Trong các phim Hồng Kông của đài TVB, câu “người không vì mình thì trời tru đất diệt” được các nhân vật sử dụng khá nhiều. Hẳn bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng câu nói có vẻ “ích kỷ” và “tư lợi” này lại có xuất xứ từ nhà Phật?

Quả đúng vậy, “người không vì mình thì trời tru đất diệt” chính là câu Phật nói, được chép lại trong “Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh” đệ nhị thập tứ tập (佛说十善业道经 – 第二十四集). Nguyên văn đầy đủ của câu này là “nhân sinh vi kỷ thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt” (人生為己天經地義, 人不為己天誅地滅).

Như vậy, “người không vì mình thì trời tru đất diệt” là câu nói có nguồn gốc từ nhà Phật, mang theo tư tưởng của nhà Phật. Tuy nhiên, lý do nào khiến câu nói trên bị hiểu sai thành ý nghĩa lệch lạc là “Người mà sống không nghĩ đến lợi ích của bản thân mình thì trời tru đất diệt” như cách hiểu của nhiều người hiện nay?

Nguyên là trong câu “Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt” (人不為己, 天誅地滅) thì chữ “Vi” (為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau, một nghĩa là “học”, còn một nghĩa khác là “do, vì”. Bởi vậy, “Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt” phải được hiểu chính xác là: “Một người mà không tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong trời đất”.

Theo quan điểm của nhà Phật, “vì mình” phải là KHÔNG thực hiện 10 ác nghiệp sau:

1) Sát sanh: tức là dứt ngang mạng sống của kẻ khác hoặc loài khác.2) Trộm cắp: tức là lấy sức mạnh cướp bóc của người khác, hoặc trộm lén lấy của người, hoặc bày phương kế xảo trá lừa gạt mà lấy của người.

3) Tà hạnh: tức là chỉ cho sự dâm dục. Phật dạy chỉ có tu hành thoát ly dục giới mới hàng phục được dâm dục. Bao giờ chứng quả a-la-hán mới là cứu cánh ly dục

4) Vọng ngữ: tức là nói lời dối trá, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, biết nói không biết, không biết nói biết, xấu nói tốt, tốt nói xấu, … Ở trong Phật pháp rất kỵ đại vọng ngữ nghĩa là tu hành chưa được mà tự xưng đã được, chưa chứng mà tự gọi đã chứng. Nếu vi phạm đại vọng ngữ này, quyết định sa về đường ma, đọa lạc tam đồ ác đạo, rất là nguy hiểm.

5) Hai lưỡi: tức là nói lời chia rẽ phản gián, đến người này nói xấu người kia, đến người kia nói xấu người này, … Sự tai hại của ác nghiệp này không nhỏ khi có thể khiến thân tình trở nên thù oán; gia đình, đồng nghiệp, bạn bè bất hòa, ….

6) Ác khẩu: tức là nói lời thô ác, mắng chửi cay nghiệt, … Do chửi mắng mà đi đến đánh đập, giết hại. Ở cấp độ vĩ mô có thể dẫn đến chiến tranh.

7) Ỷ ngữ: tức là nói lời vô nghĩa lý, nghĩa là nói không chân thật nhưng lời nói lại được trau chuốt, thêu dệt đẹp đẽ nghe rất êm tai, khiến cho người nghe không còn giữ được tâm trí, dễ dẫn dắt người ta đến hành động tội lỗi.8) Tham dục: “Dục” là cội nguồn sinh lý mà ai ai cũng phải có khi còn sống sinh hoạt với đời. Đó là sinh hoạt rất bình thường trong cơ thể của ta. Đừng bao giờ hiểu lầm, khi nghe đến sinh lý, thì ta chỉ nghĩ đến chuyện chung đụng nam nữ không thôi. Ăn cũng là thỏa mãn sinh lý, ngủ cũng là thỏa mãn sinh lý, cha mẹ thương con cũng là thỏa mãn sinh lý. Tự hào tên tuổi mình sáng chói cũng là thỏa mãn sinh lý. Tham dục không thể nào đoạn diệt trên thân tâm ta được. Nếu đoạn diệt tham dục thì ta chết sao? Nhưng, vì tham nên muốn được nhiều cho hả dạ, sướng lòng. Tên tuổi càng nổi bật càng muốn làm “ông hoàng”, “bà chúa”; quyền uy càng lớn càng khoái chí ngạo mạn. Tiền tài càng nhiều càng ham. Nhiều vợ càng đẹp càng khoái chí. Ăn cho ngon, cho nhiều, để hả dạ, ngủ cho thoải mái, càng lâu càng thích. Do vậy, khi tu hành thì phải biết tiết dục, phải đưa dục xuống mức tối thiểu, để ta không còn đua đòi.

9) Sân hận: Đối với cảnh vừa lòng thì sanh tham muốn, với cảnh trái ý thì sanh sân hận; lỗi của lòng sân không phải nhỏ. Đối với cảnh vừa lòng thì sanh tham muốn, với cảnh trái ý thì sanh sân hận; lỗi của lòng sân không phải nhỏ. Kinh dạy: Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai, nghĩa là tâm sân khởi lên thì trăm vạn cửa nghiệp chướng đều mở. Tuy vậy, nghiệp sân này chỉ ở cõi dục giới. Nếu tu tập Thiền định và bốn Vô lượng tâm từ bi hỷ xả thì sẽ tiêu tan. Nên cõi sắc và vô sắc giới không còn sân hận.

10) Tà kiến: Thông thường gọi là ngu si. Nhưng chữ ngu si nó không hết nghĩa. Vì rằng ngu si là không hiểu lý lẽ. Còn đây là hiểu biết không hợp chân lý, không đúng với lẽ phải của Trung đạothiên kiến một bên, mà cố chấp cho là phải, Cho nên, nói là tà kiến mới hết nghĩa. Như chấp đoạn diệt hay chấp thường còn, thành điên đảo tà kiến không hợp với chơn lý trung đạo, nhưng vẫn ở trong phạm vi của ngu si. Nay muốn xa lìa sự nhận thức sai lầm của phạm vi ngu si tà kiếncần phải tu thiền định, nhờ đó mà phát sanh trí huệtăng trưởng chánh kiến đi đến quả thiện pháp viên mãn.

Như vậy, theo ý Phật dạy, nếu “không vì mình” sẽ tạo ra hậu quả xấu và chỉ có “vì mình” [tức là không làm những ác nghiệp trên – ATABOOK], thì mới không bị “trời tru đất diệt“, từ đó đi đến cảnh giới an vui tốt đẹp của thế gian và xuất thế gian, hoàn toàn đối lập với ý nghĩa ích kỷ, tư lợi như chúng ta vẫn thường hiểu.