SOS là viết tắt của cụm từ “Save Our Souls” (Hãy cứu rỗi linh hồn chúng tôi), “Save our Ship” (Hãy cứu tàu chúng tôi), “Send out Succour” (Gửi cứu trợ), …. Thực ra, không có một ý nghĩa đặc biệt nào trong bản thân các chữ cái và hoàn toàn sai khi đặt các dấu chấm giữa các chữ cái này. SOS được chọn đơn giản vì đây là những tín hiệu ngắn, dễ nhận biết và có thể gửi đi nhanh chóng.


SOS
 (mã Morse: … —…;

Về xuất xứ ra đời của tín hiệu SOS

Việc sử dụng tín hiệu SOS lần đầu tiên được giới thiệu tại Đức như là một phần của quy định phát thanh quốc gia, có hiệu lực từ ngày 01/04/1905. Các quy định này giới thiệu 3 chuỗi mã Morse mới, bao gồm tín hiệu SOS.

Năm 1906, hội nghị quốc tế về điện báo vô tuyến lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức đã thảo luận về vấn đề quy định tín hiệu kêu cứu. Tuy nhiên, hội nghị đã không đạt tới một nghị quyết thống nhất. Công ty Marconi (liên doanh giữa Anh và Ý) đưa ra tín hiệu kêu cứu của họ là CQD dùng cho những con tàu trang bị các máy móc của họ.

Sau đó hai năm, tại hội nghị lần thứ hai cũng được tổ chức tại Berlin vào năm 1908, công ty Marconi đề nghị dùng tín hiệu của họ làm tín hiệu quốc tế nhưng lại bị bác bỏ vì hai chữ cái đầu tiên của nó trùng với tín hiệu kêu cứu chung của ngành đường sắt. Công ty Accor của Đức đề nghị sử dụng tín hiệu SOE nhưng cũng bị bác bỏ vì nó giống tín hiệu Morse.

Hội nghị sau đó đã phê chuẩn Notzeichen của Đức (Notzeichen trong tiếng Đức nghĩa là tín hiệu cấp cứu) như là tiêu chuẩn quốc tế, có hiệu lực từ ngày 01/07/1908. Điều XVI của quy định có ghi: “Tàu bị nạn phải sử dụng tín hiệu sau: ▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄ lặp lại trong khoảng thời gian ngắn”.

What Does SOS Stand For? | Mental Floss
Tuy nhiên, công ty Marconi vẫn dùng tín hiệu CQD theo đề nghị của họ trong 4 năm sau đó và họ đã phải gánh hậu quả thảm khốc trong vụ đắm tàu Titanic và vụ gặp tai nạn của tàu Giec Philip. Chính từ vụ đắm tàu Titanic là tín hiệu kêu cứu SOS được sử dụng rộng rãi. 

Ban nhạc nổi tiếng của Thuỵ Điển là ABBA có bài hát SOS rất nổi tiếng trên thế giới.