Trong kho tàng từ ngữ Việt Nam, từ nào cũng có nghĩa riêng, đến các dấu hỏi và ngã cũng không thể lầm lẫn được. Vậy tại sao các nhà ngôn ngữ học không xét đến hai từ giống tự dạng nhưng khác nghĩa. Đó là: chiềunhau. Tôi chậm hiểu khi nhìn và đọc các câu: – Chiều ý nàng, tôi đọc truyện “Cuốn theo chiều gió”, mỗi buổi chiều; – Họ quyết không lìa nơi chôn nhau. Sự chậm hiểu của tôi cũng có thể là cùng một nguyên nhân với trở ngại cho người nước ngoài khi học tiếng Việt. Trái lại, tôi hiểu ngay khi các câu ấy là:

– Chìu ý nàng, tôi đọc truyện “Cuốn theo chìu gió”, mỗi buổi chiều; – Họ quyết không lìa nơi chôn nhao.

Ấn bản kỷ niệm 85 năm kiệt tác "Cuốn theo chiều gió" - Báo Người lao động

Từ câu hỏi của ông suy ra, ý ông muốn dùng hai cách viết khác nhau để ghi hai cặp từ đồng âm (mà ông gọi là giống tự dạng) khác nghĩa đã nêu. Chiều trong sớm chiều khác nghĩa với chiều trong chiều gió. Vậy nên viết sớm chiềuchìu gió. Nhau trong gặp nhau khác nghĩa với nhau trong chôn nhau (cắt rún). Vậy nên viết gặp nhauchôn nhau. Nhưng trong hệ thống chữ quốc ngữ hiện hành thì iêu-iuau-ao là những cách viết thể hiện những vần thực sự khác nhau (theo từng cặp): iêu là /iew/ còn iu lại là /iw/; au là /ăw/ còn ao lại là /aw/. Nói cho rõ ra, trong chiều, âm chính là nguyên âm đôi /ie/ còn trong chìu thì đó chỉ là /i/. Trong nhau, âm chính là /ă/ còn trong nhao thì đó lại là /a/. Vậy không thể dùng iu để ghi vần /iew/ cũng như không thể dùng ao để ghi vần /ăw/ vì iu đã được dùng để ghi /iw/ còn ao thì đã được dùng để ghi /aw/. Tuy cách phát âm trong Nam đã nhập làm một các vấn iêu – iu, và au – ao (theo từng cặp) nhưng ngoài Bắc thì vẫn còn phân biệt những vần đó (theo từng cặp) một cách hoàn toàn rõ ràng. Do đó, không thể viết chìu mà đọc thành “chiều” /ciew2/ cũng như không thể viết nhao mà lại đọc thành “nhau” /năw1/ vì chìu là /ciw2/ còn nhao là /ñaw1/. Giống như không thể viết tiển mà đọc thành “tiễn” cũng như không thể viết tiễn mà lại đọc thành “tiển” vì tiễn là /tien3/, có thanh điệu 3 còn tiển là /tien4/ thì lại có thanh điệu 4. Mặc dù trong Nam đã nhập làm một thanh điệu 3, ghi bằng dấu ngã (~) với thanh điệu 4, ghi bằng dấu hỏi (2) nhưng ngoài Bắc vẫn còn phân biệt hai thanh điệu đó một cách hoàn toàn rõ ràng. Vì vậy nên phải duy trì dấu ngã cho thanh điệu 3 và dấu hỏi cho thanh điệu 4 mà phân biệt hỏi ngã một cách rành mạch, như ông cũng đã khẳng định trong câu hỏi của mình. Sự phân biệt hỏi-ngã là sự phân biệt hai hiện tượng ngữ âm học và âm vị học khác nhau chứ không phải là một biện pháp dùng hai hình thức chính tả khác nhau để phân biệt những cặp từ đồng âm.

Tóm lại không thể dùng ao để ghi /ăw/ cũng như không thể dùng iu để ghi /iew/. Hơn nữa, điều gợi ý của ông cũng chỉ đáp ứng được các trường hợp của hai từ đồng âm. Vậy nếu có nhiều từ đồng âm hơn, chẳng hạn ba, bốn, thậm chí năm, thì cũng không giải quyết được vấn đề. Thí dụ:

– Báo trong hổ báo, báo trong sách báo và báo trong báo hại, báo đời.

– Tàu trong trà tàu, mực tàu, tàu trong tàu bè, tàu lá, và tàu (= cũ, sờn).

 – Điều (đào lộn hột), điều trong nhiễu điều và điều trong điều lệ

– Chao trong tương chao, chao trong chao đèn, chao trong chao qua chao lại và chao trong chao ôi, v.v..

Nếu muốn giải quyết vấn đề theo hướng mà ông đã gợi ý thì tất phải đặt ra thêm nhiều cách viết khác nữa, không chỉ cho những vẫn đang xét mà còn cho tất cả các vần khác vì, nói chung, thuộc vần nào cũng có thể có những từ đồng âm. Chữ quốc ngữ sẽ trở nên phức tạp. Nhưng điều quan trọng hơn hết là nó sẽ đi xa dần cái tính chất ban đầu của nó là một nền văn tự ghi âm (lại là ghi âm tổ chứ không phải ghi âm tiết), một loại hình văn tự đơn giản đến mức lý tưởng mà về nguyên tắc vẫn đảm bảo được một cách ghi âm chính xác, khác với chữ Pháp, chẳng hạn là một nền văn tự thiên về tính chất từ nguyên.