“Người ta nói rằng con cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long đất lở, sập nhà đổ cửa. Do đó mới có câu cù dậy”

“Quả thật mỗi lần cù dậy là một lần dông to gió lớn, có thể gây ra đổ cửa sập nhà. Nhưng cù dậy chỉ là một cách diễn đạt theo quan niệm và ngôn ngữ dân gian để chỉ hiện tượng thời tiết nói trên mà thôi. Sự thật thì chẳng có con cù nào đã dậy sau một giấc ngủ hàng trăm năm cả. Cũng như khi người ta nói gấu ăn trăng là người ta muốn chỉ hiện tượng nguyệt thực, nghĩa là hiện tượng mặt trăng bị tối một phần hoặc toàn phần trong một lúc vì đi vào vùng tối của trái đất. Chứ sự thật thì chẳng có chú gấu nào đã lấy mặt trăng làm đồ nhắm mà nhậu với ba xị đế cả. Hoặc nữa, khi người ta nói rồng hút nước thì cũng chẳng có con rồng nào bị cơn khát hành hạ. Đó chẳng qua là cột nước hoặc cột hơi nước chuyển động thành cơn xoáy do gió gây ra mà thôi”.

Khoảnh khắc 'long trời lở đất' trên đỉnh Everest

Ở đây, là một biến thế ngữ âm của chứ cụ 颶, thường được dịch sang tiếng Anh là “cyclone”, “typhoon”, “gale. Nói chung, đó là mưa to gió lớn, là dông tố, bão táp. Vì vậy nên thực ra, ở đây, chữ cù chỉ diễn đạt một hiện tượng thời tiết theo đúng nghĩa đen của từ ngữ mà thôi. Chữ củ cùng một trường nghĩa với mưa, gió, dông, bão, hạn, giá, v.v… chứ ở đây chẳng có con cù, con rồng nào cả. Nhưng do đâu mà phát sinh cách giải thích theo từ nguyên dân gian, như bạn đọc đã hỏi chúng tôi hồi 1993? Thưa rằng cũng phải có chút xíu lửa thì mới có được khói. Số là bên cạnh chữ cù biến âm từ chữ cụ 颶 là dông bão (ghi là cù1), ta còn có một chữ cù nữa mà tự hình là 虻 (ghi là cù2). Chung quanh chữ cù2 này, có mấy cách giải thích. Sách Quảng nhã giảng: “Hữu lần viết giao long; hữu dực viết ứng long; hữu giác viết cù long; vô giác viết ly long” ([Rồng] có vảy gọi là giao long; có cánh gọi là ứng long; có sừng gọi là cù long; không sừng gọi là ly long).

Có ý kiến xét lại như sau: “Long, hùng hữu giác, thư vô giác, long tử nhất giác giả giao, lưỡng giác giả củ, vô giác giả ly dã” (Rồng thì đực có sừng, cái không sừng; rồng một sừng là giao, hai sừng là cù, không sừng là ly vậy). Sách Bão Phác Tử giảng: “Mẫu long viết giao, tử viết cù, kỳ trạng ngư thần như xà vĩ, bì hữu chu” (Rồng mẹ gọi là giao, rồng con gọi là củ, hình trạng như thân cá mà đuôi rắn, da nổi hạt châu). Dù nó có đặc điểm như thế nào thì cù2 cũng cứ là một giống rỗng và về lý thuyết cũng như trên thực tế, tên của nó cũng hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn thành cù1, mà nghĩa cũng dần dần phai mờ đi. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh hai loại “tai nạn ngôn ngữ” (thường song hành) là sự đan xen hình thức (croisement de formes) và sự lây nghĩa (contamination de sens), mà ở chỗ này, chỗ khác, thỉnh thoảng chúng tôi đã có nói đến. Ở đây, sự đan xen hình thức đã diễn ra tới mức tuyệt đối nên của đã thay thế hẳn cho cùa trong nhận thức của người sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy nên phong ba bão táp mới biến thành một giống rồng do tác dụng lây nhiễm nghĩa. Đã thế, ở đây, ta còn có tác động của vị từ dậy. Với cù1 thì dậy đồng nghĩa với dấy (trong dấy loàn) nghĩa là bắt đầu phát sinh (hay làm phát sinh) nhưng vì cùl đã bị hiểu thành cù2 nên dậy cũng hưởng “vạ lây” mà bị hiểu thành dậy trong ngủ dậy, thức dậy. Do dó mới có cách hiểu theo từ nguyên dân gian, sai hẳn nghĩa gốc, rằng “cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long đất lở, sập nhà đổ cửa”.

Tóm lại, ở đây, chữ cù cùng một trường nghĩa với mưa, gió, dông, bão, hạn, giá, v.v.. chứ chẳng làm gì có con cù, con rồng nào cả.