ tuổi là Chu Du (hoàn toàn hợp lý) — > bị Chu Du sai đánh đòn thị uy — > Bất mãn muốn hàng Tào, đây là điều mà Tào Tháo hoàn toàn muốn có ( và đã được kiểm chứng bởi gián điệp của Tào Tháo ở Đông Ngô) — > Hoàng cái sẽ dẫn quân ra hàng Tào Tháo — > lúc ra hàng sẽ là lúc mang đồ dẫn hỏa đến đốt trại Tào. Đây là các chi tiết theo truyện TQCDN của LQT nhưng em nghĩ thực tế sẽ không khác nhiều

Còn điều kiện đủ và cũng là khó nhất là gió Đông Nam vào mùa đông, đây là điều kiện khó nhất vì nó phụ thuộc vào thiên nhiên chứ không phụ thuộc vào tài năng của con người. Trong TQCDN của LQT thì đó là do Khổng Minh lập đàn gọi gió ? Tất nhiên đây chỉ là chi tiết hư cấu của nhà văn LQT mà thôi, còn theo một số người nghiện đọc TQCDN thì họ cho rằng có thể là do trái gió dở trời mà thỉnh thoảng có gió Đông Nam tại mùa Đông, và người xưa có tài xem thiên văn và cỏ cây để đoán được khi nào có gió trái mùa là gió Đông Nam, cũng có thể là Chu Du không thể làm được điều này nhưng dưới chướng của ông ta có người nào đó có khả năng này. Điều này có thể đúng, có thể không đúng ( vì chỉ những người trực tiếp tham gia mới biết được mà thôi), nhưng có một sự thật là trong trận Xích Bích lửa cháy loang rộng đốt không chỉ trại thủy quân mà còn lan sang cả các doanh trại trên đất liền của Tào Tháo nữa

Tóm lại là sau khi thi hành hàng loạt mưu kế như trên thì người Đông Ngô chỉ còn chờ đợi gió Đông Nam

Trận thử sức trước trận đánh lớn

Trận đánh này có lẽ là do quân Đông Ngô chủ động khiêu chiến để thăm dò thực lực, trình độ thủy chiến của quân Tào. Tướng bên Đông Ngô là Hàn Đương, Chu Thái ra thách đánh. Tào Tháo sai hai tướng Trương Nam, Tiên Súc ( tướng cữ của Lã Bố hoặc Viên Thiệu – có vẻ những bác này là bộ tướng nên không thạo thủy chiến lắm) làm tiên phong, Văn Sính ( tướng cũ của Lưu Biểu – khá rành về thủy chiến) với vài chục thuyền chiến loại nhỏ cùng binh lính tinh nhuệ ( dáo dài, cung cứng). Kết quả của trận đấu phe Đông Ngô thắng lợi hoàn toàn, hai tướng tiên phong là Trương Nam, Tiên Súc đều bị Hàn Đương, Chu Thái giết chết, Văn Sính bị đuổi cho chạy có cờ, quân sỹ thiệt hại nhiều.

Kết quả của trận đánh này không làm ảnh hưởng nhiều đến cục diện hai nhà nhưng nó có những ý nghĩa sau:

1) Nhuệ khí quân Tào bị hao hụt, nếu như trận này mà thắng lợi thì có khi Tào Tháo cứ hô toàn quân kéo bừa sang thì không biết tính mạng của Đông Ngô sẽ ra sao?.

2) Trận đánh này cho Tào Tháo thấy đường lối của của ông ta về lập Đại liên hoàn thủy trại theo kế của Bàng Thống hiến ( cứ cho là Bàng Thống đi, nếu không phải thì cũng chẳng quan trọng lắm) cho đến tận lúc đó là hoàn toàn chính xác, và về trình độ thủy quân, quân Tào vẫn phải tiếp tục luyện tập nhiều nữa thì mới có hy vọng thắng được Đông Ngô ( cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ he he).

Trận đánh

Khi Tào Tháo đã cắn vào mồi khổ nhục kế trá hàng của Hoàng Cái thì ông ta đồng ý rằng vào canh 3 một đêm tối trời toàn bộ thủy đội của Hoàng Cái sẽ kéo đến Đại thủy trại của ông ta và đầu hàng, đương nhiên cái đêm tối trời đó phải được xem xét kỹ lưỡng bởi Chu Du và những chuyên gia về dự báo thời tiết của ông ta.

Không những chỉ có đội thủy binh hỏa công của Hoàng cái, mà ta có thể thấy Chu Du phân bố lực lượng thành rất nhiều mũi, nhưng mũi nào cũng có lực lượng hỗ trợ một cách có chiều sâu.
Ví dụ ( Trích từ TQCDN của LQT) “… Trước hết cho Cam Ninh dẫn Thái Trung đến rừng Ô Lâm, chổ đồn lương của Tào Tháo, nổi lửa làm hiệu. Thái Hòa thì giữ lại dưới trướng. Cho Thái Sử Từ dẫn mấy ngàn binh tới Huỳnh Châu để chận binh tiếp ứng của Tào Tháo từ Hiệp Phi qua. Sai Lữ Mông đi theo tiếp ứng cho Cam Ninh, truyền Lăng Thống đem quân tới Di Lăng, hễ thay Ô Lâm có lửa là phải tới tăng viện. Ðổng Tập đi ngã Hớn Xuyên đánh vào trại Tào. Phan Chương theo sau tiếp ứng cho Ðổng Tập. Lại loan báo hễ có cờ hồng là binh Ngô Hầu đã tới …” và không những thế Lưu Bị, đồng minh của Đông Ngô, cũng hợp đồng tác chiến ” Khổng Minh bèn truyền :

– Tử Long đem binh mai phục ở rừng Ô Lâm, chờ Tào Tháo chạy qua mà đánh. Dực Ðức thì dẫn binh qua sông chặn ngả Di Lăng, chờ mai có mưa, khi tạnh binh Tào sẽ tới đó thổi cơm thì ùa ra mà giết.
My Chúc, My Phương và Lưu Phong dẫn thủy binh đi thuyền nhẹ theo dọc sông bắt bại binh và thâu khí giới .

Khổng Minh nói với Lưu Kỳ :

– Còn công tử phải đón ở Ngạn Khẩu, hễ binh Tào chạy qua thì ráng bắt cho hết để dùng sau này .
Sau đó lại mời Huyền Ðức :

– Chúa công nên tới Phàn Khẩu đêm nay coi Châu Du hành binh…”

Như vậy ta có thể thấy kế hoạch của Chu Du là cực kỳ chặt trẽ, đánh hỏa công trên mặt nước kết hợp với những mũi thọc sâu để đốt kho lương, chặn quân tiếp viện …

Về phía Tào Tháo có lẽ là phần nào chủ quan, đắc ý với kế hoạch Đại thủy trại của mình, lại quá tin tưởng vào mật báo nên khi Hoàng Cái dẫn đội thuyền của mình kéo vào, mà đúng là lúc này gió Đông Nam đã bắt đầu thổi mà Tào Tháo vẫn không phòng bị gì hết. Khi được cảnh tỉnh của thuộc hạ là đội tầu của Hoàng Cái là trở quân lương mà sao tiến nhanh vậy? Tào tháo muốn cản lại cũng không kịp nữa rồi.

Lúc này hàng trăm thuyền của Đông Ngô do Hoàng Cái dẫn đầu sồng sộc lao vào trại Tào, những chiếc đi đầu bốc lửa cháy ngùn ngụt, Hoàng Cái tay cầm dao nhảy múa mênh mông tìm Tào Tháo để giết… Các thuyền chiến của Tào Tháo được xích vào nhau bởi những dây xích sắt lớn nên không thể tách ra để tránh lửa được, cứ theo nhau bốc cháy, quân Tào người chết cháy, kẻ chết đâm rồi chết đuối như ong vỡ tổ… Tào Tháo may mắn được Trương Liêu ( có thể nói ông này là Tử Long của quân Tào) cứu xuống thuyền nhỏ rồi chạy vào bờ, lên đến bờ thì tình hình cũng không khá hơn nhiều. Trên bờ lửa cháy các nơi, chỗ nào cũng thấy quân Đông Ngô chạy ầm ầm, quân Tào thì rối rít chạy trốn. Trương Liêu cùng vài trăm quân kỵ hộ tống Tào Tháo vừa đánh vừa chạy? được một lúc họ gặp lũ tướng Tào như Hứa Chử, Lý Điển, Nhạc Tiến? ôm đầu máu phá vòng vây và theo LQT thì khi Tào Tháo được Tào Nhân đón ở Nam Quận ông ta chỉ còn 27 quân kỵ mã ( tất nhiên là không chết hết, nhưng quân bị tản mát về sau mới tập hợp lại được)

Sau trận đánh

Tào Tháo trao quyền cho Tào Nhân chấn giữ Nam Quận, Hạ Hầu Đôn giữ Tương Dương, Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến giữ Hợp Phì còn bản thân vù về Hứa Đô nghỉ ngơi cho khỏe.

Những trận đánh hậu Xích Bích ( chủ yếu là bộ chiến) vẫn tiếp tục diễn ra giữa Chu Du với Tào Nhân ở Nam Quận, Tôn Quyền với Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến ở Hợp phì? ( chủ yếu các trận này là do Đông Ngô muốn khuếch trương thành quả của trận Xích Bích) nhưng trên bộ họ đã gặp những đối thủ khó nhằn, dù đánh bại được Tào Nhân nhưng Chu Du bị trúng phải tên tẩm độc ( sau sưng nhọt mà chết???), Tôn Quyền thì liên tiếp thua trận trước Trương Liêu. Cuối cùng người được Nam Quận và Kinh ?” Tương lại là Lưu Bị. Chi tiết này trong TQCDN của LQT có thể không chính xác, nhưng nếu vậy thì em không hiểu Lưu Bị đoạt Kinh, Tương bằng cách nào?

Trận Bạch Đằng Giang năm 1288

Nói đến các trận hải chiến nổi tiếng trong Lịch sử mà không nói đến trận Bạch Đằng Giang năm 1288 thì quả là không được, em xin giới thiệu với các bác trận này dựa trên nguồn tham khảo là quấn ” Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc – Tác giả: Phan Huy Lê – Bùi Đăng Dũng… Do NXB Quân Đội Nhân Dân phát hành – phần số hóa do các bác bên Quansuvn thực hiện, nguồn

Bối cảnh lịch sử

Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 13 người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Đại hãn Thiết Mộc Chân bắt đầu giày xéo nhiều vùng đất trên xuốt dọc Châu Âu và Châu Á

Qua bản đồ trên ta có thể thấy được hướng tiến quân của quân Mông cổ sự chỉ huy của Thiết Mộc Chân, phía bắc họ đã tiến sát đến các vùng thuộc nước Nga cổ, phía Tây tiêu diệt vương quốc Bukhara Hồi giáo, rồi tiêu diệt Tây Hạ, phía Nam liên tục tấn công thủ đô Bắc Kinh của nhà Kim – Nữ Chân, phía Đông xâm lược Triều Tiên… Năm 1227 sau cái chết của Thiết Mộc Chân ( có thể là do ngã ngựa?) các con cháu của ông ta tiếp tục một cách thành công hơn nữa trong công cuộc chinh phạt thế giới.

Đến đời của Đại Hãn Mong Kha ( 1208 -> 1259), cháu nội của Thiết Mộc Chân, thì quân Mông Cổ rùng rùng kéo xuống xâm lược nước Nam Tống. Vào năm 1258 Mông Kha cùng em trai là Hốt Tất Liệt ( Quibilai) và thuộc tướng là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) chia quân thành ba cánh Bắc, Tây và Nam xâm lược Nam Tống. Trong đó cánh quân của Ngột Lương Hợp Thai là đánh xuyên qua nước Đại Lý vào nước Đại Việt ta để tấn công vào phía Nam của nước Nam Tống. Và như vậy vua tôi nhà Trần cùng toàn thể dân chúng nước Đại Việt phải đối đầu với một kẻ thù hung hãng và thiện chiến nhất trong lịch sử kể từ thời dựng nước.

Tóm tắt về cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần I

Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt là vào tháng 1 năm 1258. Từ Đại Lý (nay là Vân Nam, Trung Quốc). Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân Mông Cổ và Đại Lý dọc theo sông Hồng vào Đại Việt. Đích thân Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên (nay là khoảng Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Quân Mông Cổ ( khoảng 3 vạn kể cả quân người Mông Cổ lẫn Đại Lý mới tuyển) dễ dàng đánh tan quân Đại Việt vì quân ta thất lợi trong kiểu đánh dàn trận với quân Mông Cổ, đại tướng Lê Tần phải chiến đấu lăn xả mới cứu được các vua Trần chạy thoát. Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ (bên sông Cà Lồ). Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Triều đình nhà Trần phải sơ tán khỏi kinh đô. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long, nhưng gặp phải khó khăn về lương thực.

Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, hai vua Trần lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu (nay là khoảng quận Ba Đình, Hà Nội). Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích.

Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía Nam.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần II

27 năm sau, Hốt Tất Liệt lúc này đã hoàn tất công việc chinh phục Nam Tống và lên ngôi lấy hiệu là Nguyên Thế Tổ ( nên quân Mông Cổ sang xâm lược Đại Việt từ thời kỳ này đổ đi đều được gọi là quân Nguyên Mông)ra lệnh chinh phạt Đại Việt. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 4 tháng từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Lần này, quân Nguyên chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Ngoài lục quân (khoảng 50 vạn ?” theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) từ phía Bắc, qua hướng Lạng Sơn do con trai ông ta là Hoát Hoan chỉ huy tiến xuống, và cánh quân từ Vân Nam tiến sang, còn có thủy quân từ mặt trận Chiêm Thành ( khoảng 15 nghìn quân và 200 chiến thuyền) do đại tướng Toa Đô ở phía Nam kéo về.

Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên mau chóng giành thắng lợi. Quân Đại Việt liên tục bị đánh bại ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật (Yên Bình), sông Đuống. Từ phía Bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại. Từ phía Nam, Toa Đô dẫn quân từ Chiêm Thành lên dễ dàng đánh tan quân Đại Việt tại vùng Nghệ An-Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, các vua Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh, đợi đến khi cánh quân Nguyên phía Nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa.

Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về lương thực, cỏ ngựa, khí hậu và bệnh tật? và trở nên mệt mỏi . Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ. Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long.

Cánh quân phía Bắc của quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân rút về Vân Nam bị tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu).

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần III

Hai lần xâm lược, hai lần bị thất bại thảm hại, Hốt Tất Liệt càng tức tối muốn tổ chức ngay cuộc xâm lược lần thứ ba. Ông ta bãi bỏ kế hoạch đánh Nhật Bản đã được chuẩn bị từ trước và dồn sức cho cuộc viễn chinh lần này.

Rút kinh nghiệm từ với hai lần trước , trong lần xâm lược thứ ba, ngoài bộ binh (bao gồm cả kỵ binh ), nhà Nguyên còn dùng một lực lượng thủy binh khá mạnh và mang theo lương thực đầy đủ. Vào cuối năm 1287 ( tức là chỉ 2 năm sau lần xâm lược thứ 2) hàng năm chục vạn quân (Đại Việt sù ký toàn thư, bản dịch đã dẫn, tập II, trang 58-60) đượ chia thành ba đạo ồ ạt tiến vào nước ta:

– Đạo quân do Thoát Hoan chỉ huy chiếm phần lớn quân số, theo đường Lạng Sơn tiến vào.
– Đạo quân do Ái Lỗ Xích chỉ huy từ Vân Nam theo sông Hồng tiến xuống.
– Đạo thủy quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy với hơn 600 chiến thuyền với khoảng 6 vạn thủy binh từ Quảng Đông (Trung Quốc) theo sông Bạch Đằng tiến vào rồi hội quân ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).
Ngoài ra, có các đội thuyền vận tải do Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn cầm đầu chở 70 vạn hộc lương theo sau.

Về kế hoạch đối phó của nước Đại Việt, chặn đánh hướng tấn công chính của quân Nguyên sẽ do đích thân Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương chỉ huy đánh chặn, cánh quân tiến qua ngả Vân Nam cho Tướng Trần Nhật Duật chỉ huy đánh chặn và cánh quân thủy của Ômã nhi do tướng Trần Khánh Dư đánh chặn ngay tại Ngọc Sơn (mũi Ngọc, Móng Cái, Quảng Ninh), An Bang (Quảng Yên, Quảng Ninh)

Theo kế hoạch này các cánh quân bộ của Đại Việt sau một số trận giao chiến từ từ rút quân cho quân Nguyên tràn vào nước ta, nhưng cánh quân thủy của tướng Trần Khánh Dư phải bằng mọi cách ngăn chặn không cho Ô Mã Nhi vượt qua và tiến vào hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp. Nhưng trên thực tế do một nguyên nhân nào đó Trần Khánh Dư đã không thực hiện được nhiệm vụ này ( có thể là binh lực không đủ mạnh ???)

Trận Vạn Kiếp

Khác với lần trước, lần này nhà Trần không đặt trọng binh để giữ Vạn Kiếp, nên không có những trận đánh giữ dội xảy ra, sau một vài trận đánh lẻ tẻ vào đầu tháng 1 năm 1288 Thoát Hoan tiến vào Vạn Kiếp và hội binh với thủy quân của Ô Mã Nhi, ông ta cho quân lính xây dựng căn cứ để chiếm đóng lâu dài tại đây. Đến cuối tháng 1 sau khi nhận được tin cánh quân tiến từ Vân Nam đã đến sát thành Thăng Long, Thoát Hoan ra lệnh tiến lên hợp binh và tổng công phá thành Thăng Long.

Trận thành Thăng Long

Cuối tháng 1, quân Nguyên bắt đầu tiến đánh Thăng Long. Cánh quân Vân Nam của Aruq gặp đại quân Thoát Hoan ở bên bờ sông Hồng gần Thăng Long.

Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi truy đuổi các vua Trần. Ô Mã Nhi sai bắn tin với vua Trần rằng: “Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước”.

Trần Quốc Tuấn rút về kinh thành, sai tướng rước vua Trần lui xuống hạ lưu sông Hồng rồi theo cửa Giao Thủy đi ra biển vòng lên Tháp Sơn (Đồ Sơn). Sau đó bị cánh quân Nguyên của Ô Mã Nhi đuổi quá gấp, thượng hoàng Thánh Tông và Nhân Tông phải xuống thuyền vào Thanh Hóa. Ô Mã Nhi mang vài chục thuyền và ít lương đuổi gấp theo, nhưng nghe tin có Lê Phụ Trần và Trần Quốc Toản cầm một đạo thuỷ quân lớn đã phòng ở Thanh Hoá, liệu thế không đánh nổi đành quay trở lại. Qua Long Hưng, Ô Mã Nhi bực tức sai phá lăng Trần Thái Tông.

Ngày 2 tháng 2 năm 1288, quân Nguyên bắt đầu đánh thành. Trần Quốc Tuấn dàn quân cố thủ. Quân Trần nấp trong thành bắn tên đạn ra. Quân Nguyên bao vây tấn công vài lần không có kết quả. Trần Quốc Tuấn sai Trần Cao vài lần đến trại Thoát Hoan xin giảng hoà, nhưng ban đêm thường kéo ra từng toán nhỏ đánh lén vào trại quân Nguyên, đốt phá lương thực rồi rút lui. Thoát Hoan điều quân ra ngoài truy kích, nhưng quân Trần thường ẩn nấp khó phát hiện ra.

Trận Vân Đồn

Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp vốn được giao cầm quân thuỷ mở đường cho đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn theo sau. Sau khi đánh lui được quân Trần, Ô Mã Nhi cho rằng thế quân Trần yếu không đáng lo ?” hoặc thấy là phới nhanh cho an toàn, ông ta bèn tiến sâu vào nội địa để hội binh với Thoát Hoan và truy đuổi vua Trần.

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư được giao trấn giữ đường biển nhưng để quân Nguyên đi qua, bị thượng hoàng Thánh Tông sai sứ hỏi tội. Khánh Dư xin khất vài ngày để chuộc tội.
Đầu năm 1288, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ kéo đến Vân Đồn, bị quân Trần Khánh Dư tập kích. Không có quân chủ lực bảo vệ, quân của Trương Vân Hổ mau chóng bị tiêu diệt. Văn Hổ cố gắng kéo vào đất liền nhưng đến Lục Thuỷ thì thuyền quân Trần đổ ra đánh càng đông. Hổ đại bại, đổ cả thóc xuống biển mà chạy, rồi bỏ chạy về Quỳnh châu.

Thuyền lương của Phí Củng Thìn kéo theo sau, mới đến Huệ châu đã gặp bão, trôi giạt tới Quỳnh châu. Đoàn thuyền lương do Từ Khánh chỉ huy thì đi lạc tới Chiêm Thành rồi quay trở lại Quảng Đông. Như vậy, các thuyền lương của quân Nguyên mất hoàn toàn.

Rút quân về Vạn Kiếp

Thấy rằng thành Thăng Long chỉ là một toàn thành rỗng, mà đại binh lại vừa thiếu lương vừa liên tục bị phục kích đánh tỉa, Ô Mã Nhi được sai đi đón không được đoàn thuyền lương, Thoát Hoan ra lệnh rút khỏi Thăng Long quay về Vạn Kiếp.

Tại Vạn Kiếp vẫn phải chịu đựng cảnh thiếu lương thảo, lại bị quân dân nhà Trần liên tục quấy nhiễu, và thấy tương lai mờ mịt của một cuộc chiến không lối thoát, Thoát Hoan muốn rút đại quân về nước khi còn khá nguyên vẹn, và vẫn còn cơ hội để rút chạy.

Kế Hoạch rút quân của Thoát Hoan

Như đã nói ở phần trước, do thiếu thốn về lương thực, bị quân dân nhà Trần quấy nhiễu, thất baị trong việc lùng bắt các nhà Trần — > cuộc chiến bế tắc, và có lẽ là đã biết tin đoàn thuyền lương thảo của Trương Văn Hổ, Lý củng Thìn đã bị tiêu diệt, Thoát Hoan tìm cách rút quân. Theo kế hoạch của ông ta thì toàn bộ đại quân bộ binh, kỵ binh sẽ rút theo ngả Lạng Sơn về nước còn đạo thủy quân rút lui qua ngả cửa sông Bạch Đằng để quay về. Kế hoạch này bị các tướng lĩnh thủy quân phản đối kịch liệt, họ muốn đốt thuyền để đi cùng đại binh quay về. Nhưng Thoát Hoan đã không đồng ý như vậy, nguyên nhân có thể do:

– Nếu đốt cháy hàng trăm chiến thuyền mà không chiến đấu có lẽ ông ta sẽ phải chịu tội lớn với vua cha khi quay về nước.
– Việc làm này quá là làm mất uy danh và thể diện của nhà Nguyên.
– Ông ta vẫn muốn có đội thủy quân để có thể phục thù trong lần xâm lược sau nữa.
– Rút về đường biển là quá nguy hiểm, nhưng xét cho cùng thì người phải chịu nguy hiểm là Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và lực lượng thủy quân chứ có phải là ông ta đâu.

Có thể là do một lý do nào đó Thoát Hoan không đồng ý cho thủy quân Nguyên đốt thuyền và rút về bằng đường bộ, nhưng ông ta đồng ý cử Trịnh Bằng Phi dẫn 1 đạo kỵ binh lớn đi men theo để hộ tống cho đạo thủy quân, có lẽ là hộ tống cho họ đến khi qua khỏi của sông Bạch Đằng và chỉ khi thủy quân đã rút lui an toàn thì bộ quân mới rút lui.

Chiến thuật của quân và dân Đại Việt để đối phó với kế hoạch rút quân của Thoát Hoan

Quyết tâm của Trần Quốc Tuấn và quân dân ta là tiêu diệt tới mức tối đa cả hai đạo quân địch, không cho chúng thoát khỏi những đòn phản công quyết liệt. Nhưng rõ ràng quân ta không đủ lực lượng để đồng thời bố trí hai trận đánh lớn trên hai hướng rút lui tiêu diệt gọn hai đạo quân thủy bộ của địch.

Nếu ta tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân bộ thì đạo quân thủy rút lui trước sẽ thoát khỏi đòn trừng phạt của quân dân ta. Hơn nữa, tiến công đạo quân bộ là đánh vào chỗ mạnh, chỗ sở trường của địch. Đạo quân này tập trung phần lớn lực lượng viễn chinh của địch, gồm hàng chục vạn quân, chưa bị suy suyển gì mấy trên đất nước ta.

Với tư tưởng ?ogiặc cậy trường trận ta cậy đoản binh, lấy đoản chế trường”, Trần Quốc Tuấn chủ trương trước hết tập trung lực lượng tiêu diệt thật gọn, thật nhanh đạo quân thủy của địch. Quân ta có đủ khả năng thực hiện một trận quyết chiến chiến lược như vậy. Đạo quân thủy bị tiêu diệt sẽ tác động mạnh mẽ đến tinh thần của đạo quân bộ rút lui sau.

Chọn đạo quân thủy của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm đối tượng quyết chiến trước hết và chủ yếu là kết quả của sự xét đoán, phân tích rất chính xác, khoa học của vị thống soái thiên tài Trần Quốc Tuấn. Đánh vào đạo quân thủy là phát huy chỗ mạnh của ta, đánh vào chỗ yếu của địch, là gây chấn động mạnh đến tâm lý, tinh thần của đạo quân bộ, tạo điều kiện đề quân dân ta thừa thắng xốc tới tiêu diệt tiếp đạo bộ quân còn lại.

Những bước chuẩn bị đầu tiên cho trận Bạch Đằng

Từ Vạn Kiếp ra biển về nước đạo quân thủy của địch nhất định phải đi qua dòng sông Bạch Đằng. Trần Quốc Tuấn quyết định chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến tiêu diệt đạo quân địch rút lui theo đường thủy. Vào những ngày tháng 3 năm 1288, vị quốc công tiết chế lão luyện và mưu lược của quân dân ta đời Trần đã về vùng Bạch Đằng trực tiếp nghiên cứu địa hình và đích thân bài binh bố trận.
Nước sông Bạch Đằng hàng ngày theo thủy triều lên xuống. Khi triều lên cao, mặt sông Ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1.200 mét. Dòng sông đã rộng lại sâu. Khi triều xuống nước rặc, nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 mét đến 11 mét (Theo bản đồ của Cục phòng thủ bờ biển năm 1956, tỷ lệ 1/69.400).

Theo sông Đá Bạc chảy xuống đến đầu dãy núi Tràng Kênh, sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Đó là nơi tập trung các dòng nước của các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn đổ về. Sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này ngày nay đã bị lấp) và sông Rút (còn gọi là sông Nam) là chi lưu bên tả ngạn Bạch Đằng chia bớt nước chảy ra Vịnh Hạ Long (Theo sự nghiên cứu về địa mạo thì sông Chanh, sông Kênh, sông Rút xưa kia là lạch thoát triều của sông Bạch Đằng. Hiện nay, vùng này phù sa đang bồi thêm. Vì thế sông Kênh chảy qua vùng Đồng Cốc (thuộc Yên Hưng) đang bị lấp cạn, cửa sông hiện nay chỉ còn vết trũng sâu mà nhân dân địa phương gọi là lũng Mắt Rồng sát bờ đê sông Bạch Đằng). Một khúc sông không dài quá 5 ki-lô-mét mà có 5 dòng nước đổ về và có 3 nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Đó là hình thế của thượng lưu Bạch Đằng.

Ở lòng sông Bạch Đằng, từ bên hữu ngạn (thuộc xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) có một cồn đá ngầm chạy qua đến quãng giữa cửa sông Chanh và sông Rút. Nhân dân địa phương gọi đó là ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có 5 cồn đá chắn ngang gần 3 phần 4 sông. Khi triều xuống thấp nhất, cồn cạn chỉ cách mặt nước 0,40 mét, cồn sâu cách 3,70 mét, thuyền đi nhẹ trên sông có thể thấy được những cồn đá (Thời pháp thống trị, chúng đà đào sâu những cồn đá bên tả ngạn, đặt cột đèn tín hiệu cho tàu thuyền qua lại lưu ý. Khi nước xuống thấp, tàu thuyền qua đây không đi vào lạch sâu thường bị va vào đá và bị đắm). Ghềnh Cốc cấu tạo bằng đế gốc do chân núi đá Tràng Kênh kéo dài ra.

Ghềnh Cốc án ngữ ngang sông là một chướng ngại thiên nhiên của sông Bạch Đằng. Khi trời mưa to, gió lộng, thuyền qua lại thường gặp nguy hiểm. Chính vì thế nên trước đây thuyền xuôi Bạch Đằng ra biển gặp khi triều xuống thường phải rẽ theo đường sông Chanh mà ít qua ghềnh Cốc ra cứa Nam Triệu. Sông Chanh, chi lưu lớn của sông Bạch Đằng, chảy qua huyện Yên Hưng, là đường ngắn nhất và là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng đi ra vịnh Hạ Long ở miền Đông Bắc. Khi chuẩn bị chiến trường, ghềnh Cốc đã khiến Trần Quốc Tuấn phải chú ý. ông đã lợi dụng địa hình thiên nhiên này, sử dụng ghềnh Cốc như là một chiến lũy ngầm, chặn địch lại, tạo điều kiện cho thuyền chiến của ta ngăn chặn con đường tháo chạy của địch ra cửa Nam Triệu.

Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Giá, sông Thải, sông Gia Đước chạy bên các áng, len qua dãy núi là những nơi giấu quân và đường vận động thuận lợi của quân thủy. Những ngọn núi cao chắn tầm mắt địch. Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy bộ với khối lượng lớn, nơi giấu quân vững chắc và kín đáo, vị trí xuất kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh chóng. Có thể nói đây là một trận địa mai phục lý tưởng của quân ta.

Sau khi trực tiếp đi xem xét, nghiên cứu kỹ địa hình, Trần Quốc Tuấn đã chọn vùng thượng lưu sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến thực hiện ý đồ chiến lược: chặn đứng và tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của địch.

Đoạn sông Bạch Đằng này, kể từ chỗ tiếp nước sông Đá Bạc cho đến ghềnh Cốc và cửa sông Kênh, sông Rút, dài khoảng hơn 5 ki-lô-mét. Lòng sông rộng trên dưới 1 ki-lô-mét. Đó là một đoạn sông đủ dài và rộng để dồn trên 600 thuyền chiến của địch lại mà tiêu diệt. Địa hình sông nước, núi rừng hai bên bờ hiểm trở, có đủ điều kiện để bố trí một trận địa mai phục lớn, phối hợp chặt chẽ thủy quân và quân bộ.

Trần Quốc Tuấn chủ trương bao vây, tiêu diệt thật nhanh, gọn và triệt để đạo quân thủy của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bằng một trận mai phục quy mô lớn trên thượng lưu sông Bạch Đằng. Cách chọn và bố trí trận địa chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng địa hình tài giỏi và quyết tâm tiêu diệt địch cao độ của vị tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến.

Để bảo đảm thắng lợi thật giòn giã, oanh liệt, Trần Quốc Tuấn đã tập trung cho trận Bạch Đằng một lực lượng quân sự khá mạnh. Không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể số lượng quân dân ta tham chiến trong trận Bạch Đằng. Nhưng do vị trí và ý nghĩa chiến lược của trận quyết chiến, chắc chắn Trần Quốc Tuấn đã tập trung về Bạch Đằng một bộ phận quan trọng quân đội chủ lực của triều đình kết hợp với quân đội của các vương hầu và lực lượng vũ trang của nhân dân.

Trần Quốc Tuấn đã dùng đại bộ phận quân thủy bộ, bố trí thành một trận địa mai phục lớn ở thượng lưu sông Bạch Đằng. Đây là một trận thủy chiến nên thủy quân của ta giữ vai trò quan trọng. Một bộ phận thủy quân mạnh lợi dụng ghềnh Cốc và các bãi cọc nhọn được bố trí ở cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút làm nhiệm vụ chặn đầu, bịt kín mọi lối tháo chạy của địch ra biển. Một bộ phận khác giấu quân trong các nhánh sông đổ ra thượng lưu sông Bạch Đằng và hạ lưu sông Đá Bạc làm nhiệm vụ khóa đuôi, dồn đoàn thuyền của địch vào trận địa quyết chiến. Một số thuyền chiến nữa mai phục sẵn trong sông Giá, sông Thải, sông Gia Đước và các nhánh sông bên hữu ngạn, bất ngờ đánh tạt ngang vào đội hình hành quân của đoàn thuyền chiến địch, dồn chúng về bên tả ngạn để rồi tiêu diệt trước bãi cọc. Nhiều bè nứa, thuyền nan chứa đầy củi khô tẩm các thứ nhựa và dầu cháy, cũng được chuẩn bị sẵn ở chân núi Tràng Kênh để bất ngờ lao vào đoàn thuyền giặc, thực hiện kế hoạch đánh hỏa công. Một đội thuyền chiến nhẹ của ta còn săn sàng khiêu chiến để nhử địch nhanh chóng lọt vào trận địa mai phục.

Bộ binh của ta một phần mai phục ở núi Tràng Kênh để phối hợp với thủy binh chiếm giữ điểm cao lợi hại này và sẵn sàng đánh bật quân địch xuống sông nếu chúng dám liều lĩnh đổ bộ lên. Lực lượng mai phục ở Tràng Kênh do tướng Trần Quốc Bảo chỉ huy (Theo Đại Nam nhất thống chí, Gia phả họ Vũ Đình ở Minh Tân và di tích núi Hoàng Tôn). Đại bộ phận bộ binh bố trí mai phục trong những cánh rừng và bãi sú vẹt ven sông bên tả ngạn, nhiều nhất là ở vùng cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút. Đây sẽ là nơi hàng trăm thuyền chiến của địch bị dồn lại và quân thủy bộ của ta phối hợp với nhau, đánh cả trên sông, trên bờ, tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Như vậy là một cạm bẫy lớn, hết sức lợi hại của quân dân ta đã được giương sẵn ở Bạch Đằng. Nhưng muốn cho trận địa mai phục phát huy hết tác dụng của nó thì một yêu cầu quan trọng là phải bảo đảm bí mật và phải làm sao dẫn dắt quân địch lọt vào cạm bẫy theo đúng đường và thời gian có lợi nhất cho ta.

Trần Quốc Tuấn bố trí một lực lượng quân đội phối hợp với các đội dân binh địa phương đánh địch trên suốt đường rút lui của chúng từ Vạn Kiếp đến Bạch Đằng. Nhiệm vụ trước hết của lực lượng này là đánh lui đội kỵ binh hộ tống của Thoát Hoan đã cô lập hoàn toàn đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và để cho chúng không phát hiện đưược trận địa mai phục của ta ở hai bên bờ sông. Sau đó quân ta đánh kiềm chế để bảo đảm đưa quân địch vào trận địa quyết chiến sau khi ta đã chuẩn bị xong và đúng vào lúc nước triều bắt đầu xuống. Có như thế những trận đánh quyết liệt mới diễn ra vào lúc nước xuống thấp, và ghềnh Cốc cũng như những bãi cọc mới phát huy được tác dụng. Đây là một kế hoạch đánh kiềm chế và nhử địch rất phức tạp, khó khăn. Một bộ phận quân chủ lực do vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông chỉ huy phối hợp với dội dân binh của Nguyễn Xuân đóng ở núi Kính Chủ (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Kinh Thầy, sẵn sàng hỗ trợ để bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch kiềm chế và nhử địch. Sau khi quân địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Bạch Đằng thì đạo quân của hai vua Trần sẽ theo sông Kinh Thầy, Đá Bạc tiến xuống phối hợp với đại quân tiêu diệt đoàn thuyền địch trên trận địa quyết chiến.

Cuối sông Kinh Thầy, đoàn thuyền địch có thể theo sông Đá Bạc ra thượng lưu sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể theo sông Giá men theo phía nam núi Tràng Kênh ra sông Bạch Đằng ở khoảng đối diện với cửa sông Chanh. Một lực lượng quân ta mai phục sẵn ở Trúc Động làm nhiệm vụ bịt đường sông Giá để buộc quân địch phải theo sông Đá Bạc dẫn thân vào trận địa mai phục của ta ở thượng lưu sông Bạch Đằng và để bảo vệ bí mật, an toàn cho lực lượng quân thủy bộ của ta mai phục ở cửa sông Giá và núi Tràng Kênh.
Như trên đã nói, để bảo đảm cho thế trận bao vây địch được hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho bộ phận bố trí ở các cửa sông chặn đứng địch lại thì ngoài việc lợi dụng ghềnh Cốc như một chướng ngại tự nhiên, Trần Quốc Tuấn còn cho xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc lợi hại.

Trong lịch sử giữ nước, trên dòng sông Bạch Đằng dã diễn ra nhiều chiến công lừng lẫy trong đó có hai lần quân dân ta đóng cọc gỗ xuống lòng sông để tạo thành bãi chướng ngại ngăn chặn thuyền địch. Lần thứ nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán cuối năm 938 và lần thứ hai là năm 1288, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây Vương (chỉ Trần Quốc Tuấn) đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng phủ cỏ lên trên? (Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch đã dẫn, t. II , tr. 61). Cả trận địa cọc chỉ được ghi chép đơn sơ có từng ấy chữ. Tuy nhiên nó cũng cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của hàng cọc trong trận quyết chiến này.

Như phần trên đã nói, lòng sông Bạch Đằng rất rộng, rất sâu, khó có hàng cọc chắn ngang sông được. Ở ghềnh Cốc thì cạn hơn nhiều, nhưng là đá gốc kéo dài từ chân núi Tràng Kênh nên không thể nào cắm cọc xuống được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,20 mét – 0,86 mét/giây, độ lệch trung bình khi nước lên và xuống là 2,30 mét. Những số liệu trên cũng cho ta một ý niệm về sông nước Bạch Đằng đời Trần.

Theo sông Bạch Đằng ra biển có thể xuôi thẳng ra cửa Nam Triệu hay chuyển sang các chi lưu là sông Chanh, sông Kênh, sông Rút ra biển. Khi nước triều xuống, ghềnh Cốc đã có giá trị như một bãi chướng ngại tự nhiên ngăn chặn con đường ra cửa Nam Triệu. Nhưng thuyền địch vẫn có thể chạy thoát theo sông Chanh, sông Rút. Những tài liệu khảo sát gần đây cho biết: các trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được bố trí nhằm chặn ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cọc cửa sông Chanh, cửa sông Kênh, cửa sông Rút (Vùng Bạch Đằng có nhiều bãi cọc khác đóng ở ven sông. Bờ phải sông có bãi cọc tả ngạn sông Giá và áng Khinh, những bãi cọc ở Gia Đước. Bờ trái sông có những cọc gỗ ở xã Điền Công (Yên Hưng, Quảng Ninh), bãi cọc trong lòng sông Chanh hiện nay, bãi cọc ở bến đò Rừng xét về vị trí địa lý và chất liệu cọc thì đó hầu hết là vết tích cọc đáy của dân đánh cá hoặc cọc kè chân đê ven sông. Nhân dân địa phương cũng nói như vậy).

Việc bố trí trận địa cọc được tiến hành khẩn cấp. Vào những ngày tháng 3 còn giá lạnh, quân dân Đại Việt đã đem hết sức mình, bí mật và nhanh chóng chuyển những cây go lim to lớn tập trung về ba cửa chi lưu. Cọc lim được lấy cách đấy không xa, Ở ngay cánh rừng Yên Hưng bên tả ngạn sông Bạch Đằng. Quân sĩ và nhân dân miền Đông Bắc đã về đây lao động khẩn trương hạ hàng ngàn cây lim, đục đẽo và tu sửa theo kích thước đã định.

Những bước chuẩn bị đầu tiên cho trận Bạch Đằng – tiếp

Như vậy là một cạm bẫy lớn, hết sức lợi hại của quân dân ta đã được giương sẵn ở Bạch Đằng. Nhưng muốn cho trận địa mai phục phát huy hết tác dụng của nó thì một yêu cầu quan trọng là phải bảo đảm bí mật và phải làm sao dẫn dắt quân địch lọt vào cạm bẫy theo đúng đường và thời gian có lợi nhất cho ta.

Trần Quốc Tuấn bố trí một lực lượng quân đội phối hợp với các đội dân binh địa phương đánh địch trên suốt đường rút lui của chúng từ Vạn Kiếp đến Bạch Đằng. Nhiệm vụ trước hết của lực lượng này là đánh lui đội kỵ binh hộ tống của Thoát Hoan đã cô lập hoàn toàn đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và để cho chúng không phát hiện đưược trận địa mai phục của ta ở hai bên bờ sông. Sau đó quân ta đánh kiềm chế để bảo đảm đưa quân địch vào trận địa quyết chiến sau khi ta đã chuẩn bị xong và đúng vào lúc nước triều bắt đầu xuống. Có như thế những trận đánh quyết liệt mới diễn ra vào lúc nước xuống thấp, và ghềnh Cốc cũng như những bãi cọc mới phát huy được tác dụng. Đây là một kế hoạch đánh kiềm chế và nhử địch rất phức tạp, khó khăn. Một bộ phận quân chủ lực do vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông chỉ huy phối hợp với dội dân binh của Nguyễn Xuân đóng ở núi Kính Chủ (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Kinh Thầy, sẵn sàng hỗ trợ để bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch kiềm chế và nhử địch. Sau khi quân địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Bạch Đằng thì đạo quân của hai vua Trần sẽ theo sông Kinh Thầy, Đá Bạc tiến xuống phối hợp với đại quân tiêu diệt đoàn thuyền địch trên trận địa quyết chiến.

Cuối sông Kinh Thầy, đoàn thuyền địch có thể theo sông Đá Bạc ra thượng lưu sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể theo sông Giá men theo phía nam núi Tràng Kênh ra sông Bạch Đằng ở khoảng đối diện với cửa sông Chanh. Một lực lượng quân ta mai phục sẵn ở Trúc Động làm nhiệm vụ bịt đường sông Giá để buộc quân địch phải theo sông Đá Bạc dẫn thân vào trận địa mai phục của ta ở thượng lưu sông Bạch Đằng và để bảo vệ bí mật, an toàn cho lực lượng quân thủy bộ của ta mai phục ở cửa sông Giá và núi Tràng Kênh.
Như trên đã nói, để bảo đảm cho thế trận bao vây địch được hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho bộ phận bố trí ở các cửa sông chặn đứng địch lại thì ngoài việc lợi dụng ghềnh Cốc như một chướng ngại tự nhiên, Trần Quốc Tuấn còn cho xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc lợi hại.

Trong lịch sử giữ nước, trên dòng sông Bạch Đằng dã diễn ra nhiều chiến công lừng lẫy trong đó có hai lần quân dân ta đóng cọc gỗ xuống lòng sông để tạo thành bãi chướng ngại ngăn chặn thuyền địch. Lần thứ nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán cuối năm 938 và lần thứ hai là năm 1288, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây Vương (chỉ Trần Quốc Tuấn) đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng phủ cỏ lên trên? (Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch đã dẫn, t. II , tr. 61). Cả trận địa cọc chỉ được ghi chép đơn sơ có từng ấy chữ. Tuy nhiên nó cũng cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của hàng cọc trong trận quyết chiến này.

Như phần trên đã nói, lòng sông Bạch Đằng rất rộng, rất sâu, khó có hàng cọc chắn ngang sông được. Ở ghềnh Cốc thì cạn hơn nhiều, nhưng là đá gốc kéo dài từ chân núi Tràng Kênh nên không thể nào cắm cọc xuống được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,20 mét – 0,86 mét/giây, độ lệch trung bình khi nước lên và xuống là 2,30 mét. Những số liệu trên cũng cho ta một ý niệm về sông nước Bạch Đằng đời Trần.

Theo sông Bạch Đằng ra biển có thể xuôi thẳng ra cửa Nam Triệu hay chuyển sang các chi lưu là sông Chanh, sông Kênh, sông Rút ra biển. Khi nước triều xuống, ghềnh Cốc đã có giá trị như một bãi chướng ngại tự nhiên ngăn chặn con đường ra cửa Nam Triệu. Nhưng thuyền địch vẫn có thể chạy thoát theo sông Chanh, sông Rút. Những tài liệu khảo sát gần đây cho biết: các trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được bố trí nhằm chặn ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cọc cửa sông Chanh, cửa sông Kênh, cửa sông Rút (Vùng Bạch Đằng có nhiều bãi cọc khác đóng ở ven sông. Bờ phải sông có bãi cọc tả ngạn sông Giá và áng Khinh, những bãi cọc ở Gia Đước. Bờ trái sông có những cọc gỗ ở xã Điền Công (Yên Hưng, Quảng Ninh), bãi cọc trong lòng sông Chanh hiện nay, bãi cọc ở bến đò Rừng xét về vị trí địa lý và chất liệu cọc thì đó hầu hết là vết tích cọc đáy của dân đánh cá hoặc cọc kè chân đê ven sông. Nhân dân địa phương cũng nói như vậy).

Việc bố trí trận địa cọc được tiến hành khẩn cấp. Vào những ngày tháng 3 còn giá lạnh, quân dân Đại Việt đã đem hết sức mình, bí mật và nhanh chóng chuyển những cây go lim to lớn tập trung về ba cửa chi lưu. Cọc lim được lấy cách đấy không xa, Ở ngay cánh rừng Yên Hưng bên tả ngạn sông Bạch Đằng. Quân sĩ và nhân dân miền Đông Bắc đã về đây lao động khẩn trương hạ hàng ngàn cây lim, đục đẽo và tu sửa theo kích thước đã định.

Bãi cọc chính nằm ở cửa sông Chanh sát liền với sông Bạch Đằng là bãi cọc Yên Giang. Hàng cọc đóng ngang qua sông Chanh theo hướng nam – bắc. Di tích của bãi cọc này đã được phát hiện và khai quật (Niên đại của bãi cọc Yên Giang hiện còn những khía cạnh cầu được nghiên cứu, xác minh thêm). Bãi cọc dài gần 120 mét, rộng 13 mét. Hầu hết các cọc đều to và vững chắc, có đường kính từ 20cm đến 30cm và dài từ 1,50 mét trở lên, phổ biến trên 2 mét. Những cọc đóng ở giữa lòng sông dài đến gần 3 mét. Khoảng cách giữa các cọc trung bình từ 0,90 mét đến 1,20 mét. Giữa các hàng cọc có nhiều khúc gỗ nằm ngang, có lẽ do quân ta cài để chặn thuyền giặc (Thời gian trôi qua đã gần 700 năm, địa hình bãi cọc với vùng xung quanh so với trước đã khác nhiều. Phù sa lớp lớp đổ vào đã lấp kín cọc. Nhưng từ bề mặt vùng này và nghiên cứu các lớp đất theo mặt cắt đứng thì thấy rõ thời bấy giờ bãi cọc còn nằm trong lòng sông Chanh sát liền với sông Bạch Đằng. Cho đến hiện nay, khi nước triều lên cao thì mặt đất trên bãi cọc lại thấp hơn mặt nước ngoài sông. Nếu bỏ đê quai bên tả ngạn sông Chanh, thì toàn bộ khu vực có bãi cọc bị chìm khá sâu trong nước).

Bãi cọc ở sông Kênh (Bãi cọc ở cửa sông Kênh hiện nay đá bị phù sa lấp kín, ngập chìm trong cánh đồng Vạn Muối thôn Đồng Cốc bên tả ngạn sông Bạch Đằng), sông Rút nhỏ hơn, được cắm theo hướng nam – bắc ngang qua cửa sông. Cách bố trí hai bãi cọc này cũng giống như ở cửa sông Chanh. Các cọc lim được cắm đều thành hàng có kích thước lớn, đường kính từ 0,18 mét trở lên và chiều dài trung bình gần 2 mét (Dấu vết bãi cọc ở hai cửa sông Kênh, sông Rút không còn mấy).

Cả ba bãi cọc phối hợp với nhau, kéo dài như một phòng tuyến ngầm, chặn ba cửa sông tức ba lối thoát từ sông Bạch Đằng ra biển. Các cọc cắm đều theo một kích thước chung như thế nào để khi triều lên thì nước ngập mênh mông, nhưng khi triều xuống thì bãi cọc nhô ra như những””””bãi chướng ngại chặn đứng đoàn thuyền địch.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, sau trận càn quét của Ô Mã Nhi ở trại Yên Hưng ngày 22 tháng 3, trận địa cọc mới bắt đầu được bố trí. Thế mà không quá 20 ngày, sức lực và của cải của nhân dân ta đã dồn lại khắc phục khó khăn, gian khổ, hoàn thành trận địa cọc với hàng ngàn chiếc. Bãi cọc được tạo nên bằng trí tuệ và sức lực, bằng tinh thần yêu nước và ý chí quyết thắng của quân dân thời Trần. Đó là một biện pháp và hình thức chiến đấu độc đáo của tổ tiên ngày trước, là một sáng tạo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Cùng với việc chuẩn bị các trận địa cọc, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, quân dân ta đã khẩn trương và bí mật, nhanh chóng và cẩn thận tiến hành mọi việc chuẩn bị chiến trường. Tất cả đều mang hết sức lực trí tuệ, của cải, cố sức làm gấp mọi công việc chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa quyết định toàn cuộc chiến tranh.

Trước khi đạo thủy quân Ô Mã Nhi kéo đến cửa sông Bạch Đằng, mọi công việc đã hoàn thành tốt đẹp. Quân dân ta đã sẵn sàng trong tư thế chiến đấu và chiến thắng.

Đánh chặn đạo kỵ binh của Trình Bằng Phi và trận Trúc Động

Cuối tháng 3 năm 1288, từ căn cứ Vạn Kiếp, Thoát Hoan cho đạo thủy quân của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp rút lui trước. Trên bờ có đội kỵ binh hộ tống do hữu thừa Trình Bằng Phi và thiên tỉnh Đạt Truật chỉ huy. Dọc đường hành quân của kỵ binh giặc (có thể là đường quốc lộ 18 qua Đông Triều hiện nay), quân dân ta theo kế hoạch đã đề ra, khẩn trương phá hủy cầu đường, bố trí quân mai phục chuẩn bị đón đánh làm chậm bưước đi rồi buộc chúng phải quay trở lại Vạn Kiếp, tách rời đội kỵ binh khỏi đạo binh thuyền.

Cầu bị phá, đường bị chặt từng đoạn, lại bị đón đánh liên tục, đội kỵ binh của địch hành quân rất khó khăn, chậm chạp. Ngày 4, đến chợ Đông Triều, không qua được sông, chúng rất sợ quân ta tập kích. Ngay đêm hôm đó, chúng tìm đường quay trở lại. Nhưng sợ đi đường cũ sẽ bị quân ta tiêu diệt nên bọn chỉ huy Trình Bằng Phi, Đạt Truật tìm đường tắt trở về Vạn Kiếp để kịp thời theo Thoát Hoan rút chạy về nước, mặc cho đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút lui một mình trên sông nước, không có kỵ binh hộ tống và yểm hộ.

Sự kiện trên không có trong chính sử cũ của ta mà chỉ dược ghi trong An Nam chí lược của Lê Trắc (tên Việt gian đương thời đầu hàng quân Nguyên). Mặc dầu còn quá sơ lược không cho ta biết rõ diễn biến cụ thể của những trận đánh chặn địch, song điều ghi chép của Lê Trắc cũng nói lên nghệ thuật tài tình của quân dân ta: không tốn sức nhiều mà cả đội kỵ binh địch mới đi được hơn vài mươi dặm đã phải quay trở lại, bỏ mặc cả đạo binh thuyền Ô Mã Nhi đang chật vật trên dòng sông, nguy hiểm và cô lập: Thắng lợi của những trận đánh chặn địch từ Vạn Kiếp đến Đông Triều là đã tách rời đoàn thuyền Ô Mã Nhi khỏi đội kỵ binh hộ tống, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chiến thắng Bạch Đằng sau đó.

Ngày 30 tháng 3, đạo binh thuyền Ô Mã Nhi từ Vạn Kiếp rút quân. Chúng đi rất chật vật. Từ ngày bước chân vào Đại Việt, đạo binh thuyền này phải đánh nhau gần như liên tục ở An Quảng, Đại Bàng, Tháp Sơn và nhiều lần bị thất bại nặng nề. Quân lính mệt mỏi, bọn chỉ huy hoang mang lo lắng. Đấy là cuộc rút quân trong thế thất bại, đầy tối tăm mù mịt.

Dọc đường từ Vạn Kiếp qua sông Kinh Thầy, quân dân ta đã bố trí nhiều trận đánh tiêu hao địch. Quân chủ lực dưới quyền chỉ huy trực tiếp của hai vua Trần phối hợp với dân binh ở vùng Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Hưng) do Nguyễn Xuân chỉ huy, mở nhiều trận đánh kìm hãm bước tiến của địch (Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Hải Dương) ghi rõ Trần Nhân Tông trú quân ở núi Dương Nham đánh quân Nguyên). Chúng đi rất chậm chạp, phải ?ogiao chiến ngày ngày qua ngày khác? (Nguyên sử, q. 166, Trương Ngọc truyện).

Ngày 8 tháng 4, đội tiền vệ của địch do tướng Lưu Khuê chỉ huy đến đầu sông Giá. Chúng muốn thăm dò lực lượng quân ta và tìm đường rút lui an toàn, theo sông Giá ra Bạch Đàng.

Đến Trúc Động, Lưu Khuê bị quân ta đón đánh (Trúc Động nay là một thôn thuộc xã Lưu Kiếm, trước kia là một tổng lớn gồm cả Liên Khê và Lưu Kiếm). Trúc Động có rừng núi hiểm trở, có sông Đá Bạc và sông Giá bao quanh, lại sát liền với dãy Tràng Kênh. Chính Trần Quốc Tuấn đã qua đây quan sát địa hình. Khi rút khỏi Vạn Kiếp, rời kinh thành Thăng Long, một bộ phận quân Trần đã về Trúc Động đóng giữ. Hai tháng trước, Ô Mã Nhi và A Bát Xích đã bị đánh ở đây.

Trận Trúc Động là một trận phục kích diễn ra vào lúc ban đêm. Theo truyền thuyết địa phương thì trong trận này, quân ta tuy ít nhưng tìm cách nghi binh vừa chặn đánh vừa hư trương thanh thế lừa địch. Kế hoạch nghi binh được chuẩn bị chu đáo và thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú. Trước đó, mỗi gia đình nộp cho quân đội nhiều mo cau có trát cơm và các bè chuối. Khi được tin giặc sắp kéo đến, quân ta đóng trên núi đã thay đổi quần áo và cờ lệnh năm lần với năm màu sắc khác nhau, lại thả rất nhiều mo cau và thân chuối trôi đầy sông. Đêm tối, đèn đuốc đốt sáng, chiêng trống rộn rịp. Đồng thời quân ta lại chẹn đánh phía trước và hai bên, tên bắn xuống như mưa gây nhiều thiệt hại cho địch. Địch tưởng quân ta đông, bố trí mai phục nhiều, rất hoang mang lo sợ.

Trận Trúc Động là trận chặn địch bảo vệ cho trận địa Bạch Đằng. Trần Quốc Tuấn không cho địch lọt qua sông Giá. Vì nếu địch qua sông này thì lực lượng và trận địa bố trí của ta ắt bị lộ, thế chủ động bất ngờ sẽ không còn nữa. Mặt khác, quân ta còn phải kiềm chế không cho chúng tiến vào sông Bạch Đằng quá sớm, không đúng với thời gian đã định.

Trải qua một ngày đêm chiến đấu, mưu trí và linh hoạt, quân dân Trúc Động đã đánh cho đội tiền vệ Lưu Khuê bị thất bại hoàn toàn, số lớn bị tiêu diệt. Chúng phải quay lại, theo dòng Đá Bạc xuôi xuống cùng đoàn thuyền Ô Mã Nhi .

Thắng lợi Trúc Động đã bảo vệ an toàn lực lượng của ta bố trí trên sông Giá, sông Thải và các dãy núi hai bên. Thắng lợi đó còn bảo đảm được bí mật của trận địa Bạch Đằng và buộc địch phải hành quân theo đúng đường và đúng thời gian đã quy định

Vào trận đánh chính

Mờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức mùng tám tháng ba năm Mậu Tý, đoàn thuyền chiến Ô Mã Nhi xuôi Đá Bạc tiến xuống sông Bạch Đằng. Đội tiền quân do tham chính Phàn Tiếp chỉ huy đi đầu. Lúc đó, nước triều vẫn còn mênh mông.

Ngày 9 đúng vào độ nước cường, triều dâng cao và lên xuống mạnh. Dự tính về con nước triều cao nhất vào nửa đêm hôm trước, 8 tháng 4, là 3,20m và thấp nhất là 0,90m vào buổi trưa ngày sau. Như vậy, độ chênh lệch là 2,30m. Triều xuống mạnh nhất vào gần trưa, nước có thể rút 0,30m trong 1 giờ, chảy xiết (Nguyễn Ngọc Thúy, bài Về con nước triều trong trận Bạch Đằng 1288, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 63, tháng 6-1964.).

Trên các mỏm núi, trong các nhánh sông, các chiến sĩ ta đã chỉnh tề cung tên, gươm giáo chờ lúc nước triều xuống mạnh và đoàn binh thuyền Ô Mã Nhi lọt vào sông Bạch Đàng mới đổ ra quyết chiến.
Nước triều xuống mạnh, cuộc chiến đấu bắt đầu.

Trần Quốc Tuấn cho “một đội thuyền khiêu chiến, rồi giả cách thua chạy” (Đại việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, t. II, tr. 61). Giặc đuổi theo, đội thuyền đi đầu của Phàn Tiếp tiến lên phía trước.

Nước triều xuống mạnh hơn. Từ các nhánh sông, những đội thuyền nhẹ của ta vun vút lao ra đánh tạt sườn đội tiền quân địch, gây cho chúng những thiệt hại đầu tiên. Bị nhiều đợt đột kích vào sườn, đội hình thuyền địch trở nên lộn xộn. Chúng lúng túng không sao tiến nhanh đuợc nữa. Thế địch dưới sông càng trở nên bất lợi. Phàn Tiếp vội vàng đưa thuyền áp sát vào phía Tràng Kênh và thúc quân đổ lên bờ “chiếm lấy núi cao”(An Nam chí lược, q. 4, sách đã dẫn). Chúng muốn giành lấy điểm cao để chống lại quân ta, hỗ trợ cho trung quân và hậu quân chúng rút lui an toàn.

Địch đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Trống lệnh nổi liên hồi, cờ hiệu bay phấp phới. Bộ phận quân ta phục sẵn ở các áng núi Tràng Kênh gồm cả quân chủ lực và dân binh d¬ưới quyền chỉ huy của Trần Quốc Bảo – liền xông ra quyết chiến. Từ trên núi, quân ta đánh hất địch xuống hết đợt này đến đợt khác, quyết không cho địch chiếm núi.

Bấy giờ đại quân địch do Ô Mã Nhi thống lĩnh cũng vừa đổ vào sông Bạch Đằng. Những thuyền chiến Quảng Đông to lớn, đóng toàn bằng gỗ tốt, nặng nề trôi về hướng ghềnh Cốc. Một bộ phận đi đầu cố tránh quãng ghềnh cạn, dồn đội hình lại, định vượt qua quãng ghềnh sâu. Lợi dụng lúc địch còn lúng túng vội vã điều chỉnh đội hình, quân Thánh dực nghĩa dũng lộ Hồng Khoái (Hải Dương và Hưng Yên) do tiết chế Nguyễn Khoái chỉ huy, với hàng trăm thuyền chiến cùng quân các lộ liền từ các lạch sông, căng hết tay chèo lao nhanh ra tiến công vào giữa đội hình địch. Một số thuyền giặc luống cuống va vào quãng ghềnh cạn, chiếc bị đắm, chiếc lật nghiêng. Những chiếc khác hốt hoảng giạt sang một bên, bị thủy binh ta xông vào tiêu diệt. Các thuyền chiến của Nguyễn Khoái tả xung hữu đột trên quãng sông ghềnh Cốc, hình thành một tuyến ngang sông chặn đứng địch lại (Nguyên sử, q.3 chép rõ: “thuyền giặc (chỉ quân ta – T.G.) đón chắn ngang sông Bạch Đằng?. Bài bia Lý Thiên Hữu, viên văn thư của Ô Mã Nhi, chép trong tập Từ khê văn cảo của Tô Thiên Tước nói rõ: ?otháng ba (âm lịch) đến cảng Bạch Đằng, ngư¬ời Giao chắn ngang chiến hạm để chống cự quân ta (chỉ quân Nguyên – T.G. ). Đến lúc triều xuống, không tiến lên được, quân tan vỡ, bọn Hầu (chỉ Lý Thiên Hữu) bị bắt”.).

Cùng lúc, các đạo thủy binh Hải Đông, Vân Trà từ phía Điền Công, Gia Đước, sông Thải, sông Giá cũng nhanh chóng nhất tề tiến ra. Tiếng trống lệnh vang lên khắp các ngả sông.

Bị các đội thủy quân của ta từ nhiều phía công kích, “bắn tên tới như mưa” (Nguyên sử, q. 166, Phàn Tiếp truyện), thuyền địch dần dần bị dồn cả về bên tả ngạn. Ô Mã Nhi phải thúc thuyền tiến về các hướng cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút tìm đường chạy trốn.

Bấy giờ là quãng gần trưa. Thủy triều rút rất nhanh, nước xuống đến mức thấp nhất. Các trận địa cọc trước đó vẫn im lìm ẩn dưới làn nước mênh mông, giờ bỗng xuất hiện như vùng lên cùng người đánh giặc.

Bị nước triều ào ào đẩy xuôi lại bị đánh gấp sau lưng, thuyền giặc lớp trước lớp sau cứ thế vùn vụt đâm vào các trận địa cọc. Hoàn toàn bất ngờ, nhiều thuyền bị cọc đâm thủng, bị đắm, hoặc “bị mắc cạn không tiến lên được” (Nguyên sử. q.166, Trương Ngọc truyện.), chật nghẽn cả các cửa sông.

Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt. Từng trận mưa tên tẩm thuốc độc trùm lên đầu giặc. Thuyền chiến của ta áp vào sát địch đánh gần; quân ta dùng gươm, câu liêm hai lưỡi, lưỡi quắm, giáo dài, ngạnh lớn, dùi bốn cạnh đâm chém vô số quân giặc (Những vũ khí thời Trần đã đào dược ở chùa Bút Tháp Hà Nội, hiện tàng trữ ở Viện Bảo tàng lịch sử).

Đúng lúc đó, các bè nứa thuyền nan chứa đầy chất dễ cháy giấu sẵn ở vùng Tràng Kênh, các làng Do Lễ, Phục Lễ, Phả Lễ, được các đội dân binh nổi lửa dốt cháy và thả xuôi dòng nước lao nhanh vào giữa các thuyền giặc đang hỗn loạn, tắc nghẽn trước các hàng cọc. Nhiều chiếc thuyền giặc bắt lửa, ngùn ngụt bốc cháy, thiêu sống những tên giặc trên thuyền, rồi chìm nghỉm.

Trên đà thắng lợi, quân dân ta càng hăng hái diệt địch. Phía núi Tràng Kênh, quân ta vừa dùng cung tên, vừa đánh gần, gạt toàn bộ đội quân Phàn Tiếp xuống sông. Địch bị chết, bị thương không kể xiết. Phàn Tiếp bị trúng tên, nhảy xuống nước, bị quân ta lấy câu liêm móc lên và bắt sống (Nguyên sử, q.166, Phàn Tiếp truyện chép: Tiếp bị thương, nhảy xuống nước, giặc (chỉ quân ta) lấy câu liêm móc lên. Toàn thư nói quân ta bắt sống được Phàn Tiếp.).

Đương khi thủy chiến, hỏa công quyết liệt thì đoàn thuyền chiến của hai vua Trần, theo kế hoạch định trước, cũng theo đà nước xuống, cố sức chèo mạnh để kịp thời đánh vào hậu quân địch. Đại Việt sử ký toàn thư chép: Khi đến trận địa, hai vua “tung quân đánh rất hăng”.

Đòn của hai vua Trần đánh vào sau lưng địch đã khiến cho chúng càng bị động, lúng túng, bị thiệt hại rất nặng. Thủy binh địch trước mặt, sau lưng, hai bên đều bị đòn đánh. Phạm vi chiến trường trải dài suốt cả một vùng sông. Căn cứ vào hiệu lực các phương tiện chiến đấu, thông tin liên lạc mà đoán định số thuyền giặc với 600 chiếc khi lọt vào trận địa, nếu dàn hàng ngang 5-6 chiếc trên sông, mỗi hàng cách nhau từ 30 mét trở lên thì cả đoàn thuyền phải kéo dài ít nhất là 5 ki-lô-mét. Điều này phù hợp với thư tịch và truyền thuyết dân gian nói rõ phạm vi chiến trường từ rừng núi Tràng Kênh đến cửa sông Chanh. Trên cả khúc sông rộng, máu giặc chảy lênh láng, “nước sông đến nỗi đỏ ngầu máu? (Đại Việt sử ký toàn thư, sách đã dẫn, t.II, tr.61). Chủ tướng Ô Mã Nhi bị quân ta bắt sống.

Số địch còn lại cố sức chạy lên phía tả ngạn Yên Hưng hòng trốn thoát. Nhưng vừa lên đến bờ thì chúng vấp phái các chiến sĩ bộ binh ta phục sẵn từ trước, nhanh chóng đổ ra tiêu diệt. Sức tàn, lực kiệt, hầu hết bọn này đã suy yếu không chống đỡ nổi những mũi tên, đường kiếm của quân ta.

Đội quân bố trí đón sẵn trên bộ đã hợp đồng chặt chẽ với thủy binh. Trận thủy chiến trên sông diệt phần lớn sinh lực địch thì trận đánh trên bộ lại bồi thêm cho chúng một đòn chí tứ. Nhân dân địa phương vùng Hà Nam (Yên Hưng) nói rằng chính Trần Quốc Tuấn đã đặt sở chỉ huy bên tả ngạn sông Bạch Đằng và trực tiếp chỉ huy các đơn vị bộ binh đánh tiêu diệt đám quân giặc chạy lên tả ngạn. Các cụ còn kể lại: vị lão tướng anh hùng ấy cưỡi con ngựa bạch to lớn đứng trên gò đất cao giữa cánh đồng làng Trung Bản (Yên Hưng) cầm kiếm chỉ huy ba quân. Dưới quyền chỉ huy của ông, quân và dân ta mai phục bên sông đã xông lên chiến đấu cực kỳ dũng cảm và mãnh liệt, bắt được tướng giặc là Phạm Nhan và tiêu diệt gần hết bọn chúng, thây giặc nằm ngổn ngang.

Trận đánh trên bộ cũng không kém gay go, ác liệt. Trương Hán Siêu nói: “Chiết kích trầm giang, khô cốt doanh khâu?, nghĩa là: giáo mác chìm sông, xương khô đầy gò.

Đến chiều, trận đánh vô cùng ác liệt và oai hùng trên sông Bạch Đằng kết thúc (Nguyên sử, q. 166, Phàn Tiếp truyện chép: lục chiến từ giờ Mão đến giờ Dậu, tức là từ sáng đến chiều). Cả một đoàn binh thuyền lớn của Ô Mã Nhi thế là bị tiêu diệt hoàn toàn, đúng như Trương Hán Siêu dã mô tả:
?.Bấy giờ:

Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới
Sáu quân oai hùng, gươm giáo sáng chói
Sống mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối
Trời đất rung rinh (chừ) sắp tan.
Nhật nguyệt u ám (chừ) mờ tối…
(Phú sông Bạch Đằng)

Bài phú quả đã nói lên cái hùng khí của quân dân ta trong giờ phút lịch sử, cái dũng cảm tuyệt vời của các chiến sĩ quyết xả thân vì nước.

Ngoài hai chủ tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt, tên dại quý tộc Mông Cổ tước vương Tích Lệ Cơ à bọn bộ hạ cũng bị bắt sống. Ta còn thu được hơn 400 thuyền chiến. Toàn bộ quân địch rút lui bằng đường thủy đều bị tiêu diệt.

Sau đó quân dân Đại Việt lại tiếp tục chặn đánh và truy kích dạo kỵ binh và bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy, theo đường Lạng Sơn về nước. Tin đại thắng Bạch Đằng nhanh chóng truyền lan khắp nước, càng làm nức lòng quân dân Đại Việt, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với các chiến sĩ miền biên giới hăng hái xông lên tiêu diệt đạo quân Thoát Hoan. Những chiến thắng to lớn ở cửa quan Hãm Sa, các ải Nội Bàng, Nữ Nhi, Khưu Cấp (đều thuộc Bắc Giang và Lạng Sơn) đã liên tiếp giáng cho đạo quân này những đòn thất bại nặng nề. Hàng vạn quân địch phơi xác trên đường rút chạy. Và cuối cùng, mãi đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, Thoát Hoan đành giải tán nốt đám tàn quân bại trận của hắn ở châu Tư Minh (Quảng Tây, Trung Quốc).
Chín ngày sau trận đại thắng 18 tháng 4, hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đem đám tù binh gồm Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ, Phàn Tiếp và những tên thiên hộ, vạn hộ về phủ Long Hưng làm lễ mừng thắng trận trước lăng vua Trần Thái Tông, người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258.

Ý nghĩa của trận đánh

Chiến thắng Bạch Đàng hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy của Ô Mã Nhi, là trận quyết chiến lớn nhất, kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên thứ ba. Một đạo quân lớn trên 6 vạn người, giàu kinh nghiệm xâm lược, những tên tướng quý tộc, cao cấp thân cận của Hốt Tất Liệt, sừng sỏ nhất độc ác nhất như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ, Lưu Khuê, sau mấy lần giày xéo đất nước ta, đã phải đền tội.

Đế quốc Mông Cổ ở thế kỷ XIII đã chiếm toàn bộ nước Nga, một số nước Đông âu, miền Trung Á, Ba Tư và toàn bộ Trung Quốc, là đế quốc rộng lớn từ Á sang Âu, lớn vào bậc nhất thời kỳ Trung cổ. Quân xâm lược của đế quốc đó đã bị chặn đứng trên đất nước Đại Việt.

Ba lần gây chiến xâm lược, ba lần bị thất bại thảm hại. Từ đấy đế quốc Mông – Nguyên vĩnh viễn không dám đem quân xâm phạm nước ta lần nữa. Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt cùng với những chiến thắng liên tiếp tiêu diệt đạo quân bộ của Thoát Hoan, đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu trường kỳ của dân tộc ta, báo vệ độc lập Tổ quốc khẳng định sự tồn tại vừng vàng, hiên ngang của nước Đại Việt ta sát cạnh một đế quốc lớn mạnh nhất thế giới đầy âm mưu và tham vọng xâm lược thời kỳ bấy giờ.

Trận hải chiến đảo Hansan

Ngày trận đánh: ngày 5 tháng 8 1592
Vị trí của trận đánh: Bờ biển phía đông của đảo Hansan
Kết quả: Hàn Quốc quyết định chiến thắng

Lực lượng tham chiến

Hải quân Nhật Bản: Hạm đội Toyotomi Hideyoshi
Chỉ huy
Wakizaka Yasuharu
Wakizaka Sabei?
Watanabe Shichiemon?
Sức mạnh
73 tàu
Thương vong và thiệt hại
47 tàu bị phá hủy và 12 bị bắt
9.000 thương vong
Hải quân Joseon ( Hàn Quốc)

Chỉ huy

Yi Sun-Shin ( Lý Thuấn Thần)
Won Kyun
Yi Eok Ki
Sức mạnh
56 tàu
Thương vong và thiệt hại
không có tàu bị mất
19 người chết và 114 người bị thương

Trận hải chiến Đảo Hansan, Còn được gọi là Trận Hansan-do, Diễn ra vào ngày Ngày 14 tháng 8, 1592 gần hòn đảo Hansancủa Hàn Quốc, Và là một trong những trận đánh quan trọng nhất của Imjin Chiến tranh. Đô đốc Hàn Quốc Yi Sun-sin phá hủy ít nhất 47 tàu của Nhật Bản, chiếm 12 và giết trên 8.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến Nhật Bản. Sự thành công của đô đốc Yi Sun-sin trong cuộc chiến này đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc chiến.

Vài nét về cuộc đời của Đô đốc hải quân Yi Sun-Shin ( Lý Thuấn Thần)

Tượng đài đô đốc Lý Thuấn Thần tại Hàn Quốc

Yi Sun-sin (28 tháng 4 năm 1545 – Ngày 16 tháng 12 năm 1598) là một Tư lệnh hải quân Hàn Quốc đã tạo ra chiến thắng của hải quân Hàn Quốc trước lực lượng hải quân Nhật Bản trong thời gian Nhật Bản xâm lăng Triều Tiên (1592-1598) trong Triều đại Joseon( Đặc biệt là 4 chiến dịch hải quân của ông trong năm 1592 bao gồm 23 trận hải chiến liên tục tiêu diệt và đánh chìm hàng trăm chiến thuyền Nhật Bản ). Chức vụ của ông là Samdo Sugun Tongjesa, nghĩa đen có nghĩa là “tư lệnh hải quân của ba tỉnh” và chức vụ này còn được duy trì trong hải quân Hàn Quốc cho đến năm 1896. Yi còn được biết đến để sử dụng sáng tạo của mình tầu con rùa ( có thể nói đây là lớp tầu chiến bọc thép đầu tiên trên thế giới). Ông là một trong số ít các đô đốc chiến thắng trong tất cả các trận thủy chiến (ít nhất là 23) mà ông chỉ huy.

Yi đã bị giết bởi một viên đạn duy nhất trong Trận Noryang ngày 16 Tháng Mười Hai năm 1598. Và trước khi ông qua đời, ông nói: “Đừng để kẻ thù biết cái chết của tôi”. Triều đình Hàn Quốc đã ban nhiều danh hiệu khác nhau cho ông ta, trong đó có một chức danh hiệu sau khi ông đã chết là Chungmugong (Võ tướng trung thành), một danh hiệu là Seonmu Ildeung Gongsin (Chức danh quân sự hàng đầu trong thời kỳ trị vì của Seonjo), và hai chức danh khác sau khi chết, Yeonguijeong (Thủ tướng Chính phủ), và Deokpung Buwongun. Ông cũng nhận được danh hiệu Yumyeong Sugun Dodok (Đô đốc Hạm đội nhà Minh của Trung Quốc) do Hoàng đế nhà Minh ban tặng. Sau khi chết, Yi vẫn được tôn như một anh hùng giữa các miền của Triều Tiên cho tới tận ngày hôm nay

Bối cảnh chung về cuộc chiến tranh Imjin

Hai cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Triều Tiên và một loạt các trận đánh xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên vào các năm 1592-1598. Mạc Phủ Toyotomi Hideyoshi lãnh đạo nước Nhật Bản vừa thống nhất vào cuộc xâm lược đầu tiên (1592-1593) với các dã tâm là công khai là chinh phục Hàn Quốc, Mãn Châu, Trung quốc và Ấn Độ. Cuộc xâm lược thứ hai (1594-1596) là nhằm mục đích tấn công trả đũa đối với những người Triều Tiên. Các cuộc xâm lược cũng được biết đến như là cuộc xâm lăng của Hideyoshi tới Triều Tiên, hay là cuộc chiến bảy năm, hoặc là Chiến tranh Imjin ( Nhật Bản xâm lược vào năm Imjin). Ban đầu, quân đội Nhật Bản đã đạt nhiều thắng lợi trên bộ nhưng về sau lại thất bại liên tục trên biển. Quân đội Nhật Bản trở nên bị đe dọa nặng nề vì không đủ các nguồn cung cấp. Hải quân Hàn Quốc gây tình trạng thiếu lương thực cho quân đội Nhật Bản bằng cách ngăn chặn thành công hạm đội Nhật Bản trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm vào vùng biển phía Tây của bán đảo, vùng mà các con sông lớn nhất của bán đảo Triều Tiên đều chảy. Triều đình nhà Minh dưới thời Hoàng đế Minh Thần Tông tạo ra một sự can thiệp quân sự và ngoại giao vào cuộc chiến. Cuộc chiến tạm dừng trong năm năm để ba nước cố gắng thương lượng một thỏa hiệp hòa bình, tuy nhiên, Nhật Bản tiếp tục xâm lược Hàn Quốc lần thứ hai vào năm 1597. Cuộc chiến tranh đã kết thúc trận hải chiến tại Noryang. Tất cả các lực lượng Nhật Bản tại Hàn Quốc đã rút lui vào ngày tháng 12 âm lịch năm1598 và trở lại Nhật Bản sau khi bị đánh bại hoàn toàn bởi hải quân Hàn Quốc. Hậu quả, Ngoài những thiệt hại về người, Hàn Quốc phải chịu nhiều thiệt hại to lớn về văn hóa, kinh tế và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc suy giảm mạnh số đất nông nghiệp, mất mát một khối lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật, hiện vật, và các tài liệu lịch sử, và bị bắt đi nhiều nghệ nhân và thợ lành nghề. Trong thời gian này, các cung điện chính Gyeongbokgung, Changdeokgung và Changgyeonggung đã bị đối cháy, nên cung điện Deoksugung đã được sử dụng như là cung điện tạm thời. Những gánh nặng tài chính của cuộc chiến tranh đã đề nặng lên đất nước Trung Quốc và tạo ra những ảnh hưởng bất lợi khả năng quân sự của quốc gia này và đóng góp vào sự sụp đổ của Nhà Minh và sự nổi lên của Nhà Thanh. Tuy nhiên, quan điểm coi Trung Quốc là trung tâm mà nhà Minh đã cố gắng để bảo vệ được khôi phục bởi nhà Thanh, và quan hệ thương mại bình thường giữa Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn được tiếp tục về sau này.

Sự chuẩn bị của hai bên cho trận đánh

Đô đốc Yi Sun Shin, cùng với đội tàu nhỏ gồm bảy tàu của Đô đốc Won Kyun, đã tham gia vào hai chiến dịch trên bờ biển phía nam của Hàn Quốc. Đô đốc Yi Eok Ki gia nhập hạm đội của đô đốc Yi và Won cho chiến dịch thứ ba. Trong tất cả các trận đánh trước đó, hạm đội Hàn Quốc đã đánh chìm hơn 100 chiến thuyền của Nhật Bản và gây ra hàng ngàn thương vong. Đô đốc Yi và hạm đội liên hợp của Hàn Quốc đã không mất bất kỳ một tàu chiến nào và bị chỉ có 11 người chết và 26 người bị thương đến thời điểm đó.
Nhận được tầm quan trọng của việc dùng hải quân để cung cấp đồ hậu cần cho quân đội Nhật Bản khi đội quân này tiến dọc theo bán đảo Triều Tiên và chuẩn bị xâm lược Trung Quốc, Toyotomi Hideyoshi đưa ra một mệnh lệnh hoàn toàn bắt buộc đến các sỹ quan của ông rằng tình hình của hải quân phải được nằm dưới sự kiểm soát, các đội tàu Hàn Quốc phải bị phá hủy và các tuyến cung cấp hậu cần thông qua biển Hoàng Hải phải được bảo đảm. Chỉ huy Nhật Bản, Wakizaka Yasuharu, được lệnh phải mang hạm đội của mình để kết hợp với các đội tầu của Kato Yoshiaki và Kuki Yo****aka để tìm ra và tiêu diệt hạm đội của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sẽ mất một số thời gian để cho Katō và Kuki sát nhập tàu của họ lại, do đó Wakizaka đã ra khơi một mình với 73 tàu của mình. Hạm đội của Wakizaka có lẽ đã có các tàu chiến tốt nhất của Nhật Bản tại đến thời điểm này của cuộc chiến. Trong số 73 tàu, 36 chiếc là loại tầu lớn nhiều boong atakebune, 24 chiếc là loại vừa Seki bune và 13 chiếc là loại tầu nhỏ trinh sát kobaya.

( Atakebune là loại tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 16 — > 17, nó được dùng trong các cuộc nội chiến của Nhật Bản tại thời đó.

Trong khoảng thời gian đó, lãnh chúa Nhật Bản Oda Nobunaga đã cho đóng tầu bọc sáu sắt lớp Atakebune vào năm 1578. Những tàu này được gọi là “Tekkōsen”, nghĩa đen là “tàu sắt”, không phải là để ngụ ý là chúng được làm bằng sắt, nhưng phần đài chỉ huy và boong của các tầu này có thể đã được gia cố bằng các tấm sắt để chống đạn pháo và tên lửa. Tuy nhiên chúng lại không được bọc sắt tí nào theo mô tả của nhà truyền giáo Luis FroisDòng Tên , người đã nhìn thấy các con tàu.

Các tầu Atakebune được trang bị với một vài pháo và nhiều súng hỏa mai cỡ lớn. Oda đánh bại hải quân của Mori với bằng chính các con tầu này tại trận các cửa sông Kizu, Osaka năm 1578 trong một cuộc phong tỏa hải quân thành công. Những tàu này là những chiếc tốt nhất của lớp Atakebune, đã được sử dụng hơi ngược lại với chiến thuật hải quân Nhật Bản thời gian đó, mà hải chiến được xem như là một cuộc chiến giữa các đội thủy thủ, hơn là giữa các tàu chiến (chiến thuật chính của hải quân Nhật Bản là chèo đến gần boong của tầu đối phương, sau đó các thủy thủ đoàn của Nhật nhảy sang và chiến đấu tay đôi).

Những chiếc tàu Atakebune này có thể được coi là pháo đài nổi hơn là tàu chiến thực sự, và chỉ được sử dụng trong các hoạt động ven biển. Chúng sử dụng chèo để cơ động, vì được bọc bằng sắt, nếu điều này là đúng, cũng như kích cỡ và trọng lượng quá lớn của chúng (bao gồm các trang bị vũ khí và quân lính mà chúng chuyên trở) tạo ra sự cản gió khi cơ động bằng buồm).

Hình minh họa tầu chiến lớp Atakebune

Trong lúc này, Đô đốc Yi đã lên kế hoạch cho một chiến dịch thứ ba trong khi làm việc với đô đốc Won và Yi Eok Ki để kết hợp và tiến hành sắp xếp hạm đội của họ theo một đội hình chiến đấu hình cánh hạc?.

Đội hình này thường được sử dụng trên đất liền, nhưng ít được sử dụng trên biển. Các đội tàu hợp nhất có tổng số 54 chiếc loại panokseons và 2 hoặc 3 tầu con rùa.

( Tầu chiến lớp panokseon là một tầu cơ động bằng mái chèo và buồm, đó là tàu chiến chính được sử dụng bởi người Hàn Quốc tại Triều đại Joseon trong thời gian cuối thế kỷ 16. Con tàu đầu tiên của lớp này đã được đóng vào năm 1555. Nó là một con tàu làm bằng gỗ cây thông vững chắc, và là vũ khí chính để chiến thắng Hải quân Nhật Bản ( với số lượng đông hơn nhiều) trong thời gian chiến tranh Imjin từ năm 1592. Dưới sự chỉ huy của Đô đốc Yi Sunsin, hải quân Triều Tiên với lớp tầu này và tầu chiến lớp con rùa đã thu được những thành công lớn.

Minh họa về tầu chiến lớp panokseon của Triều Tiên


Đặc điểm chính của một panokseon là nó có nhiều tầng boong. Tầng đầu tiên không dùng để chiến đấu, mà để cho các tay chèo, những người được đặt vị trí làm việc giữa boong chính-và-tầng trên, ở cách xa các làn đạn của đối phương. Các binh sĩ xắp sếp ở trên boong-thượng, nơi cho phép họ để tấn công đối phương từ một điểm thuận lợi hơn. Ngoài ra, trên boong của chiếc panokseon có một cái thang để lên mái quan sát, đó là vị trí của chỉ huy tầu.

Vũ khí

Panokseons được trang bị nhiều pháo, chúng được đặt tên như là Trời, Đất, Đen và Vàng. Trời là loại pháo lớn nhất với phạm vi bắn xa nhất và pháo phổ biến nhất trên tàu. Đất là một khẩu pháo nhỏ hơn và đen và vàng nhỏ hơn nữa. Khẩu pháo Trời bắn đạn daejon (một mũi tên trong hình dạng của một tên lửa) với một loạt các 500 m (1.650 ft), cũng như đạn chulwhan (đạn pháo), chúng có thể bắn tới một khoảng cách là 1 km (3.300 ft ). Wangu, một loại súng cối bắn đạn đá hoặc sắt với bán kính 20cm (7,8 inc), cũng được sử dụng trong hải quân Hàn Quốc.

Một khía cạnh khác đáng chú ý của súng hạng nặng của Hàn Quốc là chúng không được sản xuất ra để phục vụ cho các trường hợp khẩn cấp bất ngờ của chiến tranh. Những vũ khí này trong thực tế chúng đã xuất hiện khoảng 200 năm trước khi Hideyoshi xâm lăng Triều Tiên. Nhờ có những nỗ lực của Choe Mu-seon, Một vị tướng và là một nhà hóa học, Hàn Quốc đã bắt đầu sản xuất và phát triển thuốc súng và sức mạnh dựa trên vũ khí. Pháo Hàn Quốc đầu tiên đã thấy trong trận đánh vào năm 1380 với một hạm đội tàu lớn của cướp biển Nhật Bản, và đã thu được một thành công lớn.

Trong thế kỷ 15, dưới sự dẫn của vua Sejong, Người đã tự mình đi tiên phong nghiên cứu khoa học, hiệu suất của các loại pháo hạng nặng được cải thiện đáng kể. Xây dựng được một bảng phạm vi bắn là Ủy Ban Hoàng gia, và sau nhiều thử nghiệm và nghiên cứu, vua Sejong cuối cùng đã gia tăng phạm vi của pháo từ 300 m (980 ft) đến 1000 m (3.100 ft). Pháo hải quân cũng đã được phát triển trong thời gian này và trong số đó, các khẩu Trời, Đất, Đen và Vàng sau này được đúc bởi Yi Sun-sin. Sự phát triển của pháo binh được tiếp tục sau khi vua Sejong qua đời, và người Triều Tiên đã phát minh ra Bigyeokjincholloe, Một lựu đạn nổ chậm tung hàng trăm mảnh kim loại khi nổ, và Dapoki, Một máy có khả năng bắn nhiều mũi tên cùng một lúc.

Trong khi Hideyoshi xâm lăng Triều Tiên, Hàn Quốc thiếu súng hỏa mai tiên tiến, nhưng có một số loại súng đại bác mạnh mẽ).

So sánh lớp tầu panokseon với tàu chiến Nhật Bản

Những sự khác nhau giữa tầu panokseon của Triều Tiên và tàu Nhật là rất đáng kể. Lớp tầu tương đương của Nhật Bản là lớp lớn Atakebune và lớp vừa Sekibune . Ngược lại với lớp tầu panokseon, vỏ của tàu Nhật được thiết kế có độ cong, mũi tầu nình chữ V. Vỏ tầu được thiết kế cong tạo thuận lợi cho những chuyến đi dài ở các vùng biển rộng vì sức cản của nước thấp hơn (do đó các tàu này có tốc độ tốt hơn). Do đây kiểu thân tầu này là một thiết kế tiên tiến hơn (Tạo nên độ khẳm cao hơn trong nước), tuy nhiên, bán kính quay của loại tầu này ( tầu Nhật Bản) được cho là lớn hơn và việc thay đổi phương hướng của chúng đòi hỏi một quá trình thời gian sử lý lâu hơn . Ngoài ra, tàu với thiết kế lớn hơn có nhiều khó khăn hơn trong các vùng nước hẹp và các vùng nước nông. Tàu Nhật đã được đóng to hơn và ít cơ động hơn lớp tầu panokseon ở các vùng nước kênh hẹp của Hàn Quốc.

Sekibune và Atakebune

Các tầu Sekibune kích thước trung bình, nhỏ hơn và hầu hết là các tàu vận tải của hạm đội Nhật Bản, chúng chỉ có một cột duy nhất và có thể vì thế chỉ cơ động đươck khi buồm có gió thuận lợi. Lớp Atakebune là một ngoại lệ ở chỗ nó có hai cột buồm, nhưng những phần chính của nó được thiết kế hình vuông-rigged và chính buồm của chúng lại hạn chế tận dụng sức lợi của gió.

Cũng là rất quan trọng khi so sánh các vỏ tàu chiến được thiết kế của hai quốc gia, và sức mạnh tương đối của chúng. Lớp panokseon được đóng bởi các tấm ván dày, mật độ dày đặc cao, tạo ra một cấu trúc về tổng thể là rất vững trãi. Tàu chiến Nhật Bản được cấu trúc yếu hơn, do gỗ để đóng chúng mỏng và mật độ thấp hơn, đặc biệt là chúng thường được đóng từ cây tuyết tùng. Cây này có trọng lượng nhẹ và chúng không có nhiều mấu như cây thông, nên có thể dễ dàng được xẻ mỏng hơn. Lớp tầu Sekibune là tiêu chuẩn của tàu chiến hạm đội Nhật Bản, được đóng càng nhẹ càng tốt, để có thể tăng tốc độ của mình với các chi phí về cấu trúc hợp lý. Điều này là phù hợp với truyền thống chiến thuật của hải quân Nhật Bản vào thời gian đó, đó chính là chiến thuật áp mạn vào tàu địch và tung các binh lính trên tầu của họ sang tầu địch và chiến đấu mặt đối mặt.)

Nguyên nhân tại sao Hải quân Hàn Quốc thắng hải quân Nhật Bản với một mức độ chênh lệch về thương vong khủng khiếp như vậy, mặc dù số liệu này chưa được kiểm chứng

Một khác biệt nữa chính là việc sử dụng các đinh sắt so với việc sử dụng gỗ chốt để giữ kết cấu khung sườn con tàu. Như đã đề cập, tàu Hàn Quốc được đóng chặt với nhau bằng việc cài các răng gỗ và gỗ chốt. Tàu chiến của Nhật Bản lại khác, chúng dựa vào các đinh sắt để làm việc đó, và thời gian cùng muối mặn của nước biển sẽ ăn mòn các đinh sắt này, cuối cùng làm suy yếu thân tầu.

Chính sự khác biệt trong toàn bộ kết cấu này đã xác định số lượng pháo được đặt ở trên tàu. Bởi vì các tàu Nhật Bản thiếu độ bền để chịu được sức giật của pháo, thậm chí cả con tàu lớn nhất lớp Atakebune, có thể mang chỉ có ba hoặc bốn khẩu là nhiều nhất. Một tầu lớp Sekibune chỉ có thể mang một khẩu. Một chiếc panokseon có thể mang ít nhất 10 khẩu pháo, nhưng thường là mang nhiều hơn nữa. Kể từ khi vỏ của tàu chiến Hàn Quốc đã được tăng cường đủ độ chắc, hơn thế nữa họ tiếp tục đưa lên tầu chiến một số lượng lớn pháo tầm xa. Có thể lắp đặt súng lớn một cách dễ dàng trên các sàn thượng lớn của tàu panokseon, và góc của của các con tầu này sẽ tăng phạm vi sát thương lên xa hơn. Kể từ lúc tàu chiến Nhật Bản chỉ mang được một số lượng rất hạn chế súng đại bác, thủy thủ của họ chủ yếu phải sử dụng là súng hỏa mai, loại có tầm sát thương 100-200 m (330-660 ft) và các chỉ huy hải quân Nhật Bản đã chắc chắn rằng đạn súng hỏa mai sẽ giết nhiều thủy thủ của các tàu đối phương và cho phép đánh nhau cận chiến và phương pháp áp mạn tầu.

Chiến thuật chính và truyền thống của Hải quân Nhật Bản là “áp mạn tầu và đánh giáp lá cà”, đó chính là các thủy thủ sẽ cố gắng nhảy sang boong của tàu địch và chiến đấu bằng gươm trên sàn tầu. Phương pháp này đã được sử dụng chủ yếu bởi vì lính Nhật xuất sắc ở kỹ năng chiến đấu tay đôi và bởi vì tàu của họ chạy rất nhanh. Khái niệm của Hải quân Nhật Bản về hải chiến cuộc chiến giữa các đội thủy thủ của họ hơn là cuộc chiến giữa các tầu chiến của họ. Đây là chiến lược hải quân phổ biến nhất trên thế giới trong thời gian này, và cũng đã được sử dụng bởi hạm đội của nhà vua Tây Ban Nha trong vùng Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương tại thời đó. Tuy nhiên hải quân Hàn Quốc sử dụng tàu chiến và hỏa lực vượt trội để đốt cháy và chìm các tàu đối phương, đây có thể nói là một chiến thuật hiện đại hơn, và là một trận hải chiến ở khoảng cách xa. Trong thời kỳ Hideyoshi xâm lăng Triều Tiên, một số lượng lớn các tàu vận tải và tàu chiến của Nhật Bản đã bị phá hủy bởi các chiến thuật của Đô đốc Yi Sun-shin, đó là dùng hỏa lực vượt trội, kiến thức chiến lược về hàng hải tốt hơn và lợi thế về vùng biển sân nhà.

Thêm một số mô tả chi tiết về tầu chiến con rùa của Hải quân Triều Tiên thế kỷ 16

Tầu con rùa, tiếng Hàn Quốc là Geobukseon hoặc Kobukson, đây là một loại tàu chiến lớn thuộc lớp Panokseon của Hàn Quốc, loại tầu này đã được sử dụng liên tục bởi Hải quân Triều đình Hàn Quốc trong Triều đại Joseon từ thế kỷ 15 cho đến đầu thế kỷ 19.

Theo các tài liệu tham khảo, tàu thế hệ rùa đầu tiên xuất hiện từ năm 1413 đến 1415 trong hồ sơ Biên niên sử của triều đại Joseon trong đó đề cập đến một cuộc tập trận thủy chiến giữa một tầu con rùa và một tàu chiến Nhật Bản. Tuy nhiên, tàu con rùa sớm bị loại khỏi hải quân Hàn Quốc do bị cắt giảm trong một thời gian dài tương đối hòa bình.

Tầu con rùa tham gia nhiều trận chiến chống lại Lực lượng hải quân Nhật Bản lúc chúng đang hỗ trợ các cố gắng của Toyotomi Hideyoshi để chinh phục Hàn Quốc từ 1592-1598, tầu con rùa đã gây tổn thất nặng nề cho hải quân Nhật Bản. Tuy nhiên, vai trò lịch sử của chúng có thể đã được phóng đại vì “toàn bộ hạm đội Triều Tiên có lẽ không có hơn nửa tá tầu con rùa hoạt động trong một trận”.Đô đốc hải quân Hàn quốc Yi Sun-sin được cho là đã cải tiến thiết kế của con tàu, trong khi đó một trong các phó của ông, Na Dae Yong, phụ trách phần đóng tầu. Tàu con rùa của ông đã được trang bị với ít nhất năm loại pháo khác nhau. Tính năng khác biệt rõ rệt nhất của nó là phần boong được bao phủ bởi một chiếc khiên kim loại hình mu rùa để làm đạn pháo đối phương trượt đi, và với rất nhiều gai sắt để ngăn cản binh lính của đối phương nhảy sang tìm cách chiếm tầu ( mấy bác Samurai Nhật đi guốc vác kiếm nhảy sang thủng chân hết he he).

Một số thông số chi tiết về tầu con rùa:
Lớp: Panokseon
Chiều dài: 100-120 feet
Chiều rộng: 30-40 feet
Lực đẩy: 80 tay chèo
Bổ sung: 50 binh sĩ
Vũ khí: Bột lưu huỳnh, gai sắt, 11 khẩu pháo có tầm xa từ 200 yds đến 600 yds

Trở lại trận hải chiến Đảo Hansan

Giai đoạn đầu của trận đánh

Đô đốc Yi đã nhận được tin tình báo từ một nông dân địa phương rằng một lượng lớn tầu của Nhật Bản (tầu của Wakizaka) đang tiến đến phía tây hạm đội của ông ta và đã thả neo ở phía bắc của Eo biển Gyeonnaeryang, một kênh hẹp giữa Geoje Đảo và đất liền.

Sáng hôm sau, ngày 14 tháng tám Đô đốc Yi tung ra sáu chiếc tàu chiến lớp panokson vào con kênh này để thu hút sự chú ý của Wakizaka. Wakizaka đã cắn mồi và tàu của ông ta đuổi theo sáu chiếc panokson của Đô đốc Yi theo con kênh ra biển lớn ở phía trước của Đảo Hansan. Wakizaka nhận ra hạm đội của Đô đốc Yi trước và tìm cách áp sát vào hạm đội Hàn Quốc. Lúc đó Đô đốc Yi đang bắt đầu sắp xếp hạm đội của mình theo đội hình cánh hạc.

Đội hình cánh hạc

Trong hai chiến dịch trước đó, người Hàn Quốc đã đụng độ các tàu Nhật Bản theo chiến thuật đội hình chiến đấu đường thẳng, hoặc nếu trong khoảng không bị hạn chế, với chiến thuật tấn công xoay vòng tròn hoặc xa luân chiến, tầu chiến của người Hàn Quốccó khả năng duy trì các đợt pháo kích liên tục. Mặc dù các chiến thuật này đã có hiệu quả, một số lượng đáng kể tầu Nhật Bản đã chạy thoát và lính Nhật bơi thoát lên bờ. Sự hình thành đội hình cánh hạc được tính toán để không chỉ đánh chìm tàu, mà còn để tiêu diệt kẻ thù mà quân mình lại không bị mất nhiều binh lính.

Đội hình này giống như một hình chữ “U”, với các tầu bọc sắt nặng nhất ở trung tâm và tàu nhẹ trên cánh. Lực lượng dự trữ được đặt phía sau tàu trung tâm và tạo khoảng trống rộng hơn khi đội hình này mở rộng. Tàu ở mặt trước của đội hình sẽ phải chiến đấu theo phương thức pháo mạn để tối đa hóa số lượng pháo nhằm vào kẻ thù. Hơn nữa, hình dạng chữ “U” sẽ cho phép các tầu chiến của Hàn Quốc ***g vào nhau để khai hỏa làm cho nhiều tàu Nhật Bản sẽ bị bắn lia từ nhiều góc độ. Chức năng này của đội hình cánh hạc chia sẻ với những chức năng tương tự của chiến thuật ””Crossing T”” của tàu chiến vào cuối những năm 19 và đầu thế kỷ 20.

Chiến thuật của Nhật Bản là tung ra những tầu nhanh nhất trong các tầu tiên phong để gây khó khăn cho tàu Hàn Quốc, sau đó cơ động các tàu chiến lớn của họ nhanh chóng đến áp mạn, tung binh lính và thủy thủ đoàn ra để chiếm các tàu của Hàn Quốc. Tuy nhiên, chiến thuật này lại đúng vào kế hoạch của Đô đốc Yi, như các tầu Nhật Bản cứ thế bơi sâu hơn vào cái bẫy của ông này. Số lượng và tầm bắn pháo của Hàn Quốc ngăn ngừa các tầu Nhật Bản trong việc sử dụng chiến thuật ưa thích của họ và hai cánh của đội hình cánh hạc sẽ bao quanh và cuối cùng có tác dụng xô các tàu Nhật Bản lại với nhau, làm cho nó khó cơ động hoặc rút lui và quây trọn các con tàu này lại và làm chúng trở thành một mục tiêu dễ dàng hơn cho các loại pháo của Hàn Quốc.

Giai đoạn thứ hai

Wakizaka Yasuharu là một chỉ huy cao cấp năng nổ và là một trong “Bảy ngọn giáo Shizugatake, ” huyền thoại. Ông ta có được danh tiếng đó từ chiến trường và Hideyoshi đã có những yêu cầu quá nặng nề với Wakizaka vì muốn ông này trở thành người kế nghiệp Oda Nobunaga (Oda Nobunaga là tướng thủy quân giỏi nhất của Hideyoshi). Rõ ràng chiến thuật Wakizaka đã cố gắng sử dụng là càng áp vào gần càng tốt tới các tàu của Triều Tiên để ông ta có thể đấu tay đôi và chiếm tầu của họ, đây là truyền thống chiến thuật của hải quân Nhật Bản. Wazikaka không chỉ bám theo sáu tàu Hàn Quốc làm mồi dử qua eo biển Kyonnaeryang với toàn bộ hạm đội 73 tàu của ông ta, mà còn áp sát càng nhanh càng tốt vào trung tâm của đội hình cánh hạc, nhưng ông ta lại không biết đến một thực tế là ông ta đã phơi bày tàu của mình và cánh quân của mình để cho hỏa lực từ nhiều hạm tầu của Hàn Quốc bắn vào tập trung và với mức độ sát thương xa hơn.

Trận đánh tiếp tục kéo dài từ giữa buổi sáng đến cuối buổi chiều. Một vài boong tàu Nhật Bản bị quân Hàn Quốc chiếm, nhưng Đô đốc Yi chỉ cho phép làm như vậy nếu chiếc tàu Nhật đã bị hư hỏng và tê liệt. Chỉ huy Wakizaka Sabei và Watanabe Shichi”emon bị giết. Chỉ huy Manabe Samanosuke làm seppuku ( mổ bụng tự sát) trên boong tầu đang bốc cháy và chìm của mình. Wakizaka Yasuharu bị trúng nhiều mũi tên, nhưng không phát nào xuyên qua nổi áo giáp. Sau khi đã mất 59 tàu, Wakizaka bỏ kỳ hạm của mình và lên một chiếc tàu nhanh hơn nhẹ hơn. Tổng cộng, 14 tàu Nhật đã kịp rút lui ngay lập tức khỏi khu vực của trận đánh. Tuy nhiên, rất nhiều tầu sống sót cũng bị đánh hỏng nặng vì vậy mà chúng đã bị bỏ lại trong một số rải rác xung quanh các hòn đảo ở bờ biển phía nam Hàn Quốc. Chỉ còn có một vài tàu trở về được căn cứ của Hải quân Nhật Bản tại Pusan.

Ý nghĩa của trận đánh

Chiến thắng của Đô đốc Yi tại Đảo Hansan có ý nghĩa kết thúc giấc mơ của Hideyoshi về việc chinh phục Trung Quốc, mà mục tiêu ban đầu của ông ta là chinh phục Hàn Quốc. Các tuyến đường cung cấp thông qua biển Hoàng Hải phải được mở để nhằm mục đích bảo đảm cho quân đội của mình có đủ nguồn cung cấp và tiếp viện để xâm lược Trung Quốc. Do đó, Konishi Yukinaga, chỉ huy của quân đội Nhật đang đóng tại Bình Nhưỡng không thể tiến xa hơn về phía bắc do thiếu nguồn cung cấp, và cũng không thêm viện binh được gửi cho ông ta vì không có đủ lương thực để nuôi họ. Tốn gấp năm lần các nguồn lực thực phẩm và người để di chuyển nguồn cung cấp thông qua con đường đất trên đường cổ xưa của Hàn Quốc. Hơn nữa, vận chuyển bằng đường bộ dễ bị tấn công bởi các lực lượng chính quy của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng như du kích Hàn Quốc (các thủ lĩnh của lực lượng công bình quân đội) mà họ ngày càng hoạt động tích cực cùng với sự loang rộng của chiến tranh.

Sau khi trận Đảo Hansan (và Trận Angolpo ngay sau đó), Hideyoshi thấy cần thiết để một lệnh trực tiếp cho các chỉ huy hải quân của mình để chấm dứt mọi hoạt động của hải quân không cần thiết và giới hạn ngay lập tức các hoạt động xung quanh cảng Pusan. Ông ta nói với các chỉ huy của ông rằng ông sẽ đến Hàn Quốc để tự mình lãnh đạo các lực lượng hải quân, nhưng Hideyoshi không bao giờ có thể thực hiện điều này vì sức khỏe của ông bị xấu đi nhanh chóng.

Trận Đảo Hansan là trận đánh quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh Imjin. Nó cho thấy rằng tất cả các trận đánh chỉ có thể nổ ra tại Hàn Quốc, chứ không thể nổ ra được ở Trung Quốc, và rằng Bình Nhưỡng là bước tiến xa nhất về phía Tây Bắc của quân đội Nhật Bản ( bước tiến xa nhất về phía Bắc của quân đội Nhật Bản trước đó là các đội quân của Kato Kiyomasa đã có thời gian ngắn tiến vào vào Mãn Châu , tuy nhiên, Mãn Châu không phải là một phần của Trung Quốc trong thế kỷ 16). Trận Đảo Hansan có thể được coi là một trong những trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử Đông Á tại thời điểm đó. Hideyoshi đã có thể xâm lược Trung Quốc và chinh phục một phần lớn của đất đai của nó, kế hoạch của ông cũng là đến xâm lược Phillippines và các đảo có vị trí quan trọng về thương mại trong các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc. Các kế hoạch chiến tranh tham vọng hơn của Hideyoshi, đã được tìm thấy ở dạng tài liệu bằng văn bản, gần như giống hệt kế hoạch của Đế quốc Nhật Bản trong cuộc chinh phục ở nửa cuối thế kỷ 20.
( Thời này chỉ một dúm Oa khấu độ vài nghìn người hoành hành ở ven biển Phúc Kiến mà nhà Minh mãi không dẹp được, may nhờ có tướng Thích Kế Quang mới yên nổi, vậy 300.000 quân Nhật Bản trang bị súng hỏa mai và tinh thần võ sỹ đạo ùa được vào Trung Quốc thì không biết tình hình ra sao các bác???)

Quốc tế công nhận

George Alexander Ballard (1862-1948), một Phó đô đốc của Hải quân Hoàng gia Anh, đã tỏ sự khâm phục chiến thắng của Đô đốc Yi tại trận Hansan-do :

” Đây là kỳ công hoàn toàn chói lọi của vị Đô đốc hải quân Hàn Quốc vĩ đại. Trong khoảng thời gian ngắn độ sáu tuần [thực ra khoảng 9 tuần, từ Ngày 07 tháng 5, 1592 — > Ngày 07 Tháng 7, 1592] ông đã đạt được một loạt những thành công vang dội trong lịch sử hàng hải thời chiến, phá hủy đội tàu chiến của đối phương, cắt đứt đường dây liên lạc của chúng, tiêu diệt các đoàn convoy của chúng, đẩy đội quân đang bách chiến bách thắng của chúng vào tình trạng hiểm nghèo, và đẩy các kế hoạch đầy tham vọng của chúng vào phá sản. Thậm chí không một Đô đốc tài ba nào như Nelson, Blake, hoặc Jean Bart có thể đã làm được nhiều hơn con người hiếm có này, con người được biết đến như là đại diện của một quốc gia nhỏ và bị áp bức tàn bạo; và cũng sẽ là rất đáng tiếc rằng những hồi tưởng về ông không được lưu truyền ra bên ngoài quê hương của ông, không một sự đánh giá khách quan nào có thể chối bỏ quyền của ông được đứng vào hàng ngũ những người sinh ra để làm lãnh đạo ( đoạn này dịch không chính xác, đại loại vậy)? “( Trong quấn The Influence of the Sea on The Political History of Japan, trang 57)

Tàu con rùa của Hải quân Triều Tiên cuối thế kỷ 16

081025-N-9573A-066 CHINHAE, The Republic of Korea (Oct. 25, 2008) – A republica of the1591 design of the Korean turtle ship sits in the bay near the Republic of Korea (ROK) Naval Academy Naval Base at Chinhae. The turtle ship was designed during the Joseon Dynasty by Admiral Sun-Sin. (U.S. Navy photo by Mass Communication 1st Class Bobbie G. Attaway)

Thiết kế

Theo Nanjung Ilgi, Nhật ký thời chiến của Yi, Yi quyết định hồi sinh con tàu con rùa vào năm 1591, từ thiết kế hiện tại, sau khi thảo luận với cấp dưới của ông. Sau khi kết luận rằng một cuộc xâm lược của Nhật Bản có thể sắp xảy ra, Yi và thuộc cấp của ông đóng các tàu con rùa hiện đại đầu tiên. Theo nhật ký của Yi, cùng với cuốn sách tên là Hangrok được viết bởi cháu trai của ông, tên là Yi Beon, miêu tả nhiều chi tiết quan trọng về cấu trúc, quá trình đóng, tiến độ, và việc sử dụng các tàu con rùa trong trận chiến, cũng như việc thử nghiệm vũ khí được sử dụng trên các tàu.

Việc lắp đặt vũ khí, pháo Triều Tiên sản xuất với phạm vi bắn từ khoảng 300-500 mét, đã được thử nghiệm trên 12 tháng 3, 1592. Yi hoàn thành tàu con rùa đầu tiên của ông ta và hạ thủy nó vào ngày 27 tháng 3, 1592, Một ngày trước khi Cuộc vây hãm Busan và Trận Tadaejin nổ ra.

Cấu tạo của tầu con rùa

Có một vài phiên bản khác nhau của các tàu con rùa phục vụ trong chiến tranh, nhưng nói chung chúng dài khoảng 100-120ft (30-37 mét dài), và có các cấu trúc đáy mạnh mẽ của lớp tầu Panokseon. Tàu con rùa nói theo kiểu kỹ thuật là một thân tầu được đặt trên đỉnh của một chiếc Panokseon, Với một chiếc neo lớn được đặt ở phía trước của tàu, và một số sửa đổi nhỏ khác.

Trên mũi tàu được gắn một chiếc đầu rồng ( theo em nghĩ là đầu con rùa thì hợp lý hơn) phát ra khói lưu huỳnh để che dấu một cách có hiệu quả sự vận động của nó tới đối phương trong chiến đấu ở khoảng cách ngắn. Đầu rồng đủ lớn để chứa một khẩu pháo ở bên trong. Người đứng trong đầu rồng chiến đấu như một kiểu chiến tranh tâm lý, Mang sự sợ hãi vào trong tim các thủy thủ Nhật Bản. Các phiên bản đầu của tàu con rùa đốt cháy vật liệu độc hại trong các con rồng đứng đầu để tạo ra một khói màn độc.

Ở phía trước của con tàu là chiếc neo lớn. Phía dưới là một chuôi neo nhọn bằng gỗ được làm hình khuôn mặt, và chúng được sử dụng để húc vào tàu của đối phương.

Tương tự như lớp Panokseon, tàu con rùa có hai cột buồm và hai buồm. Chèo cũng được sử dụng cho việc bơi ngoắt nghéo và tăng tốc độ lên. Một ưu điểm khác của tàu con rùa vượt trội hơn kẻ thù của nó là chúng có thể quay bán kính riêng của mình.

Con tàu có 10 mái chèo và 11 ô cửa để bắn pháo ở mỗi bên. Thông thường, có một ô cửa pháo trong miệng của đầu rồng. Có hai ô cửa pháo ở phía trước và sau của tàu con rùa. Các pháo hạng nặng cho phép các tàu con rùa bắn sang đối phương hàng loạt đạn pháo tròn. Đội thủy thủ thường bao gồm khoảng 50-60 thủy quân lục chiến và 70 tay chèo, và tất nhiên là cả viên thuyền trưởng của chiếc tầu này.

Có các nguồn tài liệu cho rằng gai nhọn sắt nhô ra từ tấm thép lục giác bao trùm đầu của tàu con rùa. Một lợi thế của sàn tàu đóng chặt là nó bảo vệ các thủy thủ và thủy quân vũ trang Hàn Quốc từ vũ khí hạng nhẹ và đạn bắn. Những chiếc gai làm nản lòng thủy thủ vũ trang Nhật Bản khi họ sử dụng chiến thuâtj chính của chiến hải quân Nhật Bản vào thời điểm đó, áp sát vào nạm của tàu địch, móc vào chúng, nhảy sang bong đối phương và chiến đấu giáp lá cà.

Người Hàn Quốc đã mô tả bằng văn bản tất cả các điểm của một con tàu cơ động, có khả năng bứt phá tốc độ đột ngột. Cũng giống như lớp Panokseon tiêu chuẩn, Tàu con rùa có đặc trưng là hình chữ U và nó tạo ra một lợi thế đó là sự ổn định khi khai hỏa, và khả năng xoay chuyển trong vòng bán kính riêng của nó. Những bất lợi chính của một đáy tầu hình chữ U so với một đáy tầu hình chữ V là tốc độ bơi dưới nước chậm hơn.

Trên sàn tầu

Có nhiều nguồn tin rõ ràng rằng mái của tàu con rùa được phủ đầy gai sắt để ngăn chặn việc đổ bộ lên boong, nhưng không có đủ bằng chứng để hỗ trợ cho tuyên bố rằng đó là chiếc khiên hình mui rùa, Trong thực tế, không có nguồn từ các nghiên cứu của Hàn Quốc hiện đại đề cập đến các tàu con rùa như lớp tầu bọc sắt: Đô đốc Yi Sun-sin, bản thân ông ta không đề cập đến bất kỳ loại mai rùa bằng thép nào trong nhật ký cuộc chiến tranh toàn diện của mình, cũng không có trong nhật ký của Yi Pun, cháu trai của ông ta và là người chứng kiến cuộc chiến tranh. Các biên niên sư? của vua Sonjo, một thu thập dài nhiều ngàn trang biên dịch tất cả các loại tài liệu chính thức về thời kỳ này, cũng im lặng về đề tài này. Ngược lại, theo thủ tướng Hàn Quốc Yu Song-nyong tàu con rùa được mô tả như là “che phủ bởi tấm gỗ trên đầu”.

Các nguồn tin từ Nhật Bản đề cập đến các xung đột trong tháng 8 năm 1592 có liên quan đến ba tàu con rùa Hàn Quốc “che phủ sắt”. Tuy nhiên, theo nhà thơ Yip Pee Hawley, điều này không có nghĩa là các tàu trên được che phủ bằng tấm sắt; có thể coi đó chỉ là các gai sắt nhô ra từ nóc tầu của họ, một mô tả phù hợp với các sự kiện trong ba tuần đầu tiên trong nhật ký của Yi Sun-sin. Tuy nhiên theo các hồ sơ, cho thấy chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh vào tháng 2 năm 1593 quân đội phải sử dụng các tấm sắt trong việc đóng tàu, có thể để đáp lại các cuộc tấn công của tầu Hàn Quốc.

Bởi vậy là vì, Yi Sun-shin, người đã bị cắt bỏ phần lớn từ các nguồn cung cấp từ chính quyền trong suốt chiến dịch của mình, đã tìm thấy một số tiền tương đối nhỏ tương đương với 50 bảng từ họ hàng, theo nhật ký chiến tranh của ông. Vì vậy, Hawley tin rằng không chắc rằng Đô đốc Yi đã có thể được cung cấp một cách lặng lẽ hơn sáu tấn sắt ước tính (12.000 bảng) cần thiết để làm mỗi mái thép. Toàn bộ số thép như vậy tương đương với trọng lượng một chiếc tàu bình thường, và sẽ có thể được coi là hữu ích hơn là đúc thêm pháo bổ sung, đặc biệt là kể từ khi Triều Tiên đã nhận thấy rõ rằng tàu chiến Nhật Bản đã thực tế không có súng hải quân. Phải đương đầu với một kẻ thù là người dựa vào hỏa pháo nhỏ và chiến thuật tràn ngập boong, và phải đối mặt với những khó khăn do hậu cần và tài chính liên quan đến việc mua một lượng lớn sắt thép lớn như vậy, bất kỳ tàu bọc sắt nào của Hàn Quốc theo Hawley chỉ được coi là thừa:

Cho đến khi thêm thông tin để làm sáng tỏ các mâu thuẫn, kết luận hợp lí nhất là tàu con rùa của Yi Sun-sin được bọc bằng gỗ chắc và phủ lên mái tầu với những tấm ván dày đóng gai/ đinh sắt ?” để chống lại hỏa pháo cỡ nhỏ của Nhật Bản là đã đủ giáp?.

Bằng chứng cho một chiếc tàu con rùa có mai bọc thép đã được tìm thấy theo Turnbull, trong một bản vẽ của tàu con rùa năm 1795 nơi vỏ được hiển thị như đang được bao phủ bởi một mẫu hình lục giác khác biệt, ngụ ý rằng có cái gì đó bao lên lớp vỏ gỗ. Hawley, tuy nhiên, đặt câu hỏi về tính chính xác lịch sử của bản vẽ này vì nó xuất phát từ các bản vẽ của tàu con rùa trong thế kỷ 16 chỉ có các gai sắt báo cáo (xem hình) và hình dạng khác nhau và số lượng rồng được vẽ ở phần mũi tầu. Trong bối cảnh này, có một điều rất đáng ghi nhận rằng cấu trúc lục giác, như là một tính năng tự nhiên của vỏ rùa, không nhất thiết hàm ý phải là giáp kim loại, kể từ khi tên “rùa con tàu” được chứng thực khoảng 180 năm trước khi tàu của Yi Sun-sin được hạ thủy (năm 1413), cho tới bất cứ một kiểu tầu sau này bởi tất cả các ghi chép đều không có cái nào đề cập đến loại giáp kim loại.

Theo một giả thuyết của Hawley, ý tưởng rằng các tàu con rùa lớp bọc thép của Hàn Quốc đã có nguồn gốc từ các bài viết của những người Phương Tây trở về từ Hàn Quốc. Tiến trình từ so sánh ngẫu nhiên đến một tuyên bố thực tế là các tàu con rùa được phỏng đoán theo các tầu bọc sắt của thế kỷ đó, khoảng năm1880. Khi đến các địa phương mà theo lịch sử có tầu con rùa cổ, bị ảnh hưởng bởi loại tầu chiến phương Tây hiện đại, các tác giả có thể có tự nhiên bị liên cảm tới hình ảnh áo giáp bằng kim loại, thay vì một vỏ gỗ nặng truyền thống hơn. Ví dụ, khi Triều Tiên bị đe dọa bởi Hải quân Pháp, chính phủ ra lệnh cho đóng một tàu bọc thép “giống như chiếc tàu con rùa”. Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực bản thiết kế không thể nổi . Turnbull tin rằng kinh nghiệm của thế kỷ 19 không thể áp dụng vào “giới hạn các phần bọc giáp thời năm 1592”.

Vấn đề được đề cập đến là người Hàn Quốc tranh cãi về công bố thứ tự của các tầu chiến hiện đại xuất hiện sớm nhất là, chiếc Santa Anna của Hiệp sĩ dòng Cứu tế (1522), Người Nhật lớp Atakebune (1578) và Hà Lan chiếc Finis Bellis (1585).

Vũ khí của tầu con rùa

Đầu rồng

Đầu rồng được đặt trên đầu tàu tại mũi của chiếc tầu. Một vài phiên bản khác nhau của đầu rồng được sử dụng trên các tàu con rùa. Đầu rồng lần đầu tiên được đặt như là một hình thức chiến tranh tâm lý để hù dọa các binh sĩ Nhật Bản. Một phiên bản mang một ống phóng có thể phát ra một làn khói dầy hại dầy đặc được tạo ra từ một hỗn hợp của lưu huỳnh và sanpết ( Diêm sinh?) được trộn ở phía trong của con tàu. Khói này được thiết kế để che khuất tầm nhìn của quân Nhật Bản để tăng cường khả năng cơ động và phối hợp đúng cách.

Nhật ký của riêng của Yi giải thích rằng một pháo có thể được lắp đặt tại miệng rồng để bắn tàu địch.

Gai ( chông/ đinh nhọn)

Gai kim loại đã được sử dụng để che trên đầu của tàu con rùa để ngăn chặn chiến thuật chiếm boong tầu được sử dụng bởi người Nhật. Theo các hồ sơ lịch sử, các gai được che phủ bằng bao tải gạo trống rỗng, hoặc thảm để thu hút các thủy thủ vũ trang Nhật Bản nhảy vào đó, tạo cho thủy thủ Nhật Bản cảm giác an toàn khi sử dụng chiến thuật chiếm boong tầu. Tuy nhiên, các học giả thời hiện đại lại cho rằng điều này không hợp lý vì như vậy sẽ có là mục tiêu tốt cho các mũi tên lửa của kẻ thù.

Súng/ pháo

Rùa con tàu được trang bị các khẩu Cheonja (Trời), Gija (Đất), Hyeonja (Đen), và Hwangja (Vàng) loại pháo. Cũng còn có một khẩu súng hỏa mai được gọi là Seungja (chiến thắng). Khẩu Seungja có độ bắn xa 200 mét, trong khi trong khi khẩu Hwangja là loại nhẹ nhất, nhưng bắn xa tới 1.200 mét. Một tài liệu của người Nhật Bản ghi lại trận Angolpo theo kinh nghiệm của hai chỉ huy Nhật Bản vào ngày 09 tháng 7 năm 1592 tại của cuộc chiến chống lại tàu con rùa của họ, ” tàu con rùa của người Triều Tiên vẫn tiếp tục tấn công cho đến khoảng 6:00 chiều, bắn những mũi tên cháy lớn liên tục, ngay cả khi ở khoảng cách gần là 18-30 feet. Kết quả là hầu như mọi phần của tàu của chúng tôi – những tháp pháo, khoang chứa quân và các khiên che chắn – đã bị phá hủy hoàn toàn … “

Chiến thuật sử dụng

Đô đốc Y tái sinhtàu con rùa để làm một tầu tấn công cận chiến, ông dự định ram ( húc) tàu địch và đánh chìm chúng, tương tự như chiến thuật được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua. Tầu con rùa cơ động bằng mái chèo và đâm trực tiếp vào thành tàu địch để phá vỡ đội hình hàng ngang của chúng. Sau khi đánh đòn ramming, tàu con rùa sẽ phát hỏa các khẩu súng bắn cầu vồng các ở mạn tầu . Bởi vì chiến thuật này, người Nhật gọi là tàu con rùa là mekurabune (>”^), hoặc “tàu mù”, bởi vì chúng sẽ phát khói và ram vào tàu của đối phương. Tấn công kiểu này đã được sử dụng trong trận Dangpo Trận và trận Sacheon (1592).
Cái mai của tàu con rùa được sử dụng như dụng cụ chính để chống lại chiến thuật tràn ngập boong tầu, vì phía trên của chiếc mai có cài gai/ chông sắt. Lính thủy vũ trang Nhật Bản không thể nhảy trực tiếp trên trên mái, và nhảy lên đầu của tàu con rùa được vì thường thương vong vì gai/ chông sắt đâm xiên. Mai bằng gỗ nặng làm chệch hướng mũi tên và đạn súng hỏa mai.

Sau đó, tàu con rùa đã được sử dụng vào các mục đích khác như mũi nhọn xung kích tấn công hoặc mai phục, phục kích tàu Nhật Bản tại các khu vực chật hẹp như trong trận Noryang.

Mặc dù trang bị nặng, tàu con rùa không phải là một con tàu quá chậm chạp. Tàu con rùa cơ động bằng chèo, buồm của nó có thể quay quanh trục như lớp panokseon. Đô đốc Yi đóng các tàu con rùa nhằm cho mục đích đánh đòn ramming vì vậy chúng phải khá là nhanh nhẹn và linh hoạt.

Tàu con rùa ngày nay

Tàu con rùa đã được đóng lại bởi Trung tâm Nghiên cứu Keobukseon, đây là một công ty thương mại tư nhân, công ty này đã làm rất nhiều nghiên cứu trên thiết kế ban đầu của tàu con rùa; và tái tạo được một số kích thước thực của chúng để sử dụng trong mục đích thương mại. Tầu con rùa ( hàng nhái) xuất hiện ở một vở kịch Hàn Quốc có tên Sự bất tử của Đô đốc Yi Sun-shin. Một số bảo tàng tàu con rùa đang mở cửa, và mọi người có thể chiêm ngưỡng tái bản của tầu con rùa với tỉ lệ 1:1, tái bản này đang neo đậu tại Yeosu.

Trận hải chiến eo biển Myeongnyang

Ngày xảy ra trận đánh: 26 tháng 10 năm 1597 (ngày 16 tháng 9 theo lịch âm của Trung Quốc, 13 tháng 9 theo lịch âm của Hàn Quốc)
Vị trí: Eo biển Myeongnyang, gần đảo Jindo
Kết quả: Hàn Quốc quyết định chiến thắng

Các bên tham chiến

Hải quân Nhật Bản

Hạm đội của Toyotomi Hideyoshi (Toyotomi Hideyoshi là vị chúa cao nhất đã thống nhất Nhật Bản)

Chỉ huy
Todo Takatora
Kurushima Michifusa?
Kato Yoshiaki
Wakisaka Yasuharu
Sức mạnh
133 tàu chiến và ít nhất 200 tàu hậu cần
Thương vong và thiệt hại
31 tàu bị phá hủy
Khoảng 92 tàu bị vô hiệu hóa
12.000 thương vong

Hải quân Joseon ( Triều Tiên/ Hàn Quốc)

Chỉ huy
Yi Sunsin ( Lý Thuấn Thần)
Kim Eok-chu
Sức mạnh
13 tầu chiến lớp Panokseon
Thương vong và thiệt hại
Không có tàu bị mất
ít nhất 2 người chết và 3 người bị thương trên tàu của Yi sun-shin

Trận Myeongnyang, diễn ra vào ngày 26 tháng 10 năm1597, đô đốc hải quân Triều Tiên Yi Sunsin đã chiến đấu với hải quân Nhật Bản trên biển tại eo biển Myeongnyang, gần đảo Jindo. Với chỉ 13 tàu còn lại sau trận thua tai hại của đô đốc hải quân Triều Tiên Won Gyun tại trận Chilchonryang, Đô đốc Yi Sunsin đã tổ chức một trận hải chiến với một đội tàu chiến 133 và ít nhất 200 tàu hậu cần của Nhật Bản. Nhiều tàu chiến Nhật bị chìm hoặc vô hiệu hóa trong trận đánh và hải quân Nhật Bản buộc phải rút lui. Do sự chênh lệch quá cao về số lượng, trận chiến được coi là một trong những chiến công đáng chú ý nhất của Đô đốc Yi.

Bối cảnh chung trước trận đánh

Do Nhật Bản vận động ngầm và lợi dụng âm mưu chính trị của tòa án Joseon , Đô đốc Yi Sunsin đã bị luận tội và tưởng như ông đã phải chịu án tử hình. Nhưng thay vì bị tra tấn và hành hình ông được ân xá và bị giáng chức xuống cấp của một quân nhân bình thường. Đối thủ chính trị của Yi, đô đốc Won Gyun, thay quyền chỉ huy của hạm đội Hàn Quốc, hạm đội mà trong sự quản lý tài tình của Yi đã tăng từ 63 lên tới 166 chiến hạm hạng nặng.

Trong Trận Chilchonryang, Hải quân Nhật Bản, dưới sự tổng chỉ huy của Todo Takatora, đã tỏ ra lấn lướt hải quân Hàn Quốc và hầu như xóa sổ nó. Ngay sau đó, người Nhật tăng cường nhiều đơn vị đồn trú của họ ở Pusan và pháo đài khác nhau trong vùng bờ biển phía nam của Hàn Quốc, và bắt đầu cuộc xâm lược lần thứ hai.

Với sự đại bại nặng nề, hải quân Triều Tiên dường như đã phải ra khỏi cuộc chơi, người Nhật tin rằng bấy giờ họ có thể ra vào biển Hoàng Hải một cách thoải mái và có thể tiếp tế quân đội của họ thông qua tuyến đường biển này khi họ tiến về phía Bắc. Trong chiến dịch 1592, Đô đốc Yi ngăn ngừa các tầu Nhật Bản cung cấp lương thực cho quân đội của họ theo cách này và cầm chân hạm đội Nhật Bản tại cảng của họ ở Pusan.

Trận Chilchonryang

Won Gyun thay thế Đô đốc Yi để thành tổng chỉ huy của hạm đội Hàn Quốc . Won Gyun quyết định tấn công một hạm đội lớn của Nhật Bản khi mà ông ta không biết rõ về số lượng, sức mạnh, và địa điểm đóng quân của đối phương.

Won Gyun quyết định đi tìm hải quân địch bằng toàn bộ hạm đội Hàn Quốc, hạm đội đã được đô đốc Yi cẩn thận xây dựng và củng cố. Won Gyun tiến sang phía trái Hansando và vào ngày 27 tháng tám năm 1597, ông ta đã sớm gặp một hạm đội rất lớn của đối phương ở gần Pusan. Won Gyun bị sốc khi thấy hải quân Nhật Bản có số lượng tối thiểu là 500-1.000 tàu. Mặc dù biết rằng quân đội của ông bị mệt mỏi, Won Gyun vẫn ra lệnh tấn công. Tại thời điểm của cuộc tấn công, một chỉ huy hải quân Hàn Quốc tên là Bae Seol nhanh chóng bỏ trốn với 12 tàu dưới sự chỉ huy của ông khi biết các kết quả của trận đánh phía trước. Xin lưu ý rằng, đây chính là 12 chiếc tầu mà đô đốc Yi sẽ sử dụng để đánh bại tại hạm đội Nhật Bản tại trận eo biển Myeongnyang sau khi được khôi phục chức vụ của mình. (Chỉ huy Bae Seol cũng đã lại bỏ chạy với tàu duy nhất của mình trước khi trận Myeongnyang diễn ra). Các tầu của Triều Tiên tiến lên rất nhanh nhưng không theo một chiến thuật cụ thể nào cả, trong khi hải quân Nhật Bản bắn trả bằng súng hỏa mai. Tầu chiến Nhật Bản phá hủy ít nhất 30 tàu Hàn Quốc bằng cách chèo tới gần các tàu Hàn Quốc và nhảy trên tàu đối phương để bắt đầu hỗn chiến. Các tầu chiến Hàn Quốc không có cơ hội để nổ súng hay bắn pháo.

Won Gyun rút lui trở lại đảo Gadeok gần đó, và tại đó hạm đội của ông ta còn bị thiệt hại nhiều hơn. Rõ ràng, đảo Gadeok đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nhật Bản và khi Won Gyun đổ bộ với quân lính của mình xuống đó để tìm tìm kiếm thức ăn và nguồn nước, chỉ huy các pháo đài tại hòn đảo này của Nhật Bản Chikushi Hirokado đã tấn công và giết chết 400 thủy thủ vũ trang của Hàn Quốc. Won Gyun nhanh chóng ra lệnh rút lui về phía trái đảo Gadeok

Người Nhật Bản đã rất ngạc nhiên trước sai lầm khủng khiếp của hải quân Hàn Quốc và họ tổ chức để tấn công cùng một lúc vào hạm đội Hàn Quốc vào ban đêm. Đó là một thảm họa cho hải quân Hàn Quốc và người Nhật Bản đã sử dụng chiến thuật truyền thống của họ là áp mạn tầu và xung phong để tiêu diệt hải quân Hàn Quốc. Trước đó đô đốc Yi đã luôn luôn giữ một khoảng cách để có thể nổ súng vào các tầu Nhật Bản nhưng Won Gyun đã để cho các tầu Nhật Bản áp sát và tấn công tầu Hàn Quốc bằng kiếm và dáo nhọn. Sau cuộc tấn công bất ngờ, khoảng 200 tầu lớp Panokseons và một số loại tàu khác bị đánh cho tơi tả và chìm vào đáy đại dương. Won Gyun bị sốc vì cuộc tấn công này và lại rút lui nhanh chóng trong khi các tầu Hàn Quốc khác đang chật vật chống trả.

Won Gyun và Yi Eok-gi, một viên đô đốc khác của Hàn Quốc, lại đổ bộ lên bờ tại một hòn đảo gần đó với một vài người sống sót. Một lần nữa, tại đó có một pháo đài của Nhật Bản với một đơn vị đồn trú Nhật, lính Nhật đổ xô ra ngoài và giết sạch nhóm người Hàn Quốc còn lại, trong đó có Won Gyun và Yi Eok-gi.

Trận Chilcheollyang là một sự hủy diệt đối với hải quân Hàn Quốc và một mất mát lớn về con người. Khi Vua Seonjo nghe nói về trận chiến, ông đã nhanh chóng ân xá Đô đốc Yi (người đã trải qua một thời gian là một binh nhì dưới sự chỉ huy của tướng Gwon Yul), và đưa ông ta trở lại làm Tổng chỉ huy của hạm đội Hàn Quốc, hạm đội mà bây giờ chỉ còn với độ 200 thủy thủ và 13 tàu đã bỏ chạy của Bae Seol.

Đô đốc Yi Sun-sin được phục chức một cách vội vàng lại làm Tổng tư lệnh hải quân ba tỉnh của Triều Tiên sau khi đô đốc Won Gyun bị giết tại trận Chilchonryang. Đô đốc Yi chỉ có 12 tầu lớp panokseon khi ông nhận lại chức vụ, các tầu này vốn đã được lưu lại bởi Bae Seol, một sỹ quan hải quân Hàn Quốc đã sớm bỏ chạy trong trận Chilchonryang. Sau đó, một tàu nữa tham gia với Yi và làm tăng số lượng tầu của ông lên con số 13. Mặc dù Yi chỉ có 200 thủy thủ ban đầu, một số thủy thủ sống sót sau trận Chilchonryang lần lần kéo với ông, và ông đã có ít nhất 1.500 thủy thủ và lính thủy vũ trang vào cuối tháng Chín.

Eo biển Myeongnyang có dòng chảy rất mạnh ở khoảng 10 knots, ban đầu chúng chảy theo một hướng, sau đó theo hướng đối diện, hướng ba giờ. Đô đốc Yi quyết định sử dụng điều kiện duy nhất như là một nhân tố để tăng sức mạnh của mình. Sáng ngày 26 tháng 10, người Nhật kéo rất đông vào eo biển vì thuỷ triều thuận lợi cho họ, và Đô đốc Yi đang chờ đợi họ ở cuối dòng chảy đối diện, ông sử dụng bóng của những ngọn đồi để giấu các tàu của mình. khi các tàu Nhật đến gần cuối của eo biển, Đô đốc Yi ra lệnh cho 13 tàu của mình đi ra khỏi nơi ẩn nấp và lập đội hình cho các cuộc tấn công.

Bằng cách từng loạt pháo bắn một, Các tầu của Hàn Quốc liên tục tung ra những đợt bắn chặn giữ dội mà vẫn giữ được khoảng cách với các tầu Nhật Bản ( do dòng nước đổi chiều bất ngờ?). Eo biển ngăn cản tầu chiến của Hàn Quốc bị đánh thọc sườn từ hai bên, và sóng mạnh bởi thuỷ triều ngăn ngừa các tầu Nhật Bản bao vây chúng một cách có hiệu quả. Hơn nữa, các tàu Hàn Quốc có thiết kế đáy bằng phẳng tạo sự ổn định hơn và bắn pháo chính xác hơn tàu Nhật Bản có đáy hình cong.

Trôi nổi bập bềnh theo dòng nước xuôi về phía Triều Tiên lúc bấy giờ là một xác chết bọc giáp có nhiều văn hoa của một chỉ huy cao cấp Nhật Bản. Cái xác này được xóc lên bởi một người lính trên tàu của Đô đốc Yi và người ta xác định đây là xác của Kurushima Michifusa, chỉ huy đơn vị tiên phong của hạm đội Nhật Bản và là anh trai cuối của Kurushima Michiyuki, người bị giết trong năm 1592 bởi đô đốc Yi trong trận Dangpo. Yi ra lệnh cắt đầu Kurushima và treo trên cột buồm của kỳ hạm của ông. Chính mắt nhìn thấy đầu chỉ huy của họ, tinh thần quân lính Nhật Bản giảm xuống

Thuỷ triều nhanh chóng đổi hướng, các tàu Nhật bắt đầu trôi dạt lùi và va chạm với nhau. Nhìn thấy sự lộn xộn này, Đô đốc Yi ra lệnh cho các tàu của mình tiến lên và bắn mạnh hơn nữa, phá hủy nhiều tàu hơn nữa bất chấp sự vượt trội về số lượng của các tầu Nhật Bản. Đội hình dày đặc, đông đúc của các tàu Nhật Bản ở eo biển nhỏ đã trở thành một mục tiêu hoàn hảo cho các tầu Triều Tiên bắn pháo. Triều cường mạnh khiến những người đang chìm trong khi cố bơi vào bờ, và rất nhiều thủy thủ Nhật Bản bị bỏ rơi từ các tầu bị đắm chết đuối. Sau khi Nhật Bản mất 31 tàu chiến và các chỉ huy còn lại nhận ra được sự thiệt hại là quá nặng nề, hạm đội của họ không thể còn chiến đấu hiệu quả, và vì thế họ rút lui.

Chiến thắng này ngăn cản các cố gắng của Nhật Bản tìm cách thâm nhập vào biển Hoàng Hải và cung cấp đồ hậu cần cho quân đội của họ, mà hiện lúc đó đội quân này đang chiến đấu chống lại quân đội Hàn Quốc và Trung Quốc trong trận Jiksan (Cheonan) và đang hướng về thành phố thủ đô Hanseong (Seoul). Với việc nguồn cung cấp và quân tiếp viện của họ qua đường biển bị cắt đứt, người Nhật đã phải ngừng bước tiến của họ và bắt đầu tổng triệt thoái.

Sau trận đánh

Kết quả ngay lập tức của trận đánh này chính là một cú sốc khủng khiếp đến toàn thể bộ chỉ huy Nhật Bản. Đồ hậu cần không được cung cấp hoặc bị giảm đồng thời với việc không có quân tiếp viện mới, tinh thần của binh lính Nhật bị suy giảm. Quân đội Hàn Quốc và Trung Quốc đã có thể tập hợp lại và đẩy người Nhật Bản trở lại hệ thống pháo đài của họ trên bờ biển đông nam của Hàn Quốc.

Chiến thắng này cũng thúc đẩy lực lượng hải quân Trung Quốc để tham gia tham gia vào lực lượng của Đô đốc Yi vào đầu năm 1598. Sau khi hầu hết các tầu chiến của Hàn Quốc bị tiêu diệt tại trận Chilchonryang, nhà Minh giữ hải quân của họ đồn trú tại các thành phố cảng quan trọng để có thể chống lại các cuộc tấn công của hải quân Nhật Bản. Chiến thắng tại Myeongnyang thuyết phục triều đình nhà Minh rằng họ có thể dễ dàng đảm bảo an ninh tại các cảng chính của họ và huy động một hạm đội để viện trợ cho Hàn Quốc.

Các ghi nhớ mang tính kỹ thuật của trận đánh

Điều kiện thủy triều duy nhất của eo biển đã được Đô đốc Yi nghiên cứu cẩn thận từ trước, ảnh hưởng đến các tầu của Nhật Bản theo nhiều cách. Trước hết, khi tấn công tầu Hàn quốc, người Nhật nên tấn công bằng các nhóm tầu nhỏ. Họ rất không nên tung tất cả các tàu của mình vào con kênh cùng một lúc; mặc dù lúc đó dòng chảy đã di chuyển về phía bắc, nó vẫn không thể đoán trước, với các xoáy nước cô lập, và tung ra một số lượng lớn các tàu chiến vào con kênh sẽ làm cho chúng va chạm với nhau. Thứ hai, khi dòng chảy ngược và phía nam vào cuối ba giờ, tầu của người Nhật không chỉ trôi dạt ra khỏi trận đánh, mà còn không thể cơ động và rốt cuộc đâm phải nhau ngay cả khi họ tránh được những xoáy nước. Điều này có lẽ là lý do chính tại sao có quá nhiều tàu thuyền bị hư hại về phía Nhật Bản. Cuối cùng, các dòng nước chảy mạnh của eo Myeongnyang đã gây khó khăn cho những người bị ngã từ bong tầu hoặc nhảy từ tàu đang chìm hoặc cháy để bơi vào bờ; phần lớn binh lính Nhật Bản bơi ở cuối luồng nước đều chết đuối.

Trái với điều mọi người hằng tin tưởng, không có tàu con rùa nào được sử dụng cho trận đánh này. Nói chung, Đô đốc Yi chỉ có thể có 2– >6 tầu con rùa tại bất kỳ thời điểm nào trong toàn bộ của cuộc chiến, và chúng đã bị tiêu diệt sạch sành sanh bởi Won Gyun trong trận Chilchonryang. Mười ba tầu mà Yi đã dùng trong trận này rất có thể là lớp panokseon.

Trận hải chiến eo biển Noryang

Thời gian xảy ra: Ngày 16 Tháng 12 Năm 1598
Vị trí trận đánh: Eo biển Noryang, ngoài khơi đảo Namhae
Kết quả: Hải quân liên quân Trung Triều thắng trận

Các bên tham chiến
Hải quân Nhật Bản ( quân đội của Chúa Toyotomi )
Chỉ huy
Shimazu Yoshihiro
Tachibana Muneshige
Wakizaka Yasuharu
So Yo****oshi
Sức mạnh
500 tàu chiến
Thương vong và thiệt hại
200 tàu chiến chìm, 100 tàu bị bắt
Liên quân hải quân Joseon Hàn Quốc và nhà Minh Trung Quốc
Chỉ huy
Yi Sun-sin ?
Chen Lin
Deng Zilong ?
Sức mạnh
83 tầu lớp panokseon
63 tầu chiến kiểu galley ( nhà Minh)
tổng số tàu của liên minh nhỏ hơn hoặc bằng 150 tầu chiến
Thương vong và thiệt hại
500 binh sĩ và thủy thủ
Đô đốc Yi Sun-sin hy sinh trong trận này

Trận Noryang, trận đánh lớn cuối cùng của cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Hàn Quốc (1592-1598), là trận chiến giữa hải quân Nhật Bản và các đội tàu kết hợp của Hàn Quốc và hải quân nhà Minh. Trận đánh diễn ra vào sáng sớm của ngày 16 tháng mười hai (19 tháng 11 năm âm lịch) năm 1598 và kết thúc khi bình minh qua.

Các lực lượng liên minh có tổng cộng khoảng 150 tầu của Triều Tiên và của Trung Quốc, dẫn đầu bởi Đô đốc Yi Sun-sin và Chen Lin, tấn công và tiêu diệt hoặc bắt giữ một nửa hoặc nhiều hơn một nửa trong số 500 tàu Nhật chỉ huy bởi Shimazu Yoshihiro, ngăn chặn sự liên kết của lực lượng của Shimazu Yoshihiro với lực lượng của Konishi Yukinaga . Những tầu còn sống sót của hạm đội của Shimazu thất thểu quay trở lại Pusan và một vài ngày sau đó, chạy trở về Nhật Bản. Vào lúc đỉnh cao của trận đánh, Đô đốc Yi bị bắn trúng bằng một khẩu súng hoả mai Nhật Bản và hy sinh ngay sau đó.

Bối cảnh chung trước trận đánh.

Do một số thất bại trên cả đất liền và biển, quân đội Nhật Bản đã bị đẩy lui về hệ thống pháo đài ( wajō ) của họ ở trên bờ biển phía đông nam Hàn Quốc. Tuy nhiên, hệ thống pháo đài cũng không thể chứa nổi toàn bộ quân đội Nhật Bản đông như vậy trong tháng 6 năm 1598, Hideyoshi ra lệnh 70.000 binh sĩ của phần lớn cánh phải của quân đội Nhật Bản rút lui về phía các quần đảo (Nhật Bản?). Trong ngày 18 tháng 9 năm1598 Toyotomi Hideyoshi, Taiko ( Chức danh của lãnh chúa cao nhất Nhật Bản – vua thực sự của Nhật), người ra lệnh cho quân đội Nhật Bản xâm lăng Triều Tiên (1592-1598), qua đời tại lâu đài Fushimi. Mệnh lệnh cuối cùng của Hideyoshi cho các đơn vị còn lại của quân đội Nhật Bản đang đồn trú trong hệ thống pháo đài là bắt đầu rút quân. Tuy nhiên, do sự hiện diện của tầu chiến của Triều Tiên và nhà Minh, các đơn vị đồn trú Nhật Bản tại các đồn trại không thể rút lui và phải ở lại trong các pháo đài của họ.

Pháo đài Sunchon là pháo đài ở phía tây của hệ thống pháo đài của Nhật Bản và có 14.000 quân dưới sự chỉ huy của Konishi Yukinaga, chỉ huy của đội quân tiên phong của Nhật Bản trong cuộc xâm lược đầu tiên năm 1592 đồn trú ở đó. Đô đốc Yi Lin và Chen chặn không cho Konishi rút lui, nhưng Konishi gửi nhiều quà tặng đến Chen trong một nỗ lực để hối lộ các chỉ huy nhà Minh, để họ dỡ bỏ phong tỏa. Lúc đầu Chen đã đồng ý rút hạm đội liên quân, nhưng Đô đốc Yi đã cương quyết từ chối. Sau đó Chen Lin gợi ý rằng liên quân nên tấn công các đồn nhỏ hơn, dễ bị tổn thương hơn như pháo đài Namhae. Đô đốc Yi đã cho rằng chiến lược là không tốt. Ngược lại Yi cho rằng Konishi, một trong những chỉ huy lớn nhất, sẽ bị để tẩu thoát nếu liên quân tấn công vào nơi khác.

Trên 15 tháng 12, Khoảng 20.000 quân từ Nhật Bản từ các pháo đài Sachon, Goseong và Namhae lên 500 tàu chiến và hành quân về phía đông của Eo biển Noryang trong một nỗ lực phá vỡ sự phong tỏa của liên quân vào Sunchon. Tổng chỉ huy của lực lượng phá vây này là Shimazu Yoshihiro, chỉ huy của pháo đài Sachon.

Mục tiêu của hạm đội liên quân là ngăn chặn sự hợp nhất của hạm đội của Shimazu với đạo quân của Konishi, sau đó tấn công và đánh bại hạm đội của Shimazu. Mục tiêu của hạm đội của Shimazu là vượt qua eo biển Noryang, hợp nhất với Konishi và rút lui về Pusan. Shimazu biết rằng Konishi đã nỗ lực để gây sự chia ra trong liên quân và hy vọng rằng họ sẽ đi nơi khác hoặc vẫn đang bao vây pháo đài Sunchon và vì thế dễ bị tấn công từ phía sau.

Trận đánh

ngày 15 tháng 12, Một đội tàu lớn của Nhật Bản được tập hợp ở trong vịnh Sachon, cuối phía đông của Eo biển Noryang. Shimazu không có được thông tin chắc chắn về vị trí của hạm đội liên quân. Họ có thể tiếp tục phong tỏa pháo đài của Konishi, hoặc trên đường tấn công một pháo đài bị rời bỏ ở xa hơn về phía đông hoặc chặn đang chặn ở cuối phía tây của eo biển Noryang. Trong khi đó, Đô đốc Yi biết chính xác vị trí hạm đội của Shimazu sau khi nhận được các báo cáo trinh sát và từ ngư dân địa phương.

Hạm đội Triều Tiên bao gồm 82 chiếc tầu lớp panokseon nhiều bong. Hạm đội nhà Minh gồm sáu tầu chiến lớn ( tàu chiến thực sự rất có thể được sử dụng như kỳ hạm) cơ động bởi cả hai hàng mái chèo và buồm, 57 tầu chiến hạng nhẹ ( galley) chỉ có mái chèo (rất có thể là tầu vận tải được chuyển đổi để sử dụng trong chiến đấu), và hai tầu lớp panokseon Chan Lin và Đô đốc Yi sử dụng. Về nhân lực, hạm đội liên quân có 8.000 thủy thủ và thủy quân vũ trang thuộc quyền Đô đốc Yi, 5.000 quân nhà Minh trong đội tầu Quảng Đông và 2.600 thủy quân vũ trang nhà Ming chiến đấu trên các tàu Hàn Quốc, có tổng cộng gần 16.000 thủy thủ và thuỷ quân vũ trang. Hạm đội của nhà Minh đã được chia thành hai hải đội, trong đó đội lớn hơn do Chen Lin chỉ huy và đội nhỏ do Deng Zilong chỉ huy. Hạm đội liên quân trang bị pháo, súng cối, cung thủ và súng hoả mai. Người Nhật Bản có 500 tàu, nhưng là một phần quan trọng trong hạm đội của họ là tầu vận tải hạng nhẹ. Các tàu Nhật Bản cũng được trang bị súng hoả mai và một số pháo Triều tiên chiến lợi phẩm. Hạm đội liên quân có số lượng ít hơn, nhưng đa số là tầu hạng trung, với hỏa lực vượt trội, và được đóng vững chắc hơn.

Hạm đội liên quân chờ các tầu của Shimazu ở cuối phía tây của eo biển Noryang. Trận đánh bắt đầu lúc 02:00 sáng ngày 16 tháng 12. Ngay từ đầu, đây là một nỗ lực tuyệt vọng của hạm đội Nhật Bản để đánh xuyên qua hạm đội liên quân và liên quân chỉ xác định là giữ cho đối phương không thể vượt qua và tiến tiếp.

Cũng giống như các trận chiến trước đây của Đô đốc Yi, súng hoả mai của Nhật không thể hiệu quả như pháo của liên quân Trung Triều, đạn pháo của liên quân chặn không cho họ tiến lên. Sự chật hẹp của eo biển Noryang cũng gây khó khăn cho bất kỳ sự cơ động nào của tầu chiến Nhật.

Khi hạm đội Nhật Bản đã bị thiệt hại đáng kể, Chen Lin ra lệnh hạm đội của mình tham gia vào chiến đấu cận chiến với tầu của Nhật ( quá sai lầm ). Tuy nhiên điều này cho phép Nhật Bản sử dụng súng hoả mai của họ và chiến đấu bằng cách sử dụng chiến thuật truyền thống của họ là xung phong và chiếm tầu của đối phương. Khi hạm đội của Chen Lin bị tấn công, Đô đốc Yi cũng ra lệnh cho hạm đội của mình tham gia vào chiến đấu tay đôi.

Song Hui-rip, thuyền trưởng kỳ hạm của Đô đốc Yi, trúng một viên đạn hoả mai vào mũ chiến và ngã bất tỉnh một thời gian. Các tàu rất gần nhau nên tàu Tiều Tiên đã có thể ném gỗ cháy, chất cháy lên sàn tàu Nhật Bản.

Súng hoả mai hạng nặng Nhật Bản bắn đã buộc thủy thủ Trung Quốc cúi đầu thấp xuống, ngay lập tức quân Nhật Bản nhảy sang chiếm một số phần của kỳ hạm của Chen Lin và các trận đánh tay đôi xảy ra sau đó, con trai của Chen đã bị thương khi đỡ một nhát kiếm hướng vào cha mình. Thấy tàu của Chen sảy ra chuyện, Deng Zilong chỉ huy cánh trái và hai trăm vệ binh của mình chèo lên một chiếc panokseon (một trong hai chiếc của Đô đốc Yi giao cho quân Minh) và và chèo đến để tăng viện cho ông ta. Tuy nhiên, một số tàu của quân Minh tưởng lầm chiếc panokseon là một chiếc tàu của Nhật Bản, họ đã nổ súng và vô hiệu hóa nó. Chiếc panokseon này trôi dạt về phía Nhật Bản và người Nhật đã xung phong và giết tất cả mọi người trên tàu, trong đó có Deng Zilong.

Đến giữa trận đánh, khi bình minh lên, thì hạm đội liên quân đang chiếm lợi thế và một nửa số tàu của Shimazu hoặc là bị đánh chìm hoặc bị bắt. Người ta nói rằng kỳ hạm của Shimazu Yoshihiro đã bị đánh chìm và Shimazu đã phải bám vào một mảnh gỗ trôi trong nước lạnh trong khi binh lính Trung Quốc dùng câu liêm cố gắng để móc ông ta lên tầu. Tàu Nhật đã đến giải cứu và kéo ông ta lên một cách an toàn ( hú vía). Trong quá trình của trận đánh, các tàu đã đánh sáp chiến từ cuối phía tây của eo biển đến tất cả các phần ở cuối phía đông ở hầu hết các vùng nước không đóng băng. Người Nhật Bản tiếp tục chịu thiệt hại nặng và bắt đầu rút lui dọc theo bờ biển phía nam của đảo Namhae, hướng về Pusan.
Cái chết của Đô đốc Yi

Khi tầu Nhật Bản rút chạy, Đô đốc Yi ra lệnh mạnh mẽ đuổi theo. Trong thời gian này một phát đạn hoả mai bắn lạc từ một chiếc tàu địch trúng vào gần nách của Đô đốc Yi phía bên trái ông. Cảm nhận rằng các vết thương có thể gây tử vong, Đô đốc thốt lên, “trận chiến đang ở lúc cao trào của nó; không được thông báo cái chết của tôi ..” và sau khi nói câu này, ông qua đời.

Chỉ có ba người chứng kiến cái chết của ông là Yi Hoe, con trai cả của ông, Song Hui-rip, Và Yi Wan, cháu trai của ông. Con trai và cháu trai của Đô đốc Yi đấu tranh để giữ bìinh ti?nh và mang xác của Đô đốc vào cabin của mình trước khi những người khác có thể nhìn thấy. Đối với phần còn lại của trận đánh, Yi Wan mặc áo giáp của chú mình và tiếp tục thúc trống trận để cho phần còn lại của đội tàu biết rằng của Đô đốc vẫn còn chỉ huy cuộc chiến.

Tàu của Chen lại một lần nữa gặp rắc rối và chiến hạm của Yi lại xông đến để cứu ông ta. Kỳ hạm của Yi đã chiến đấu và đánh chìm một số tàu Nhật và Chen Lin gửi lời cảm ơn của ông đến Yi vì đã cứu viện cho ông. Tuy nhiên, Chen đã gặp Yi Wan người thông báo rằng chú của ông đã chết. Người ta nói rằng khi nghe được tin này Chen đã sốc và ông ta ngã xuống đất ba lần liền, đập ngực của mình xuống đất và khóc. Tin tức về cái chết của Đô đốc Yi lan truyền nhanh chóng trong suốt hạm đội liên quân và cả thủy thủ lẫn các chiến binh của Triều Tiên và nhà Minh đều chìm trong thương tiếc.

Sau trận đánh

Trong số 500 tàu Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Shimazu, ước tính chỉ có khoảng 150-200 chiếc có thể quay trở lại cảng Pusan. Konishi Yukinaga rời pháo đài của mình vào ngày 16 tháng 12 và lính của ông ta rút lui do chèo thuyền qua cuối phía nam của đảo Namhae, vượt qua cả eo biển Noryang và trận đánh. Mặc dù ông ta biết trận đánh đang ác liệt, ông ta không có một cố gắng nào để giúp Shimazu. Tất cả các pháo đài của Nhật bấy giờ bị bỏ không và các lực lượng Trung Triều tiến lên để chiếm lấy chúng, thu nốt đồ hậu cần bị bỏ lại và bắt nốt những người lạc ngũ. Konishi, Shimazu, Kato Kiyomasa và các tướng khác còn lại ở cánh trái của quân đội Nhật Bản tập hợp ở Pusan và rút lui về Nhật Bản vào ngày Ngày 21 tháng 12. Các tàu cuối cùng khởi hành về Nhật Bản vào ngày 24 tháng 12, và cuối cùng cũng mang đến một sự kết thúc cho cuộc chiến tranh kéo dài bẩy năm.

Xác của Đô đốc Yi Sun-sin được đưa trở về quê hương của mình tại tỉnh Asan và được chôn bên cạnh cha mình, Yi Chong (theo truyền thống Hàn Quốc). Ông được vinh danh ở tất cả nơi của Vương quốc Triều Tiên. Tòa án phong cho ông chức danh Hữu Thừa Tướng. Các Miếu thờ, chính thức và không chính thức, được xây dựng để vinh danh ông trên tất cả các miền của đất nước Triều Tiên. Năm 1643, Đô đốc Yi được trao danh hiệu Chungmugong, “Tướng quân trung thành.”

Chen Lin gửi một bài ca tụng trong khi tham dự tang lễ của Đô đốc Yi. Sau đó ông trở về Trung Quốc để nhận phần thưởng danh dự cao nhất về quân sự, chưa từng được ban cho bất kỳ chỉ huy nào của nhà Minh trong chiến tranh.

Âm mưu loại bỏ Yi Sun-sin

Năm 1597, Nhật Bản đã quyết định ngừng tất cả các cuộc đàm phán với Hàn Quốc và Nhà Minh, chuẩn bị một kế hoạch tái xâm lược vào Hàn Quốc. Để làm như vậy, họ âm mưu loại bỏ và hãm hại Đô đốc Yi Sun-sin. Điệp viên Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Konishi phao tin đồn từ Yukinaga rằng Kato Kiyomasa đang thúc giục những chỉ huy khác của Nhật để tiếp tục chiến tranh với Triều Tiên và sẽ sớm vượt qua eo biển. Vua Seonjo ra lệnh Đô đốc Yi tiêu diệt Kato, nhưng Yi đã từ chối làm như vậy vì ông biết rằng đây chỉ là những thông tin bịa đặt của gián điệp Nhật Bản. Vua Seonjo sợ hãi cho rằng có thể có một cuộc đảo chính sẽ được tiến hành bởi Yi hoặc từ những người ủng hộ ông, mà thực ra thì chẳng bao giờ có cái kế hoạch đảo chính này cả ( kế hoạch đảo chính này chắc cũng do điệp viên Nhật Bản tiêm nhiễm vào đầu Nhà vua mà thôi), kể từ đó vua Seonjo cứ tự cho rằng cuộc đảo chính này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào kể từ khi Yin nhiều lần từ chối thực hiện các mệnh lệnh của mình mặc dù hạm đội của Yi là lực lượng mạnh nhất của cả hai bên. Yi đã từ chối thực hiện các mệnh lệnh đó thuần túy chỉ vì lý do chiến thuật nhưng chính hành động bất phục tùng đó đã không được hiểu một cách đúng đắn làm cho sự sợ hãi của nhà vua tăng lên tới cực điểm. Vua Seonjo cuối cùng đã ra lệnh bắt giữ và tử hình Đô đốc Yi nhưng tòa án hoàng gia chỉ miễn cưỡng thi hành và họ đã kháng lệnh một cách thành công, và giảm hình phạt tới Đô đốc Yi xuống là đi tù và cách chức. Yi sau đó được đặt dưới sự chỉ huy của Gwon Yul để phục hồi những vết thương ông đã phải chịu khi bị tra tấn trong thời gian điều tra về những cáo buộc chống lại ông. Sau đó vua Seonjo tiếp tục dùng Won Gyun để thay thế chức chỉ huy trưởng hải quân của Đô đốc Yi.

Trận Hải chiến Sena Gallica

Ngày Mùa thu 551
Vị trí Ngoài khơi Sena Gallica ngày nay là Senigallia thuộc nước Ý
Kết quả Byzantine chiến thắng quyết định
Các bên tham chiến
Đế quốc Byzantine
Chỉ huy
John Valerian
Sức mạnh
50 tàu chiến
Thương vong và thiệt hại
Tối thiểu

Vương quốc Ostrogothic
Chỉ huy
Indulf
Gibal
Sức mạnh
47 tàu chiến
Thương vong và thiệt hại
36 tàu bị mất, phần còn lại bị đốt cháy sau đó

Trận Sena Gallica là một trận hải chiến ngoài khơi bờ biển Adriatic thuộc nước Ý trong mùa thu năm 551 giữa Đông La Mã (Byzantine) và một hạm đội của người Ostrogoth, trong Chiến tranh Gothic (535-554). Nó đánh dấu sự kết thúc sự thống trị của người Goth ở vùng biển của La Mã, và bắt đầu trỗi dậy của người Byzantine trong cuộc chiến tranh dưới sự lãnh đạo của Narses. Đó cũng là trận đánh lớn cuối cùng chiến đấu trong biển Địa Trung Hải trong hơn một thế kỷ, cho đến khi có trận Masts vào năm 655.

Trận Sena Gallica là một trong những bước ngoặt của Chiến tranh Gothic và của Lịch sử Tây Âu, sau trận này người Ostrogoth ( Đông Goth) đang chiếm đóng nước Ý không thể gượng lại được trước sức mạnh của người Byzantine ( Đế quốc Đông La Mã), rồi thậm chí cả người VidiGoth ( Tây Goth) đang cát cứ tận Tây Ban Nha cũng bị Byzantine tiêu diệt, nhưng rồi kiệt sức vì chính cuộc chiến tranh này mà người Byzantine cũng chẳng giữ được nước Ý ( Tây La Mã) trong bao lâu cho đến khi rợ người Lombard từ ven bờ Danub tràn xuống, còn Tây Ban Nha thì lại rơi vào tay người Hồi giaó Bắc Phi? mà những tộc người này lại bị người Frank dưới sự lãnh đạo của Charlomagne giòng Carolingian chinh phục và dần lập ra ba nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha như ngày nay. Tóm lại ta có thể nói rằng nếu không có trận Sena Gallica thì có lẽ bản đồ Tây Âu đã khác đi rất nhiều so với ngày nay.

Bối cảnh chung trước khi xảy ra trận đánh

Vào Năm 550, chiến tranh Gothic đã trải qua mười lăm năm. Những năm đầu của cuộc chiến là một loạt những thành công của đội quân quy mô tương đối nhỏ của Byzantine dưới sự chỉ huy của Belisarius, và những cuộc tấn công này đã dẫn tới sự sụp đổ của thành phố Ravenna ( thủ đô của Vương Quốc Otstrogoth) và dường như đã phục hồi lại được sự thống trị của Đế quốc La Mã tại Ý kể từ trước những năm 540. Sau đó, Hoàng đế Justinian I đã gọi Belisarius quay chở lại Constantinople. Các chỉ huy còn lại sớm bắt đầu quay ra cãi vã với nhau, trong khi người Goth tập hợp lại lực lượng của họ. Dưới sự lãnh đạo của vua mới cực kỳ dũng cảm Totila của họ, người Goth nhanh chóng đảo ngược tình hình, và đánh bại các lực lượng của Đông Đế chế. Thậm chí việc Belisarius quay trở lại cũng không ngăn cản được các đợt sóng tấn công của người Ostrogoth. Đến năm 550, người Đông La Mã chỉ còn lại trong tay một số ít các cứ điểm phòng thủ ở duyên hải ven biển Adriatic, và mùa xuân năm đó thậm chí Totila đã tiến hành xâm lược Sicily, một căn cứ chiến lược của người Đông La Mã. Với mong muốn phá hoại sự xâm nhập dễ dàng của Đế chế vào nước Ý và tăng cường khả năng tiếp viện binh lính hoặc củng cố tiền đồn của họ, Totila đã tạo ra một lực lượng hải quân gồm 400 tàu chiến để chiến đấu với Đông đế quốc tại vùng biển này. Cùng lúc đó hoàng đế Đông La Mã Justinian I cũng gấp rút chuẩn bị một chiến dịch lớn cuối cùng để thu hồi nước Ý, và chiến dịch này được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của thái giám Narses

Bổ sung thêm một chút về Lịch sử châu Âu lúc đó 

Đế quốc Byzantine ( 330 — > 1453) hay còn gọi là Đế quốc Đông La Mã, là Đế quốc La Mã trong thời kỳ Trung Cổ, trung tâm là thủ đô Constantinople, được cai trị bởi các Hoàng đế La Mã. Đế quốc này được gọi là Đế quốc La Mã bởi các thần dân và lân bang của nó. Sự phân biệt giữa “Đế quốc La Mã” và “Đế quốc Byzantine” hoàn toàn chỉ là một quy ước hiện đại, không hề có một ngày cụ thể cho việc chia tách Đế chế Đông và Tây La Mã, , nhưng một điểm quan trọng là Hoàng đế Constantine I chuyển thủ đô của Đế chế từ Nicomedia (trong vùng Anatolia) đển một thành phố Hy Lạp trên vịnh Bosphorus, và thành phố này được đổi tên là Constantinople (hoặc “Roma mới”), nay chính là thành phố Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ. Đế chế luôn được duy trỳ là một trong những lực lượng mạnh nhất về kinh tế, văn hóa, và quân sự tại Âu Châu, Bất chấp những thất bại và mất mát về lãnh thổ, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư và Byzantine-Arab . Đế chế phục hồi trong thời gian triều đại Macedonus trị vì (867 — >1056 SCN ), phát triển mạnh mẽ trở lại một lần nữa để trở thành sức mạnh siêu cường tại Đông Địa Trung vào cuối thế kỷ 10. Tuy nhiên, sau năm 1071 phần lớn bán đảo Tiểu Á, khu trung tâm của đế quốc đã bị mất đã bị chiếm mất bởi người Seljuk Turk. Sự phục hồi của vương quốc Komnenia trong thế kỷ 12 làm Đông La Mã lấy lại vùng đất này và tái thống trị nó một thời gian ngắn, thành lập nhưng sau đó lại bị chiếm mất bởi những người thừa kế kém cỏi. Đế quốc Đông La Mã đã nhận được một đòn sinh tử trong năm 1204 bởi quân Thập tự chinh lần thứ tư (thay vì tấn công quân Hồi giáo bảo vệ mộ chúa, quân Thập tự chinh đã xông vào ăn cướp thành phố Constantinople của người anh em theo Ky Tô dòng chính thống giáo, vốn dĩ là để lấy tiền trả nợ cho Cộng hòa Vơnidơ ?” nay Giáo hoàng La Mã đã có lời xin lỗi???), Khi đó nó bị giải tán và chia thành hai quốc gia đối địch là Byzantine Hy Lạp và Latinh. Bất chấp sự hồi phục sau cùng của Constantinople và sự tái lập của Đế chế vào 1261, dưới sự cai trị của Hoàng Đế Palaiologan, các cuộc nội chiến nổ ra trong thế kỷ 14 tiếp tục bào mòn sức mạnh của Đế quốc. Hầu hết các lãnh thổ còn lại của nó đã bị mất trong chiến tranh Byzantine-Ottoman. Đỉnh điểm là sự Sụp đổ của thành phố Constantinople và vùng lãnh thổ còn lại của nó vào tay người Hồi giáo Ottoman Turk trong thế kỷ 15. Có truyền thuyết rằng lúc đó một nàng công chúa thuộc Byzantine dòng Kytô chính thống ( Sophia Paleologue ) chạy đến và xin sự che chở của Giáo Hoàng La Mã đang tại vị, Giaó hoàng công bố thông tin cho các quân vương theo công giáo ở khắp Châu Âu để xem ai hào hiệp ra tay cưu mang nàng (không biết có xinh không, nhưng không có của hồi môn thì các bác ấy cũng khề khà lắm he he ), thì có vua Nga là Ivan III mang quà sính lễ đến đầu tiên, vì vậy người Nga thường cho rằng họ chính thức là thừa kế của Đế quốc Byzantine và quốc huy của nước Nga với con đại bàng có hai đầu chính là biểu tượng thừa kế từ Đông La Mã.

Hải quân Byzantine

Hải quân Byzantine là lực lượng hải quân của Đế quốc Byzantine. Cũng giống như đế quốc nó phục vụ, nó được phát triển trực tiếp từ Hải quân của đế quốc La Mã, Nhưng so với tiền thân của nó thì Hải quân Byzantine đã đóng một vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ và sự sống còn của nhà nước. Trong khi hạm đội của Đế quốc La Mã chỉ phải đối mặt với rất ít các mối đe dọa lớn bằng hải quân, và hoạt động như là một lực lượng hỗ trợ, bổ sung uy thế cho các chiến đoàn, thì biển lại có giá trị quan trọng sống còn đến sự tồn tại của Byzantine, và à một số nhà sử học đã gọi Byzantine là một “đế chế hàng hải”.

Các mối đe dọa đầu tiên đến quyền bá chủ của Byzantine trong Địa Trung Hải đã được tạo ra bởi người Vandal ở thế kỷ thứ 5, nhưng mối đe dọa này được kết thúc bằng các cuộc chiến tranh của Justinian I ở thế kỷ thứ 6. Việc tái thành lập, duy trì và sử dụng một hạm đội tầu galley dromon ở thời kỳ này cũng điểm đánh dấu khi hải quân Byzantine bắt đầu từ gốc là HQ La Mã và phát triển theo bản sắc, đặc tính riêng của nó. Quá trình này được đẩy mạnh với sự khởi đầu của các cuộc chinh phục của người Hồi giáo ở thế kỷ thứ 7. Sau những thất bại ở Levant và sau đó là ở Châu Phi, lúc này Địa Trung Hải được chuyển đổi từ ?o ao nhà của Đế Chế La Mã ” thành một chiến trường giữa Byzantine và người Ả Rập. Trong cuộc đấu tranh này, hạm đội Byzantine đã đóng quan trọng, không chỉ cho việc bảo vệ các tài sản ở xa của đế chế xung quanh lưu vực Địa Trung Hải, mà còn là sự chống trả các cuộc tấn công vào thủ đô của đế chế, thành phố Constantinople từ phía biển. Bằng việc sử dụng vũ khí mới được phát minh “lửa Hy Lạp”, hải quân của Byzantine chở nên nổi tiếng nhất và đáng sợ nhất với vũ khí bí mật này, Constantinople đã được bảo vệ từ nhiều cuộc bao vây và rất nhiều trận hải chiến để giành cho được thành phố này.

Chiến thuật và vũ khí của hải quân Byzantine

Chiến lược và chiến thuật

Khi nghiên cứu các hoạt động hải quân thời cổ đại và thời Trung cổ, một điều rất cần thiết là phải hiểu được những hạn chế về kỹ thuật của đội tàu galley. Nếu tầu galley không được điều khiển tốt trong vùng nước có sóng lớn thì nó sẽ dễ dàng bị chìm ngập bởi sóng biển, đó sẽ là thảm họa ở vùng biển mở; lịch sử nhiều lần lặp lại với trường hợp các hạm đội galley bị chìm do thời tiết xấu (ví dụ như thất bại của La Mã trong Chiến tranh Punic lần đầu tiên). Thời gian để sử dụng được buồm thường bị giới hạn từ giữa mùa xuân tới tháng Chín. Khoảng xa mà một chiếc galley có thể đi được, ngay cả khi sử dụng được buồm, bị hạn chế và thụ thuộc vào số lượng nguồn cung cấp nó có thể mang theo. Đặc biệt là nước, trở thành một nguồn cung cấp cực kỳ quan trọng. Với mức tiêu thụ ước tính khoảng 8 lít/ ngày cho mỗi tay chèo của nó, đây chính là một yếu tố quyết định cho việc hoạt động trong môi trường khan hiếm nước ngọt và nắng chói trang của bờ biển Đông Địa Trung Hải. Với các tầu lớp Dromon nhỏ hơn ước tính chỉ có thể mang 4 ngày nước uống. Điều này có nghĩa rằng hạm đội các tầu galley bị hạn chế trong việc vận động trên các tuyến đường ven biển, và thường xuyên phải cập bến để bổ sung nguồn cung cấp của cho hạm đội chúng. Điều này cũng được chứng thực trong cuộc viễn chinh của Byzantine ra nước ngoài, từ cuộc viễn chinh của Belisarius trong chiến dịch chống lại người Vandal, cuộc viễn chinh Cretan. Vì lý do này mà Nikephoros Ouranos nhấn mạnh sự cần thiết phải có sẵn ” Thủy thủ với những kiến thức chính xác và kinh nghiệm về biển, để nhận biết được gió nào thổi từ những cơn biển động và nào thổi từ đất liền. Họ cũng cần phải biết khu vực nào có đá ngầm trong lòng biển, và nơi nào nước biển không đủ sâu, và vùng đất mà họ đang bơi dọc theo đó cùng với các đảo lân cận các bến cảng và khoảng cách giứa các cảng đó. Họ cần biết ở đâu có nước và các nguồn cung cấp nước.

Các trận hải chiến thời Trung cổ ở Địa Trung Hải vì thế về cơ bản thường xảy ra ở ven biển và vùng nước cạn, thực hiện việc xâm chiếm miền ven biển và hải đảo, chứ không để kiểm soát biển nó được hiểu ngày hôm nay. Hơn nữa, sau khi từ bỏ đòn đánh ramming, đòn thực sự là vũ khí sát thủ có trước sự ra đời của thuốc súng và đạn nổ, của các trận hải chiến, “không thể đoán trước, không còn có thể có sự hy vọng vào một sức mạnh nào đó để có một lợi thế về vũ khí hoặc kỹ năng của đội thủy thủ mà sự thành công có thể được mong đợi..” theo lời của John Pryor. Nguyên văn “more unpredictable. No longer could any power hope to have such an advantage in weaponry or the skill of crews that success could be expected.” Chính vì thế mà các cẩm nang hướng dẫn về hải quân của người Byzantine thường nhấn mạnh chiến thuật thận trọng, với sự ưu tiên cho việc bảo tồn các đội tàu của chính mình, và tìm cách mua các tin tình báo chính xác. Nhấn mạnh được đặt vào việc đạt được chiến thuật bất ngờ và ngược lại, về việc tránh bị đánh một các bất ngờ từ đối phương. Lý tưởng nhất là trận chiến chỉ diễn ra khi người Byzantine hoàn toàn yên tâm rằng họ có ưu thế vượt chội về quân số hoặc các bố trí chiến thuật. Quan trọng là phải có một lực lượng có đủ sức mạnh và một chiến thuật phù hợp để đối phó với một đối phương đã được tìm hiểu kỹ.

Ví dụ như Leo đệ lục chẳng hạn, ông ta có những chiến thuật khác nhau để đối phó với những tầu chiến nặng nề và chậm chạp của người AiCập (koumbaria), hoặc những tầu nhỏ và nhanh của người Slavs và Rus (akatia, hoặc monoxyla)

Vẫn theo Leo VI, trong một chiến dịch, sau khi tập hợp các đội tầu khác nhau tại các căn cứ vững chắc dọc theo bờ biển, hạm đội gồm đội tầu chính, bao gồm các tàu chiến có mái chèo, còn đội tầu phụ trợ (touldon) gồm các tàu vận tải buồm và tàu vận tải có mái chèo, sẽ được gửi đi ra xa khỏi khu vực sẽ xảy ra trận đánh.Hạm đội được chia thành các hải đội, và các mệnh lệnh được truyền từ tàu này đến tàu khác thông qua các tín hiệu cờ (kamelaukia) và lồng đèn.

Khi đã tiếp cận đối phương, và trong một trận chiến, một đội hình tuân thủ theo trật tự là cực kỳ quan trọng, nếu đội hình rơi vào rối loạn, tàu của họ sẽ không thể hỗ trợ cho nhau và rất có thể sẽ bị đánh bại. Hạm đội mà thất bại trong việc giữ trật tự đội hình hoặc không thể tự nó hình thành một đội hình đánh trả (antiparataxis) phù hợp với chiến thuật của đối phương, thường phải bỏ chạy hoặc bị phá vỡ trong cuộc chiến. Diễn tập chiến thuật do đó được dự định để phá vỡ đội hình của đối phương, bao gồm cả việc sử dụng các chiến thuật mưu mẹo khác nhau, như tìm cách chia cắt lực lượng đối phương và thực hiện thao tác tấn công bên sườn, giả vờ rút lui hoặc lẩn trốn trong một trận phục kích. Thật vậy, Leo VI khuyên chống công khai đối đầu trực tiếp và ủng hộ việc sử dụng các chiến thuật mưu mẹo để thay thế. Cũng vẫn theo Leo VI, một đội hình lưỡi liềm dường như là đội hình chuẩn, với kỳ hạm thì ở trung tâm và các tàu nặng hơn ở các mũi của đội hình, để nhằm mục đích đánh vào các cánh của đối phương. Một loạt các biến thể và chiến thuật tấn công, phản công khác rất sẵn có, được sử dung tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Một khi các đội tầu đã tiến lại đủ gần, hai bên bắt đầu tấn công lẫn nhau bằng các tên lửa, bằng cả mũi tên và lao. Mục đích không phải là để đánh chìm tàu địch, mà để gây thiệt hại cho thủy thủ đoàn của đối phương trước khi nhảy sang bong của đối phương để tấn công, đây là hành động quyết định. Khi sức mạnh của đối phương được đánh giá là giảm vừa đủ, các tầu phải tiến thật gần vào tầu địch, mỗi tàu áp mạn một chiếc, và thủy thủ vũ trang cùng các tay chèo nhảy lên tàu địch và tham gia vào các cuộc chiến đấu tau đôi.

Không giống như các tàu chiến thời cổ đại, tàu của Byzantine và Ả Rập không tính năng ram, và các phương tiện chủ yếu cho một trận đánh tàu diệt tàu là hành động xung phong lên boong của đối phương và bắn tên lửa, cũng như việc sử dụng các vật liệu dễ cháy như lửa Hy Lạp. Mặc dù có danh tiếng đáng sợ đến tận về sau này, nó chỉ có hiệu quả trong những hoàn cảnh nhất định, và không phải là vũ khí quyết định chống tàu ram trong tay các đội chèo có kinh nghiệm.

Giống như người tiền nhiệm của họ, người La Mã, tàu Byzantine được trang bị máy phóng nhỏ (mangana) và nỏ bắn ballistae (toxoballistrai), những dụng cụ này phóng ra đá, mũi tên, lao, bình chứa lửa Hy Lạp hoặc các chất lỏng gây cháy khác, chông nhọn bốn chiều (triboloi) và thậm chí cả thùng chứa đầy vôi để kẻ thù nghẹn thở hoặc, như Hoàng đế Leo VI còn nói rằng họ tung sang đối phương cả bò cạp và rắn. Lính thủy và các tay chèo và ở ngăn trên được trang bị giáp nặng để chuẩn bị cho trận chiến (Leo đề cập đến chúng như là “cataphracts”) và trang bị vũ khí cận chiến là dáo và kiếm, trong khi các thủy thủ khác mặc áo khoác (neurika) để tự bảo vệ và chiến đấu với cung và nỏ. Tầm quan trọng của số lượng của tên lửa ( Hỏa châu) trong một trận hải chiến có thể được định lượng từ những kê khai của hạm đội trong cuộc chinh phục Cretan của thế kỷ thứ 10, trong đó đề cập đến 10.000 chông sắt, 50 cây cung và 10.000 mũi tên, 20 tay bắn ballistae với 200 bolt được gọi là myai ( “flies”) và 100 ngọn lao cho mỗi tầu dromon.
Lửa Hy Lạp

” Lửa Hy Lạp” là tên được đặt ra bởi người Tây Âu để nói đến hợp dễ cháy được sử dụng bởi người Byzantine, và bởi vì trong mắt người Tây Âu thì Byzantine luôn được coi là Hy Lạp. Những người Byzantine tự bản thân cũng sử dụng một số tên khác nhau để mô tả nó, nhưng phổ biến nhất là “chất lỏng cháy” (‘γρOν ?ῦρ). Mặc dù việc sử dụng các hóa chất gây cháy do Byzantine đã được chứng thực để kể từ đầu thế kỷ thứ 6, các chất thực tế được biết đến như lửa Hy Lạp được cho là được chế tạo vào năm 673 và là phát minh của một nhà hóa học đến từ Syria tên là Kallinikos. Phương pháp phổ biến nhất của việc sử dụng lửa Hy Lạp là cho chất lỏng cháy vào một ống đồng lớn (siphon) và phun lên tàu của đối phương. Ngoài ra, nó có thể được đặt vào trong các lọ được bắn ra từ máy đá; catapult, cần cẩu xoay pivoting cranes (gerania)?đây cũng là một trong các phương pháp để đốt tàu của đối phương. Thường thì hỗn hợp sẽ được lưu trữ trong thùng gữ nhiệt, chịu áp suất và và được dẫn tới chiếc ống đồng bằng một số loại bơm trong khi người sử dụng chúng được che chở ở phía sau một tấm khiên sắt lớn. Một phiên bản nhỏ xách tay (cheirosiphōn) cũng tồn tại, được cho là phát minh bởi LeoVI, có hình dạng tương tự đến một hiện đại súng phun lửa hiện đại. Các phương tiện để sản xuất chúng được coi là bí mật quốc gí, và các thành phần của nó chỉ có khoảng đoán hoặc mô tả thông qua các bài viết của Anna Komnene ( công chúa và là học giả của Byzantine TK 11), Do đó thành phần chính xác của nó vẫn chưa ai biết được cho đến tận ngày nay. Theo hiệu ứng của nó, lửa Hy Lạp được coi là khá giống với napalm. Theo các nguồn đương thời thì rõ ràng rằng nó không thể bị dập tắt bởi nước, nhưng thay vì dùng nước để dập tắt nó; người ta có thể dùng cát có thể dập tắt nó bằng cách chặn nguồn oxy, và một số tác giả cũng đề cập đến việc dùng dấm đặc và nước tiểu lâu ngày cũng có thể dập tắt được nó, có lẽ do một số loại phản ứng hóa học nào đó. Nỉ hoặc da ngâm trong giấm cũng được sử dụng để dập tắt nó.

Mặc dù theo các mô tả hơi có phần phóng đại của nhà văn Byzantine, nó vẫn không phải là một loại ?o vũ khí phi thường ” và không ngăn chặn một số thất bại nghiêm trọng. Nhũng hạn chế của việc sử dụng lửa Hy Lạp là phạm vi sử dụng quá gần, và cần phải có cho một mặt biển lặng với điều kiện gió thuận lợi.Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thuận lợi và chống lại một kẻ thù chưa có sự chuẩn bị tốt, thì khả năng phá hủy tuyệt vời của nó và tác động tâm lý đã chứng minh sức mạnh của lửa Hy Lạp, như đã được sử dụng nhiều lần vào quân Rus ( khổ bác Nga ngố quá, hay bị quay ròn). Lửa Hy Lạp tiếp tục được sử dụng trong suốt thế kỷ 12, nhưng Byzantine không thể sử dụng nó để chống lại quân Thập tự chinh lần thứ tư, có thể bởi vì họ đã mất quyền kiểm soát các vùng như Kavkaz và bờ biển phía đông của Biển Đen, nơi họ khai thác nguyên liệu để chế tạo các thành phần chính của lửa Hy Lạp. Người Ả Rập có riêng ?o chất lỏng cháy” của họ sau năm 835, nhưng người ta chưa thể được biết được liệu họ có sử dụng công thức của người Byzantine, có thể có được thông qua gián điệp hoặc thông qua sự đào ngũ của đô đốc Euphemios trong năm 827, hoặc họ một cách độc lập tạo ra một phiên bản của riêng mình. Một chuyên luận từ thế kỷ 12 của Mardi bin Ali al-Tarsusi theo yêu cầu của vua Saladin ghi lại một phiên bản của lửa cháy Hy Lạp, được gọi là “naft”,

Trong đó công thức nền tảng dựa vào dầu hỏa, với lưu huỳnh và các nhựa cháy khác nhau.
( Như vậy là lửa cháy Hy Lạp không thể tham dự trận Sena Gallica, nhưng không sao dù sao chúng ta cũng có thêm kiến thức phải ko các bác, mà sao lửa Hy Lạp lại có vẻ được mô tả hơi giống với Hỏa hổ của Thủy quân Tây Sơn cuối thế kỷ 18 — > không biết hỏa hổ có phải là 1 phiên bản Việt nam hóa của lửa Hy Lạp không???)

Tầu chiến của người Byzantine
Lớp Dromons và các biến thể của nó

Tàu chiến chính của hải quân Byzantine cho đến thế kỷ 12 là lớp dromon (δρOμ?ν) và các biến thể tương tự. Rõ ràng đây là một sự tiến hóa của tầu galley lớp liburnian hạng nhẹ trong hạm đội của đế quốc La Mã, thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện trong thế kỷ thứ 5, và được thường được sử dụng cho một loại tầu chiến galley cụ thể trong TK thứ 6. Thuật ngữ dromōn bắt nguồn từ chữ gốc Hy Lạp δρομ -(ά?), có nghĩa động từ là “chạy”, và danh từ là ?o nhà điền kinh? và trong thế kỷ thứ 6 các nhà nghiên cứu như Procopius cho rằng tên gọi này liên quan đến tốc độ của tàu chiến hạng nhẹ. Trong suốt những thế kỷ sau đó, trải qua các cuộc chiến tranh với người Ả Rập, hải quân Byzantine được tăng cường với hai phiên bản hạng nặng hơn hoặc thậm chí có thể cải tiến tới loại có ba hàng cái chèo. Cuối cùng, thuật ngữ này được dùng theo nghĩa chung là “tàu chiến” và thường được dùng lẫn lộn với một khái niệm của Byzantine cho một tàu chiến lớn, chelandion (Tiếng Hy Lạp: ?ελάνδιον, Từ tiếng Hy Lạp Keles, “trươ?ng đua”), Mà lần đầu tiên xuất hiện ỏ thế kỷ thứ 8.

Sự tiến hóa và các tính năng

Sự xuất hiện và tiến hóa của các tàu chiến thời đầu Trung cổ là một vấn đề để tranh luận và phỏng đoán: cho đến gần đây, không có xác của một tàu chiến có mái chèo từ thời đầu Trung cổ được tìm thấy, và thông tin được thu thập bằng các chứng cứ phân tích văn học, nghệ thuật và miêu tả qua phần thô của một số tàu buôn. Phải đến năm 2005-2006 các cuộc đào bới thuộc dự án khảo cổ học Marmaray các vị trí của Cảng Theodosius ( nay là Yenikapi) phát hiện ra những trên 20 tàu Byzantine từ thế kỷ 6 đến thế kỷ thứ 10, bao gồm cả tầu Galley.

Quan điểm được chấp nhận là những cải cách chính tạo ra khác biệt giữa những chiếc tầu lớp dromon đầu tiên với lớp liburnian, và từ đó chở đi trở thành đặc trưng tầu galley Địa Trung Hải, chúng vẫn giữ một boong (katastrōma)đầy đủ, Các rams trên mũi tầu bị bỏ đi và thay vào một chiếc spur để làm tăng tốc độ, và đưa dần buồm tam giác vào sử dụng. Chính xác lý do cho việc từ bỏ ram là không rõ ràng. Bất chấp những mô tả trên chỉ trong thế kỷ thứ 4 – các bản thảo của Vatican Vergil cũng có thể minh hoạ rằng ram đã được thay thế bằng một spur vào cuối thời của tầu galley La Mã. Một khả năng là sự thay đổi xảy ra vì sự tiến triển dần dần của các mộng gỗ, lỗ mộng của phần thân vỏ tầu trong các phương pháp đóng tầu mới để chống chiến thuật rams, tạo nên một bộ khung tầu làm cho chiếc tầu trở nêm mạnh mẽ hơn và linh hoạt hơn, ít nhạy cảm với các đòn ram . Chắc chắn từ đầu thế kỷ thứ chức năng đòn dánh ban đầu của ram đã bị lãng quên, nếu chúng ta đánh giá bởi các ý kiến của Isidore người Sevilla là tầu đã được thiết kế để bảo vệ chống va chạm với các loại đá ngầm dưới nước. Đối với những cánh buồm hình tam giác, các tác giả khác nhau trong quá khứ có ý kiến cho rằng chúng được đưa vào Địa Trung Hải qua người Ả Rập, có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, việc miêu tả qua những phát hiện mới và tham khảo văn học trong những thập kỷ gần đây đã dẫn các học giả đã lùi sự xuất hiện của những cánh buồm hình tam giác tại Levant cho đến cuối thời Hy Lạp hoặc đầu thời kỳ La Mã. Không những buồm hình tam giác, mà cả buồm hình đa giác đã được biết đến và sử dụng trong nhiều thế kỷ (chủ yếu là cho những tầu nhỏ) song song với buồm vuông. Hạm đội chinh phục của Belisarius năm 533 đã rõ ràng có ít nhất một phần trang bị buồm tam giác, điều này tạo ra khả năng rằng sau một khoảng thời gian buồm tam giác đã trở thành tiêu chuẩn cho các tầu dromon lớp, và buồm vuông truyền thống dần dần không còn được sử dụng trong hàng hải trung cổ.

Các tầu lớp dromon mà Procopius mô tả có lẽ là tàu một khoang đơn có 50 mái chèo, sắp xếp với 25 mái chèo mỗi bên. Một lần nữa chúng không giống như Hy Lạp tàu, loại sử dụng phần chìa ra (Outrigger), do đó mở rộng trực tiếp phần thân tàu. Trong lớp tầu dromons ở TK 9 — > 10, hai hàng chèo (elasiai) được chia boong, với các hàng chèo đầu tiên nằm bên dưới, trong khi các hàng chèo thứ hai là nằm ở trên boong, đội chèo này sẽ chiến đấu bên cạnh các lính thủy vũ trang khi xung phong sang tầu địch.

Makrypoulias cho rằng có 25 tay chèo bên dưới và 35 ở boong trên cho mỗi bên của một dromon có 120 tay chèo. Chiều dài tổng thể của một chiếc tàu có lẽ khoảng 32 mét. Mặc dù hầu hết các tàu lúc đó có một cột buồm duy nhất (histos hoặc katartion), Các lớp dromon bireme lớn hơn có lẽ cần ít nhất hai cột buồm để cơ động có hiệu quả, giả định rằng một đơn buô?m tam giác làm cho chiếc tàu này sẽ có kích thước ở mức không thể điều khiển. Con tàu sẽ được điều khiển bằng phương tiện của hai bánh lái ở đuôi tầu (prymn”), ở đó còn một chiếc lều (sk”n”) để chứa giường ngủ của thuyền trưởng. Mui tàu (prōra) có đặc trưng một mui tầu cao (pseudopation), để cho ống đồng siphon có thể xả lửa Hy Lạp vào tầu địch, mặc dù các ống siphons phụ cũng có thể được dùng ở giữa hai bên. Một hàng móc (kastellōma) trên đó thủy thủ có thể treo khiên của họ bao xung quanh mặt của tàu để bảo vệ cho thủy thủ đoàn trên boong. Tàu lớn hơn còn có lâu bằng gỗ (xylokastra) ở giữa các cột buồm, tương tự như những chiếc liburnians của La Mã, tạo các vị trí cao cho các cung thủ . Chiếc spur ở mũi tầu (peronion) được dùng để đè lên mái chèo của chiếc tàu địch, phá vỡ chúng và làm cho chúng bất lực trong việc chống lại hỏa châu, và các đợt xung phong.
Quân số và kích thước của hạm đội Byzantine

Cũng như đối với lực lượng bộ binh, kích cỡ chính xác của hải quân Byzantine là một vấn đề tranh luận đáng kể, do và tính chất mơ hồ và nhỏ giọt của các nguồn thông tin chính. Một trường hợp ngoại lệ là số liệu của cuối TK thứ 9 — > đầu TK10 đầu, để chúng ta có một phân tích chi tiết hơn, ngày chinh phục Cretan năm 911. Những thông tin tiết lộ rằng trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Leo VI , Hải quân Byzantine có 34.200 tay chèo và và có khoảng 8.000 lính thủy. Hạm đội chính có 19.600 tay chèo và 4.000 lính thủy. Bốn ngàn lính thủy là lính chuyên nghiệp, ban đầu tiên được tuyển dụng từ các chiến đoàn bởi hoàng đế Basil I những năm 870. Họ là một tài sản quý giá của Hạm đội Đế chế, trái với trước đây việc cung cấp lính thủy phụ thuộc vào lính phụ trợ, lực lượng mới được tin cậy hơn, được đào tạo tốt hơn và là lực lượng phản ứng nhanh theo mệnh lệnh của Hoàng đế. Trạng thái tinh thần chiến đấu cao của các lính thủy được minh họa bằng một thực tế là họ được coi là thuộc về lính cận vệ của đế quốc. Hải đoàn phụ trợ Aegean có 2.610 tay chèo và 400 lính thủy, hải đoàn Cibyrrhaeotic có 5.710 tay chèo và 1.000 lính thủy, Hải đoàn Samian có 3.980 tay chèo và 600 lính thủy , và cuối cùng, hải đoàn Hellas có 2.300 tay chèo và khoảng 2.000 binh sĩ phụ trợ chiến đấu như lính thủy.

Bảng sau đây có chứa số ước lượng bởi Warren T. Treadgold, con số tay chèo của toàn bộ lịch sử hải quân Byzantine:
Năm 300 457 518 540 775 842 959 1025 1321
Tay chèo 32.000 32.000 30.000 30.000 18.500 14.600 34.200 34.200 3.080

Trái với điều mọi người thường nghĩ, người Byzantine hay người Ả Rập, hoặc tiền bối La Mã và Hy Lạp của họ không sử dụng nô lệ làm tay chèo. Trong suốt sự tồn tại của Đế quốc, đội chèo Byzantine bao gồm hầu hết là những người tự do đẳng cấp thấp, những người chỉ có nghề làm chiến sĩ chuyên nghiệp, có nghĩa vụ phải đi lính (strateia) để thanh toán cho số đất đai nhà nước cấp. Trong nửa đầu thế kỷ 10, người ta tính toán rằng phải trả 1 khoản giá trị khoảng 2-3 pounds (0.91-1.4 kg) vàng cho 1 thủy thủ hoặc lính thủy. Tuy nhiên việc sử dụng các tù nhân chiến tranh và người nước ngoài là vẫn có…

Tóm lại ta có thể thấy Hải quân Byzantine tuy không đông nhưng cực kỳ có truyền thống, có kinh nghiệm chiến đấu và chuyên nghiệp, họ cũng được trang bị những vũ khí tốt nhất, hậu cần tốt nhất… và rất xứng đáng để trở thành rường cột của Đế chế

Vương quốc Ostrogoth

Sau khi đế quốc La Mã bị tách ra làm hai, Đông Đế chế và Tây Đế chế, Đông Đế chế vẫn phát triển rực rỡ trong khoảng 10 thế kỷ tiếp theo, nhưng Tây Đế chế bước vào suy sụp. Nguyên nhân của sự suy sụp có nhiều nhưng tựu trung lại là do

– Chế độ chiếm hữu nô lệ đã đến thời kết thúc, nô lệ ở Tây La Mã lúc này không còn muốn sản xuất dẫn đến kinh tế đình đốn và thiếu thốn lương thực.

– Các công dân La Mã chở nên lười nhác và yếu đuối, họ không muốn tham gia quân đội để bảo vệ Đế chế, dẫn đến Tây La Mã phải mộ lính đánh thuê, hoặc cho phép các tộc người Goth định cư trong các tỉnh của mình và trả tiền hàng năm để mua sự bảo vệ của họ — > các tộc rợ này đã nổi loạn khi không được trả tiền.

– Các Hoàng đế Tây La Mã sau này toàn yếu đuối, lại hôn ám nên quyền lực vào tay thủ lĩnh quân sự người nước ngoài như trường hợp Odoacer lật đổ Hoàng đế Tây La Mã Romulus Augustulus và tuyên bố mình rex Italiae ( “Vua của Ý”)

– Cuộc xâm lược của người Hun tuy không trưc tiếp làm đế chế La Mã sụp đổ nhưng hậu quả của nó là các rợ người Otstrogoth và Visigoth do sức ép của người Hun ùa vào lãnh thổ của người Tây La Mã, mà người Tây La Mã cũng chẳng còn sức mà cản

Những tộc người Goth ban đầu định cư ở các vùng như là Rumani, Moldavia và tây Ukraina ?ngày nay từ trước thế kỷ thứ 3 AC, Sự tấn công của Người Hung khoảng năm 370 đã tràn ngập các vương quốc của người Goth. Nhiều bộ tộc Goth không chịu khuất phục người Hun và di chuyển vào trong lãnh thổ Balkan La Mã – đây là nhóm người Visigoth, Trong khi những người khác ở lại phía bắc Danube để làm chư hầu của người Hun và tham gia nhiều trận chiến tại châu Âu, như trong Trận Chalon năm 451. Sự sụp đổ quyền lực của người Hun trong những năm 450 dẫn đến biến động bạo lực hơn nữa trong các vùng đất phía bắc của sông Danube, làm cho phần lớn người Goth trong khu vực này phải di cư tới vùng Balkan. Nhóm người này được gọi là Ostrogoth.

Lịch sử của người Ostrogoth được ghi lại bắt đầu từ họ giành được độc lập từ phần còn lại của Đế quốc Hun sau cái chết của Attila năm 453. Liên minh với chư hầu và đối thủ cũ, các bộ tộc người Ostrogoth do Theodemir lãnh đạo đã đánh tan sức mạnh của con trai của Attila trong Trận Nedao năm 454.

Người Ostrogoth bây giờ có quan hệ tốt với đế quốc Đông La Mã, và đã được Hoàng Đế Đông La Mã cho định cư ở vùng đất thuộc Pannonia. Trong phần lớn của nửa cuối thế kỷ thứ 5, người Đông Goth định cư ở đông nam Châu Âu gần như cùng một chỗ với người Tây Goth đã ở trong thế kỷ trước. Vào năm 484 người Ostrogoth thống nhất lại dưới sự lãnh đạo của Theodoric ( giứa họ có nội chiến giữa người mới di cư và người đến trước), con trai của Theodemir người đã chiến thắng trong Trận Nedao năm 454, và cũng là người đã từng làm con tin ở Đông La Mã.

Một thỏa thuận đã đạt được giữa Zeno hoàng đế Đông La Mã và Theodoric, quy định rằng, nếu chiến thắng thì Theodoric sẽ cai trị tại Ý như là đại diện của hoàng đế Đông La Mã. Theodoric cùng người dân của mình từ Moesia trong mùa thu năm 488 vượt qua Dalmatia và dãy Alps và tiến vào Ý vào cuối Tháng Tám 489, đến Ngày 25 tháng 2 năm 493 Theodoric đã giết được Odoacer hoàn toàn chiếm đóng Tây La Mã và thành lập vương quốc của người Ostrogoth.

Hải quân của người Ostrogoth

Việc thành lập hạm đội của người Tây Goth là một giải pháp tình thế của Vua Ostrogoth, Totila, lúc bấy giờ vì không có hạm đội ông ta không thể tiêu diệt các cứ điểm của người Đông La Mã tại bờ biển. Nhưng thực chất người Tây Goth vốn dĩ là những người du mục, quen với cuộc sống trên đất liền, rất thiện chiến trên thảo nguyên và không thể là những lính hải quân thiện chiến được. Tuy vậy với tài năng của vua Totila, ông vẫn thành lập được hạm đội khoảng 200 tầu chiến, nhờ có hạm đội này mà người Ostrogoth tiêu diệt hết cứ điểm này đến cứ điểm khác ở ven biển của người Đông La Mã, đó là các cứ điểm như Sicillia, Connon, Napoli? và vào một ngày định mệnh năm 551, 47 tầu chiến tốt nhất của hạm đội này tiến vào vây hãm thành phố Ancona

Trận đánh và ý nghĩa

Quân đội hai bên xấp xỉ gần như bằng nhau, hai chỉ huy hạm đội Ostrogoth, Indulf và Gibal (các cựu sỹ quan cũ của Belisarius), muốn giải quyết nhanh gọn người La Mã trong trận chiến ngay lập tức, và căng buồm để vào trận đánh.

Không giống như các cuộc hải chiến thời trước đó, Các tàu chiến của thế kỷ thứ 6 không tính năng rams, hải chiến được tiến hành bằng cách hai bên bắn hỏa châu vào nhau và rồi xung phong đánh giáp lá cà để chiếm tầu của đổi phương. Trong hình thức chiến đấu kiểu này, kinh nghiệm và khả năng duy trì đội hình của các tàu chiến được coi là cực kỳ thiết yếu, và các thủy thủ đoàn dày dạn kinh nghiệm của Byzantine hoàn toàn chiếm lợi thế so với các thủy thủ đoàn thiếu kinh nghiệm của người Goth. Ngay sau đó trong cái nóng của trận đánh, một số tàu Goth trôi dạt ra khỏi đội hình chính và dễ dàng bị phá hủy, trong khi những tầu khác lại bơi quá gần với nhau nên không thể cơ động. Cuối cùng, các tầu chiến của người Goth hoàn toàn mệt mỏi tan rã và hạm đội tàu của họ quay đầu bỏ chạy ngay như khi họ có cơ hội. Họ đã mất 36 tàu, và Gibal bị bắt, trong khi Indulf với phần còn lại bỏ chạy theo hướng Ancona. Ngay sau khi ông ta đến gần trại quân bộ binh của của người Goth, ông ta lao tầu của mình lên bờ và đốt chúng.

Thất bại đáng kinh ngạc này đã làm mất nhuệ khí của lực lượng bộ binh người Goth, và ngay lập tức họ từ bỏ cuộc vây hãm cứ điểm Ancona và rút lui. Theo ngay sau đó là một loạt những thành công của người Đông La Mã, và trận Sena Gallica thực sự có thể được coi là đánh dấu sự khởi đầu của một bước ngoặt làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến sự, từ phía đang diễn biến có lợi cho người Goth sang phía Đông đế quốc Byzantine.

Thông tin bổ xung về vị thủ lĩnh dũng cảm và hào hiệp của người Goth, người đã hy sinh vì dân tộc của mình

Totila (chết 1 tháng 7 năm 552) là vua của vương quốc Ostrogoth từ 541 cho đến khi ông trong trận đánh Trận Taginae. Ông đã tiến hành các cuộc Chiến tranh Goth chống lại Đế quốc Byzantine để làm bá chủ nước Ý. Hầu hết các bằng chứng lịch sử về Totila là từ biên niên sử của nhà sử học người Byzantine tên là Procopius, người trực tiếp hành quân cùng tướng chỉ huy của Byzantine Belisarius trong Chiến tranh Goth.

“Totila” là tên danh hiệu của một người đàn ông có tên thật là Baduila, Sinh ra tại Treviso, Totila được bầu làm vua sau cái chết của chú của mình là Ildibad, ông có tham dự vào vụ ám sát người thừa kế của Ildibad, anh em họ của Totila tên là Eraric năm 541. Theo sách sử chính thống của Byzantine và thậm chí của nhà sử gia Goth Latinh Jordanes viết trước khi kết thúc Chiến tranh Gothic, là Totila là một kẻ cướp ngôi: Jordanes Getica (551).

Cuộc sống và sự nghiệp của ông là phục hồi vương quốc của người Gothic tại Ý, và ông đã bắt đầu gánh vác nhiệm vụ này ngay từ khi mới lên ngôi, ông đã tập trung những người Goth lại với nhau và truyền nhiệt huyết cho họ, Đánh bại một cuộc tấn công của người Byzantine trên chiến lũy của người Goth tại thành phố Verona vào mùa đông năm 541, và làm tan rã một đội quân mạnh hơn của người Byzantine tại Faenza (Trận Faventia) vào mùa xuân năm 542.

Lại có được một chiến thắng nữa trong năm 542, lúc này ông tránh khỏi một vị trí được bảo vệ một cách kiên cường, thành phố Florence, và trong thung lũng Mugello nơi Totila cho thấy bản chất bao dung của mình bằng cách đối tử tốt với tù nhân của mình và để họ cảm phục rồi quy phục mình, ông ra khỏi vùng được phòng thủ tốt Toscana với lực lượng mở rộng của mình, trong khi đó ba tướng Byzantine rút khỏi Florence, chia lực lượng của họ đển Perugia, Spoleto, và Rome, các thành phố mà Totila sẽ mang quân đến bao vây.

Trong khi đó, thay vì theo đuổi những cuộc chinh phục vào trung tâm nước Ý, nơi mà các lực lượng của Đế Chế quá ghê gớm so với quân đội nhỏ của mình, ông đã quyết định chuyển các hoạt động của mình ở phía nam của bán đảo, nơi ông chiếm giữ Beneventum và nhận được sự quy phục của các tỉnh Lucania và Bruttium, Apulia và Calabria, cơ bản là toàn bộ các vùng Hy Lạp ở phía nam (vùng nam nước Y nhưng vẫn ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp lúc bấy giờ), ông sử dụng những khoản thuế mà đáng lẽ họ phải nộp cho Đế chế theo lợi ích của mình.

Chiến lược của Totila là di chuyển nhanh và nắm lấy quyền kiểm soát vùng nông thôn, để các lực lượng Byzantine kiểm soát những thành phố được bảo vệ tốt đặc biệt là các cổng thành. Cuối cùng khi Belisarius quay trở lại Italia, các tài liệu của Procopius cho rằng, “trong một khoảng thời gian năm năm ông đã không thành công trong một lần đặt chân trên bất kỳ một vùng đất đất nào… trừ một vài nơi trong một số pháo đài, và trong thời gian này ông đã cho gương buồm đi thăm hết cảng này tới cảng khác. ” Totila dùng mưu kế với những thành phố cần phải có sự bao vây, san bằng bức tường của các thành phố đã đầu hàng ông ta, chẳng hạn như Beneventum. Sự chinh phục chinh phục nước Ý của Totila được đánh dấu không chỉ bởi sự thần tốc mà còn bởi lòng nhân đạo, và Gibbon ( nhà sử học kiêm thành viên quốc hội Anh TK 18) nói “không lừa dối một ai, dù hoặc là bạn bè hay kẻ thù, những người phụ thuộc vào sự tin tưởng hay sự khoan hồng của ông ta.” Tuy nhiên, sau một cuộc vây hãm thành công một thành phố kháng cự quyết liệt, chẳng hạn như tại Perugia, Totila lại tỏ ra tàn nhẫn

Một cuộc bao vây được cần đến ở Napoli, đây là nơi mà các báo cáo về sự đối sử nhân đạo của Totila với các đối thủ người La Mã của mình tại Cumae và thị thành khác ở xung quanh làm cho suy yếu tinh thần. Hoàng Đế Justinian đã được báo động, sự ghen tức của hoàng đế đối với viên tướng giỏi Belisarius khiến ông này bị giữ lại tại Constantinople. Một cố gắng để giải tỏa Napoli bằng đường biển là vô ích vì sự chậm trễ không cần thiết, và một cơn bão làm tan vỡ một nỗ lực thứ hai, tướng Demetrius người chỉ huy đợt giải tỏa này rơi vào tay Totila. Các điều khoản của Totila đồn trú Conon đang bị đói tại Napoli và rộng lương, và họ đã mở của thành đầu hàng vào mùa xuân năm 543.

Các công sự của thành phố bị san bằng một phần. Totila dành mùa sau tự thiết lập vị trí của mình ở phía Nam và làm giảm túi tiền của đối phương, trong khi quân đội không được trả lương của Đế chế đã làm những việc ô danh là cướp bóc các làng quê nghèo ở miền trung Italia, khi Totilas chuyển sự chú ý của mình đển Rome, ông ta đã có thể tự hào về hành vi khác nhau của người Goth và Hy Lạp trong cuộc đàm phán đầu tiên của ông với các thành viên nghị viện của Rome. Tuy người Goth bị từ chối nhưng tất cả các linh mục Arian (linh mục của dùng Kito chính thống, quốc đạo của Đông La Mã) bị trục xuất khỏi thành phố

Tới cuối năm 545 vua Goth đã chuyển đến Tivoli và chuẩn bị để bỏ đối và bắt Rome phải đầu hàng, việc này được kết thúc trước khi Belisarius và những đội quân đang tiến lên để giải vây cho nó. Giáo hoàng Vigilius trốn đến một nơi an toàn ở đảo Syracuse, khi ông gửi một đội tàu chở lương thực để nuôi thành phố, Hạm đội của Totila lao vào chúng ở gần cửa sông Tiber và chiếm lấy đội tầu này. Hạm đội Đế chế, được chỉ huy bởi vị tướng vĩ đại, di chuyển lên phía sông Tiber và thất bại trong việc giải vây cho thành phố, và sau đó nó bị buộc phải mở cửa để đầu hàng người Goth.

Rome bị cướp phá, mặc dù Totila đã không thực hiện các đe dọa của mình là biến nó thành một đồng cỏ chăn gia súc, và khi quân đội Goth rút lui về phía Apulia, Rome chìm trong thảm cảnh. Tuy nhiên, các bức tường và công sự nhanh chóng được phục hồi, và một lần nữa Totila lại hành quân chống lại nó. Ông ta bị đánh bại bởi Belisarius, người mà tuy nhiên lại không tận dụng được lợi thế của mình. Một vài thành phố bao gồm cả Perugia bị chiếm bởi người Goth, trong khi Belisarius vẫn không có hoạt động gì và sau đó đã bị triệu hồi khỏi Italy. Năm 549 Totila tiến lên lần thứ ba để chống lại Rome, nơi mà ông ta đã chiếm thông qua sự phản bội của một số lính phòng thủ bị bỏ đói.

Kế hoach tiếp theo của Totila là các cuộc chinh phục và cướp phá Sicily, Sau đó ông khuất phục Corse và Sardinia và gửi một hạm đội người Goth tấn công các vị trí của Đông Đế chế tại các bờ biển Hy Lạp ( khoảng thời gian này trận hải chiến Sena Gallica đã xảy ra). Cùng thời gian này, hoàng đế Justinian I đã dùng các biện pháp mạnh mẽ để kểm soát người Goth. Việc tiến hành một chiến dịch mới được giao phó cho thái giám Narses, Totila hành quân chống lại ông ta và đã bị đánh bại và bị giết tại Trận Taginae (còn gọi là trận Busta Gallorum) vào tháng Bảy năm 552, sau đó chấm dứt được cuộc đấu tranh lâu dài giữa Hy Lạp và Vương quốc Ostrogoth tại Ý, và để Đông Đế chế kiểm soát được Ý trong một khoảng thời gian.