Bổng có lẽ là một trong những binh khí cơ bản nhất của Trung Hoa cổ đại. Nó là cây gậy dài được làm bằng gỗ hoặc thép, được sử dụng trong võ thuật Trung Hoa và khi sử dụng thành thạo nó có thể là một loại vũ khí sát thương.

Trong tiểu thuyết kinh điển Thủy Hử, một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, Võ Tòng sử dụng gậy đánh hổ, nhưng không may gậy của Võ Tòng bị gẫy và anh phải dùng tay không đối mặt với con hổ hung dữ. Nhưng không hề sợ hãi, Võ Tòng đã giết chết con hổ với hai tay không.

Trong Tây Du Ký, chiếc gậy Như Ý Kim Cô của Tôn Ngộ Không, vốn là cột trụ chống biển; Tôn Ngộ Không đã tới Long cung của Đông Hải Long Vương để đoạt lấy binh khí này. Tương truyền gậy Như Ý Kim Cô nặng một vạn ba nghìn năm trăm cân, có thể biến lớn thu nhỏ. Bình thường Tôn Ngộ Không biến cây gậy nhỏ như cây kim và giấu vào tai, khi gặp kẻ địch mới lấy từ trong tai ra, nó lập tức biến thành cây gậy sắt. Đó là pháp khí giúp Tôn Ngộ Không tiêu diệt yêu ma, bảo vệ Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh.

Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Đả cẩu bổng pháp là một trong hai bí kíp trấn phái của Cái Bang cùng với Hàng long thập bát chưởng.
Đả cẩu bổng pháp có nghĩa là dùng gậy trúc để đánh ác cẩu, cho nên lúc đi hành khất các nhân vật trong Cái Bang thường mang theo một cây đả cẩu bổng để phòng khi chó dữ tấn công. Đả cẩu bổng pháp thường rất nhanh nhẹn, linh động, tùy cơ ứng biến. Bổng pháp này là do kinh nghiệm thực tế đánh ác cẩu mà đúc kết thành bí kiếp.