Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nơi chôn cất hai anh em ông Ngô Đình Diệm

Trước 1975, mộ của ông Ngô Đình Diệm và em trai không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho xây cất nghiêm chỉnh, chỉ là hai nấm đất thấp, không có cả bia ghi tên người mất.

Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 20km, nghĩa trang Lái Thiêu (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) là một nghĩa trang lâu đời, có lịch sử gắn với mảnh đất Sài Gòn – Chợ Lớn từ một thế kỷ qua.

Ở khu vực B của nghĩa trang có một khu mộ mang lịch sử khá đặc biệt. Khu mộ này gồm 3 ngôi mộ bằng đá nằm song song, được xây theo kiểu thức giống nhau.

Đây chính là nơi chôn cất Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu, hai gương mặt từng kiểm soát chính trường miền Nam một thời.

Bia của ngôi mộ bên trái ghi tên Giacobê Đệ, mất ngày 2/11/1963. Đây là mộ của ông Ngô Đình Nhu. Giacobê là tên thánh của ông.

Ngôi mộ bên phải là mộ ông Ngô Đình Diệm. Bia mộ ghi tên Gioan Baotixita Huynh. Cũng như mộ người em, ngày mất ghi trên mộ ông Diệm là ngày xảy ra cuộc đảo chính đẫm máu lật đổ hai ông.

Ngôi mộ ở giữa ghi tên người mất là Luxia Phạm Thị Thân – thân mẫu của ông Diệm và ông Nhu.

Sau khi bị ám sát ngày 2/11/1963, ông Ngô Đình Diệm và em trai được chôn cất ở khu đất phía sau Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (đường Võ Tánh, nay là đường Hoàng Văn Thụ) ở Sài Gòn.

Được một thời gian ngắn, chính quyền VNCH rời mộ sang nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ở quận 1, Sài Gòn.

Sau giải phóng, khi nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được giải tỏa năm 1985 để xây công viên Lê Văn Tám, các ngôi mộ chuyển về nghĩa trang Lái Thiêu.

Trước 1975, mộ của hai ông Diệm – Nhu không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho xây cất nghiêm chỉnh, chỉ là hai nấm đất thấp, không có cả bia ghi tên người mất.

Ngày nay, ngôi mộ của hai người đàn ông quyền lực nhất miền Nam Việt Nam một thời đã được thân nhân xây dựng lại tươm tất.

Loạt ảnh Ninh Bình 1991

Khám phá rừng Cúc phương, danh thắng Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình năm 1991 qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Đức...

Tại sao nền văn minh Maya sụp đổ?

Người Maya là một dân tộc cổ xưa và bí ẩn. Khi nền văn minh Maya đột nhiên biến mất. Có rất nhiều kiến giải về vấn đề này. Một...

Chữ “nhậu” có từ đâu ?

Trong quyển “Nghiên cứu điền dã – 150 năm hình bóng Sài Gòn”, tác giả Tam Thái giải thích rằng chữ “Nhậu” là một từ Saigon cổ, có nghĩa là Uống, dân...

Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ & ông Nguyễn Văn Vĩnh

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20. Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp;...

Chị Dậu thời nay…

Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị...

Câu chuyện ăn Tết

1. Ăn Tết Đồng bào ta mỗi năm lo ăn "Tết" mà ít ai xét việc ăn ấy là nghĩa gì, phải nên than đáng nên làm hay là không,...

Gương vỡ lại lành – Phá kính trùng viên là gì

Thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, vị vua cuối cùng của nước Trần là Trần Hậu Chủ có một người em gái rất xinh đẹp là công chúa Lạc...

Lo trời đổ

Ngày nay, chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà lo khi trời đổ, đất...

Cầu Long Biên và những thông tin cần đính chính

Ngày 14-12-2022, phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã khai mạc triển lãm “CẦU LONG BIÊN -...

‘Văn hóa hàng xách tay’ và nỗi nhục quốc thể

“Văn hóa hàng xách tay” nếu không chỉnh đốn, sẽ tiếp tục là mồi lửa kích thích những băng nhóm người Việt mạnh tay hơn khi len lỏi trong các...

Gia Đình Vua Hàm Nghi

Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi...

Nhất ngôn cửu đỉnh – Cửu đỉnh là gì?

Mọi người ắt hẳn đều biết ý nghĩa của câu thành ngữ “Nhất ngôn cửu đỉnh”, ý chỉ rằng lời nói hết sức có trọng lượng. Vào thời cổ đại,...

Exit mobile version