Khá nhiều người khi diễn đạt sự chu đáo, tươm tất thường dùng từ chỉnh chu, nhưng viết đúng thật ra phải chỉn chu. Từ chính xác phải là “chỉn chu”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có ghi: “chỉn chu: chu đáo, cẩn thận, không chê vào đâu được”.

Người ta thường nhầm thành “chỉnh chu” vì hai lý do. Thứ nhất là do phát âm lẫn lộn phụ âm cuối “n” và “nh”, đặc biệt là ở Nam Bộ, như “kín đáo” đọc thành “kính đáo”,…Thứ hai là vì thấy “chỉnh” có hàm ý “chỉnh sửa”, về một khía cạnh nào đó có liên hệ về nghĩa với “chỉn chu” (Người tỉ mỉ, chỉn chu thì sẽ hay sửa cả những điều vụn vặt cho hoàn hào).

Nguyên tắc "phong cách quý ông" phái mạnh không nên bỏ qua

Thực tế, “chỉn” cũng là một từ đã xuất hiện trong các tư liệu chính thống. Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng rằng: “Chỉn: vốn, vẫn (tiếng trợ từ). Chỉn e quê khách một mình (truyện Kiều).” Với sắc thái chần chừ, đắn đo, khả năng rất cao “chỉn” ở đây cũng là “chỉn” trong “chỉn chu”.

Vậy còn “chu” thì sao? Cũng Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức có dẫn: “chu: cũng đọc là châu. Quanh khắp (không dùng một mình)…chu đáo…chu toàn”. Xét về nghĩa thì chữ “chu” này rất phù hợp với “chỉn chu”.

Vậy có thể hiểu “chỉn chu” ban đầu là để chỉ người hay đắn đo, e ngại khắp các việc xung quanh, về sau phát triển thành nghĩ tỉ mỉ, chu đáo.