Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa phát cuồng

Dù đã bị cấm hơn 20 năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở về trước.

Pháo đùng là dạng pháo bánh cỡ lớn có tiếng nổ giòn giã mà hầu hết các gia đình Việt Nam đều đốt vào thời khắc giao thừa khi pháo chưa bị cấm. Vào sáng mùng 1, xác pháo đùng nhuộm hồng trước mỗi hiên nhà, tạo nên một cảnh tượng rất đặc biệt của ngày Tết.

Pháo tép là dạng pháo bánh cỡ nhỏ, được trẻ em đặc biệt ưa chuộng. Giống như pháo đùng, pháo tép có thể đốt cả băng, nhưng bọn trẻ con thì thích tháo ra đốt từng viên một hơn.

Pháo cối là loại pháo nổ cỡ lớn, thường được lồng vào các băng pháo đùng. Loại pháo này tạo ra tiếng nổ “long trời lở đất” và khá nguy hiểm, nên chỉ những đứa trẻ “có máu mặt” mới dám nghịch.

Pháo chuột khi đốt sẽ sáng rực rỡ, quay tít mù và chạy vòng quanh dưới mặt đất như một chú chuột một hồi lâu rồi mới tắt.

Pháo thăng thiên thường được cho vào ống hoặc vỏ chai khi đốt. Quả pháo này sẽ phóng đi như tên lửa trước khi nổ giữa không trung.

Pháo lợn là một phiên bản của pháo thăng thiên nhưng phóng mạnh hơn và phát ra tiếng rít như lợn kêu.

Pháo diêm là loại pháo nổ được lũ con trai ưa dùng để ném nhau. Loại pháo này không cần đốt, chỉ cần quẹt vào vỏ bao là ngòi pháo sẽ cháy và khoảng chục giây sau phát nổ.

Pháo tỏi là loại nổ khi có va chạm với bề mặt cứng, như khi ném xuống đất, thậm chí là ném vào cơ thể người khác. Đây là loại pháo khá an toàn vì chỉ sử dụng một lượng thuốc pháo nhỏ.

Pháo hoa Trung Quốc là những ống dài bằng bìa, khi đốt sẽ bắn cầu vồng hàng chục viên pháo phát sáng trên bầu trời.

Pháo dây là một loại pháo “hiền lành”, nhưng cũng không thể thiếu trong những ngày Tết đầu những năm, 1990 trở về trước.

Và còn nhiều loại pháo khác nữa…

Ba cha tám mẹ là những ai?

Theo "Thọ mai gia lễ": Ba cha là: Thân phụ: Cha sinh ra mình. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 2)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Ngọ Phạn Điếm

Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái...

Nhớ về Thương xá TAX !

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa hoa lệ....

Kéo lê đuôi mà đi

Trang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc(1). Vua Sở sai hai quan đại phu đến để ngỏ ý rằng ý vua muốn đem việc nước lại phiền. Trang...

Việt Nam cuối thập niên 1990 trong ảnh của Hiroji Kubota

Nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã có nhiều trải nghiệm khó quên trong các hành trình khám phá Việt Nam cuối thập niên 1990. Hình ảnh đăng...

Những ngôi đình cổ giữa lòng Hà Nội

Trong khu phố cổ Hà Nội vẫn còn hàng chục ngôi đình xưa cũ, có những nét kiến trúc đặc trưng riêng, phản ánh rõ nét quá trình hình thành...

Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà?

Tại sao ngày xưa cứ đến Tết người ta thường dán hình Thần Đồ Uất Luỹ trước cửa nhà? Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà? "Thần Đồ...

Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long

Chùa Vĩnh Tràng mang một lối kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt. Chùa Vĩnh...

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Câu chuyện về lòng tử tế

Chiều đi ăn với mấy đứa bạn xong đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay ở trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi cầm điện thoại...

Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn...

Exit mobile version