Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhìn lại cuộc bạo loạn đẫm máu tại Mỹ hơn 25 năm trước

Năm 1992, một cuộc bạo loạn đẫm máu và tội tệ xảy ra ở Mỹ sau khi 4 sĩ quan cảnh sát da trắng được xử trắng án trước cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức đối với người đàn ông da màu. Trong cuộc bạo loạn này, 63 người chết và 2.383 người bị thương.

Cuoc bao loan dam mau lam “rung chuyen” nuoc My 28 nam truoc

Vào ngày 29/4/1992, tòa án Los Angeles xử trắng án cho 4 sĩ quan cảnh sát da trắng thuộc Sở Cảnh sát Los Angeles bị cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức đối với người đàn ông da màu tên Rodney King. Phán quyết này của tòa án khiến dư luận phẫn nộ và bùng phát thành một cuộc bạo loạn đẫm máu và tồi tệ ở Mỹ.

Cuoc bao loan dam mau lam “rung chuyen” nuoc My 28 nam truoc-Hinh-2

Bắt đầu từ vụ việc của Rodney King (trong ảnh), cuộc bạo loạn kéo dài trong 6 ngày nhưng diễn ra hết sức tồi tệ và nguy hiểm. Nguyên do là bởi tình trạng cướp bóc, tấn công, đốt phá, thậm chí là giết người xảy ra một cách nghiêm trọng.

Cuoc bao loan dam mau lam “rung chuyen” nuoc My 28 nam truoc-Hinh-3

Theo thống kế của giới chức trách, 63 người chết, 2.383 người bị thương và 12.111 người khác bị bắt giữ trong thời gian diễn ra cuộc bạo loạn. Hơn 1.000 tòa nhà, cửa hàng bị đốt phá. Thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 1 tỷ USD.

Trước diễn biến nghiêm trọng của cuộc bạo loạn, cảnh sát và lực lượng vệ binh quốc gia không thể ổn định tình hình.

4 ngày sau khi xảy ra sự việc tồi tệ trên, Tổng thống Mỹ khi ấy là George H. W. Bush ký sắc lệnh đặc biệt, huy động 3.500 binh sĩ quân đội tham gia vào việc dập tắt cuộc bạo loạn.

Trong số 3.500 binh sĩ, 2.000 binh sĩ thuộc sư đoàn bộ binh số 7 đóng quân ở căn cứ Fort Ord và 1.500 lính thủy đánh bộ thuộc sư đoàn số 1 ở trại Pendleton có mặt ở Los Angeles.

Trong vòng 24 giờ sau đó, số lượng binh sĩ Mỹ được triển khai tới Los Angeles lên tới 13.500 người.

Với số lượng này, đây là lần đầu tiên binh sĩ Mỹ được triển khai nhiều nhất tới một thành phố của nước này kể từ năm 1968.

Trước sự xuất hiện của hàng ngàn binh sĩ Mỹ cùng với vũ khí, cuộc bạo loạn nhanh chóng chấm dứt.

Trật tự được lập lại ở Los Angeles sau 6 ngày đầy biến động. Binh sĩ Mỹ làm được điều này mà không gây thương vong nào cho dân thường, khép lại một trong những cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Hãy biết ơn đời!

Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. Cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc...

Đôi điều về giọng nói người Sài Gòn

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài...

Chuông chùa – Vì sao khi xưa mỗi lần rung chuông đều phải đủ 108 tiếng?

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa....

Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), làm Thị vệ cho...

Ca dao và sự phản ánh lịch sử Việt Nam

Ca dao là sự phản ảnh một phần nào dư luận của quần chúng Việt Nam đối với các hiện tượng trong xã hội ở thời kỳ các phương tiện...

Nét văn hóa miền Tây

Vài chục năm trước, giao thông cách trở, chủ yếu là đường sông, nào tàu, nào ghe nào xuồng là những phương tiện thông dụng đi trên những con sông...

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến) Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 4 (cuối) – Tính tình, văn hóa và tục lệ

Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng tôi đã nói trước đây. Vì thế mà dân xứ này không ưa và...

Chốn cũ đường xưa

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm nửa thế kỷ lận nhen. Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo”...

Sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai?

Cùng tìm hiểu tại sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai? 1. Thị Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn...

Hán học ở bên Pháp

Cảm tưởng sau khi đọc bức thư luận học của người bạn ở Paris Sinh ra trong nước Việt Nam, nước người ta bảo nhau rằng có văn hiến bốn...

Trường học ở Sài Gòn thập niên 1920

Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp – Hoa… ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng Sài...

Exit mobile version