Thường có câu hỏi, tại sao người Việt lại hay dùng thành ngữ “Nam tử Hán đại trượng phu” hay dùng từ “Hảo hán” để khen một người khác? Chẳng nhẽ người Việt thích “Hán” vậy sao?
Thực ra từ Hán ở đây không phải là chỉ người Hán hay Hán tộc. Hán đọc theo âm miền Nam (cũng là âm của Hoa kiều) là “hớn” hay “hơn”. Hán trong các câu trên nghĩa là Hơn, mang ý khen, ca ngợi. Phân biệt với từ Hán chỉ Hán tộc, mà đúng ra là Hãn, là những tộc người gọi thủ lĩnh là Hãn, điển hình như Thành Cát Tư Hãn, chúa tộc người Hãn Tây – Thát (Thành Cát thiết Thát).
Đối với loại người này người Việt dùng từ Hung hãn, tức là chỉ đám Hung Nô và Hãn tộc độc ác.
Còn Hảo Hán là gì? Hán ở đây là Hơn như đã biết. Còn Hảo 好 có âm đọc khác là Hiếu. Hảo Hán hay Hiếu Hán chính là chỉ triều đại do Hiếu Cao Tổ Hán Vương Lưu Bang dựng nên. Trong cuộc đấu tranh sinh tử với Hạng Vũ, Lưu Bang giành được thắng lợi nên gọi là Hán – Hơn – Hên. Còn Hạng Vũ thất bại nên gọi là Sở – Sủy – Xui.
Hảo = Hiếu là tên của triều đại do Lưu Bang kiến lập. Các vua triều đại này đều mang danh Hiếu như Hiếu Văn Đế, Hiếu Cảnh Đế, Hiếu Vũ Đế. Sử Ký Tư Mã Thiên ghi đầy đủ các tên hiệu này. Không hề có Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế, Hán Vũ Đế ở đây vì triều đại của Lưu Bang không phải là do Hán – Hãn tộc lập nên.
Hảo hán là danh từ dùng để chỉ người đàn ông nói chungngười đàn ông dũng cảm có chí khí.
Về từ nguyên, hảo hán là phiên âm Hán Việt của chữ 好漢 (đọc là Hǎohàn). Trong đó, hảo (好) nghĩa là tốt, hay, tài giỏi; còn hán (漢) là tục gọi đàn ông, con trai ở Trung Quốc bắt đầu từ thời Vũ Đế(1) Tây Hán. Lúc đó Tây Hán đang ở thời kì thịnh trị, binh cường tướng mạnh. Do đó, quân Hung Nô thường gọi quân Hán là Hán nhi  và hảo hán.

Dù đứng đầu 108 anh hùng, tâm phúc của Tống Giang thực sự chỉ có 5

Về sau, hảo hán thường đi kèm với nghĩa là một trang nam tử mạnh mẽ, dồi dào sinh lực, đầu đội trời chân đạp đất và có chí khí anh hùng.


Chú thích

(1) Hán Vũ Đế (chữ Hán: 汉武帝; 31 tháng 7, năm 156 TCN – 29 tháng 3, năm 87 TCN), tên thật là Lưu Triệt (劉徹), là vị hoàng đế thứ bảy của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là vua trị vì lâu nhất trong các vua nhà Hán và lâu nhất ở Trung Quốc từ sau đời Tần Chiêu Tương vương đến trước đời Khang Hy.