Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhớ về một Sài Gòn với chiếc xe hủ tiếu gõ

Xe hủ tiếu gõ đã trở thành một nét văn hoá rất riêng khiến người ta nhớ đến một du lịch Sài Gòn tuy ồn ào cả ngày nhưng lại thật yên bình khi về đêm!

Chẳng ai nhớ rõ hủ tiếu gõ có từ bao giờ, nhưng những ai từng có thời gian sống ở Sài Gòn hẳn đã thường xuyên bắt gặp những chiếc xe hủ tiếu gõ trên các con phố vào mỗi buổi đêm, khi các quán ăn đều đã đóng cửa.

1. Những chiếc xe hủ tiếu gõ thô xơ, giản dị

Hủ tiếu gõ là một món ăn rất bình dân, thường được bán ở các lề đường, vỉa hè vào buổi tối và đêm muộn. Không hàng quán cầu kỳ, đó chỉ là một chiếc xe kéo nhỏ thô xơ, giản dị với chiếc tủ kính nhỏ đựng các loại nguyên liệu cho món hủ tiếu. Điểm đặc biệt trên chiếc xe đó là mỗi chiếc xe đều có một chiếc chuông nhỏ hoặc thanh sắt dùng để gõ tạo ra âm thanh “lóc cóc”. Những chiếc xe hủ tiếu gõ cứ thế len lỏi khắp các con đường, góc hẻm, qua những trường học hay khu xí nghiệp,.. cùng với tiếng “lóc cóc” đó. Đây cũng là lý do vì sao lại có tên là hủ tiếu gõ.

2. Sức hút của hủ tiếu gõ

Thành phần của tô hủ tiếu gõ cái gì cũng chỉ có “một chút”: một chút hủ tiếu, chút thịt heo thái mỏng, ít giá đỗ, ít hẹ, thêm miếng tóp mỡ thơm bùi và quan trọng nhất không thể thiếu đó là nước lèo. Nước được ninh từ xương heo và rau củ thật kỹ để tạo nên vị ngọt thơm hấp dẫn. Vì thế mà dù bát hủ tiếu chẳng được nhiều thịt, chẳng đầy ắp các loại nhân nhưng vẫn cứ khiến những ai đã ăn một lần là sẽ phải ăn thêm nhiều lần khác.

3. Vị khách của hủ tiếu gõ

Đa số các vị khách hàng là những người lao động nghèo, công nhân, sinh viên hay những người có thu nhập ít ỏi… Người ta lựa chọn hủ tiếu gõ bởi đây là một món ăn đơn giản, lại có giá rẻ. Chẳng biết có loại hủ tiếu nào rẻ hơn hủ tiếu gõ không nhỉ? Mỗi tô hủ tiếu chỉ có giá 10 ngàn, chỗ 15, chỗ 18 ngàn… nhưng vẫn đầy đủ hủ tiếu, rau, giá, thịt heo thái mỏng, bò viên, có chỗ còn cho thêm trứng cút và vài cục xí quách (xương heo).

Sau này, đối tượng ăn hủ tiếu gõ cũng nhiều hơn, không hẳn là những người nghèo nữa mà dần dần, người ta ăn hủ tiếu gõ vì muốn thử, ăn rồi thấy ngon, rồi quen, rồi ghiền lúc nào không hay. Trải qua nhiều thăng trầm, hủ tiếu gõ đến nay vẫn cứ là một món ăn rẻ được tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên yêu thích. Hủ tiếu gõ đã trở thành một nét văn hoá rất riêng khiến người ta nhớ đến một Sài Gòn tuy ồn ào cả ngày nhưng lại thật yên bình khi về đêm!

Nguồn Chudu24

Cảm nghĩ về tình tự dân tộc

Những nhân vật lưu truyền trong dân gian phản ánh gần như trung thực tâm tư, nguyện vọng cũng như tính nết của người dân. Nhận xét đó của các...

Chuyện ít ai biết về cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

Cụ Lê Thị Dinh là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến, em trai của ba vị vua gồm Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh. Năm lên 8 tuổi, bà...

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như...

Đất Hà Tiên với họ Mạc và họ Lâm

Nam Việt là một “tặng phẩm” của sông Cửu Long. Hàng vạn năm trước là biển, sông Cửu Long chở phù sa xuống, rồi lần lần mà thành đồng ruộng....

Saigon Xưa và những tên đường

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Hình ảnh quý giá về thành phố Hà Nội năm 1939

Các công trình kiến trúc tiêu biểu, chân dung con ngườicùng hơi thở cuộc sống của mảnh đất Hà thành năm 1939 đã được tái hiện chân thực trong loạt...

Phân biệt Cà phê Arabica, Robusta, Cherry và Culi

Cà phê có 03 loại cơ bản: Cà phê chè (Arabica), cà phê vối(Robusta) và cà phê mít(Cherry). Mỗi loại có hương vị đặc trưng cũng như điều kiện sinh...

Sài Gòn ngày mưa cứ ngỡ thu đang về

Không vồn vã vội đến nhanh đi như cái cách mà người ta vẫn thường nhớ về những cơn mưa bóng mây ở Sài Gòn. Thành phố phương Nam sắp...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 19/25 – Nghi vấn về tiếng roi

Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một câu ca như thế nầy: Muôn năm xưa còn roi dấu Đã bảo...

Nghệ thuật trang trí của người Việt cổ

Nói đến thời kỳ Hùng Vương đã có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu, trong bài viết này xin đề cập đến...

Exit mobile version