Theo tài liệu của người Pháp -Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt Nam có 202 dòng họ. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả – Khảo Luận và Thực Hành (1932) ước tính khoảng gần 300 họ. Gần đây, theo số liệu đăng ký ở Hội các dòng họ Việt Nam thuộc tổ chức UNESCO – Việt Nam, và thống kê sơ bộ ỏ các địa phương thì dòng họ ở Việt Nam cho đến nay mới biết được 209 dòng họ. Số liệu này có thể chưa chính xác. Tuy nhiên, cũng có thể sơ bộ nhận định rằng, sai số chủ yếu là số lượng các dòng họ thuộc các dân tộc thiểu số, do điều kiện địa lý và hoàn cảnh xã hội chưa có thể thống kê hết. Còn số lượng các dòng họ của dân tộc Kinh ở Việt Nam cũng chỉ trên dưới 180 dòng họ.

14 họ này chiếm khoảng 90% dân số Việt Nam

Nguyễn, Trần, Lê, Phạm, Hoàng/Huỳnh, Vũ/Võ, Phan, Trương, Bùi, Đặng, Đỗ, Ngô, Hồ, Dương, Đinh

Họ khác ít phổ biến hơn của người Việt Nam

Ái, An, Anh, Ao, Ánh, Ân, Âu, Âu Dương, Ấu, Bá, Bạc, Bạch, Bàn, Bàng, Bành, Bảo, Bế, Bì, Biện, Bình, Bồ, Chriêng, Ca, Cà, Cái, Cai, Cam, Cảnh, Cao, Cáp, Cát, Cầm, Cấn, Chế, Chiêm, Chu/Châu, Chắng, Chung, Chúng, Chương, Chử, Cồ, Cổ, Công, Cống, Cung, Cù, Cự, Dã, Danh, Diêm, Diệp, Doãn, Du, Duy, Dư, Đái, Đan, Đàm, Đào, Đăng, Đắc, Đầu, Đậu, Đèo, Điêu, Điền, Điều, Đinh, Đình, Đoái, Đoàn, Đoạn, Đôn, Đống, Đồ, Đồng, Đổng, Đới/Đái, Đương, Đường, Đức, Giả, Giao, Giang, Giàng, Giản, Giảng, Giáp, Hưng, H’, H’ma, H’nia, Hầu, Hà, Hạ, Hàn, Hàng, Hán, Hề, Hi, Hình, Hoa, Hoà, Hoài, Hoàng Phủ, Hồng, Hùng, Hứa, Hướng, Kinh, Kông, Kiểu, Kha, Khà, Khai, Khâu, Khiếu, Khoa, Khổng, Khu, Khuất, Khúc, Khương, Khưu, Kiều, Kim, Ly, Lý, La, Lã/Lữ, Lành, Lãnh, Lạc, Lại, Lăng, Lâm, Lầu, Lèng, Lều, Liên, Liệp, Liêu, Liễu, Linh, Loan, Lò, Lô, Lỗ, Lộ, Lộc, Luyện, Lục, Lù, Lư, Lương, Lường, Lưu, Ma, Mai, Man, Mang, Mã, Mạc, Mạch, Mạnh, Mâu, Mầu, Mẫn, Minh, Mộc, Mông, Mùa, Mục, Miêu, Niê, Ngạc, Ngân, Nghiêm, Nghị, Ngọ, Ngọc, Ngôn, Ngũ, Ngụy, Nhan, Nhâm, Nhữ, Ninh, Nông, Ong, Ông, Phi, Phí, Phó, Phong, Phù, Phú, Phùng, Phương, Quản, Quán, Quang, Quàng, Quảng, Quách, Quế, Quốc, Quyền, Sái, Sâm, Sầm, Sơn, Sử, Sùng, Sỳ, Tán, Tào, Tạ, Tăng, Tấn, Tất, Tề, Thang, Thanh, Thái, Thành, Thào, Thạch, Thân, Thẩm, Thập, Thế, Thi, Thiều, Thiệu, Thịnh, Thiềm, Thoa, Thôi, Thóng, Thục, Tiêu, Tiết, Tiếp, Tinh, Tòng, Tô, Tôn, Tôn Nữ, Tôn Thất, Tông, Tống, Trang, Tráng, Trác, Trà, Trâu, Tri, Trì, Triệu, Trình, Trịnh, Trung, Trưng, Tuấn, Từ, Tưởng, Tướng, Ty, Uông, Ung, Ưng, Ứng, Vàng, Vâng, Vạn, Văn, Văng, Vi, Vĩnh, Viêm, Viên, Việt, Vòng, Vừ, Vương, Vưu, Vu, Xa, Xung, Y, Yên

562. ☀ Người Việt bắt đầu có họ từ khi nào? – Lược Sử Tộc Việt

Thứ tự Họ Chữ Hán–Nôm Tỉ lệ dân số
1 Nguyễn 31.5%
2 Trần 10.9%
3 8.9%
4 Phạm 5.9%
5 Hoàng / Huỳnh 5.1%
6 Vũ / Võ 3.9%
7 Phan 2.8%
8 Trương 2.2%
9 Bùi 2.1%
10 Đặng 1.9%
11 Đỗ 1.9%
12 Ngô 1.7%
13 Hồ 1.5%
14 Dương 1.4%
15 Đinh 1.0%

Họ người Thái Việt Nam

Thái là sắc tộc đông thứ 3 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Họ người Thái ở Việt Nam phát triển từ 13 họ gốc ban đầu làː Lò, Lữ, Lường, Quàng, Tòng, Cà, Lỡ, Mè, Lù, Lềm, Ngân, Nông. Ngày nay người Thái Việt Nam có các họː Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà, Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo (hay Điêu), Hoàng, Khằm, Leo, Lỡ, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc, Lự, Lừ (họ này có mặt tại huyện Yên Châu, xã Mường Khoa, Ta Khoa huyện Bắc Yên của Sơn La), Lường, Mang, Mè, Nam, Nông, Ngân, Ngu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao, Tạo, Tòng, Vang, Vì, Sa (hay Xa), Xin,… Một số dòng họ quý tộc có nhiều thế hệ làm thổ tù, phụ đạo các châu kỵ mi biên giới tây bắc Việt Nam như các họː Cầm, Bạc, Xa, Đèo (hay Điêu), Hà, Sầm, Lò,…[7] Cụ thể từ thời nhà Lê sơ đến nhà Nguyễn các triều đình phong kiến Việt Nam phong choː họ Xa thế tập phụ đạo ở châu Mộc (Mộc Châu), Mã Nam và Đà Bắc, họ Hà thế tập phụ đạo Mai Châu, họ Bạc thế tập ở Thuận Châu, họ Cầm phụ đạo Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo và Phù Yên, họ Đèo (còn gọi là họ Điêu) thế tập tại Quỳnh Nhai, Lai Châu, Luân Châu và Chiêu Tấn,…

So sánh với các số lượng của các dòng họ ở các nước trên thế giới, số lượng các dòng họ ở Việt Nam không nhiều. Theo tài liệu nghiên cứu của Giáo sư Phan Văn Các (Viện Hán Nôm) thì ở Trung Quốc hiện nay có 926 dòng họ, ở Hàn Quốc có 274 họ, nước Anh có 16,000 họ. Nhiều nhất

Dòng họ là một thiết chế xã hội cổ truyền, gồm nhiều gia đình cùng huyết thống, có từ lâu ở nước ta. Họ của các dân tộc không giống nhau do điều kiện lịch sử, kinh tề, xã hội, tập quán khác nhau.
Bách khoa toàn thư, định nghĩa : “Dòng họ được hình thành như một tổ chức của những người có chung huyết thống, cùng một ông tổ sinh ra theo thời gian. Mỗi dòng họ có Từ Đường riêng, có phần mộ tổ tiên, có trưởng tộc, trưởng chi, có ruộng hương hỏa, có gia lễ …”

Với dòng họ – văn hóa là nề nếp gia phong, là cội nguồn danh gia vọng tộc. Quan hệ dòng họ là nét đẹp văn hóa của người Việt đã được duy trì từ hàng ngàn năm nay. Các dòng họ Việt Nam trưởng thành cùng đất nước, các thành viên của các dòng họ đã làm đẹp cho nhà, cho làng, cho nước. Các dòng họ Việt Nam có tính cộng đồng và tính tự quản rất cao, có nề nếp, thuận hòa trên kính dưới nhường, trong ấm ngoài êm có trên có dưới, có trưởng có thứ, có nội có ngoại, có gần có xa. .

Cổ nhân dạy rằng : “ họ trong hàng, làng trọng tước ”. “Họ trong hàng”, trước hết là để xác định vị trí từng người là bậc cha chú, hay hàng con cháu để tôn trọng, để đề cao trách nhiệm. “Họ trọng hàng” cũng là để thực hiện gia lễ được quy cũ, giữ được tôn ti trật tự truyền thống.

Một ít dân tộc Việt Nam là theo họ mẹ, còn hầu hết theo họ cha. Người cùng một họ, có vị tổ chung gọi là “thần chủ tổ tiên”. Một ít trường hợp là sống tập trung, đa số các gia đình cư trú xen với các gia đình, dòng họ khác trong một xóm ấp. Đây cũng là tổ quán của dòng họ..

Dòng họ không phải là đơn vị kinh tế, tuy nhiên , nhất là trước đây ,dòng họ có phần ruộng, gọi là ruộng hương hỏa . Có nơi có nhà thờ họ chung. Người ba đời trong họ không được lấy nhau,  Dòng họ có nghĩa vụ đoàn kết, tương trợ nhau và có nghĩa vụ thờ phụng tổ tiên mình.

Họ tộc có nhiều Chi, Phái, Tiểu chi, có Trưởng họ. Người con trưởng của Chi trưởng làm trưởng họ.

Mỗi họ có nhà thờ họ, nhà thờ chung gọi là từ đường, nhà thờ tổ. Họ lớn có nhiều chi, mỗi chi có nhà thờ chi. Cũng có nhiều họ không có nhà thờ. Hằng năm có một ngày giỗ tổ, thường gọi là ngày giỗ họ, giỗ tổ…

Mỗi họ có hoặc không có gia phả, tộc phả. Hiện nay đang có phong trào rất quí là đi tìm, kết nối nhận họ và dựng phả ở từng dòng họ, chi họ, với mục đích vĩnh tồn tôn thống, giáo dục truyền thống gia đình – dòng họ . Chúng tôi nghĩ cần kiến nghị với Nhà nước, ngành văn hóa, ủng hộ phong trào nầy một cách tích cực, mạnh mẽ hơn nữa..

Khái niệm gia phả là gì?

Gia phả là quyển sách ghi chép tên tuổi, kỷ sự (tiểu sử thu gọn), ghi ngày sinh, ngày tử, vị trí phần mộ và ngày lập mộ (đã chết)…của từng người trong họ, theo thứ tự các đời.

Từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh định nghĩa gia phả là: “Sách ghi thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên”.

Gia phả xuất hiện ở phương Đông và phương Tây từ xưa. Trung Quốc: thời Chiến Quốc với quyển “Thế bản”. Thời Ngụy, thời Tần phát triển mạnh. Việt Nam: năm 1026, vua Lý Thái Tổ ra lịnh soạn Ngọc điệp (Phả Vua). Các tư gia, thế gia vọng tộc cũng biên soạn gia phả.

Nội dung gia phả gồm có:

Chính phả: có phả ký, phả hệ và phả đồ .
Ngoại phả: ghi nhà thờ tổ, việc cúng bái, văn khấn, ghi khu mộ, ghi danh sách học vị các thành viên đỗ đạt, ghi tiểu sử một số thành viên nổi bật…
Phụ khảo: ghi địa chí xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đò….

Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng. Phải công phu, nghiêm túc trong việc dựng phả. Gia phả là tư liệu quí giá cho dòng họ, nhà sử học, dân tộc học.

TÍNH LIÊN KẾT TRONG QUAN HỆ DÒNG HỌ

Tính liên kết theo nhóm huyết thống là một hiện tượng lịch sử xã hội có tính phổ quát toàn nhân loại, việc liên kết theo nhóm huyết thống là một hình thức tập họp sớm nhất trong lịch sử loài người. Đây là nền tảng tạo nên quyền lực của một tổ chức có thể đạt đến địa vị thống trị một xã hội, khi chỉ dựa trên nền tảng với yếu tố chính là: huyết thống (dòng họ). Qua thực tiễn của lịch sử nhiều nơi, nhiều lúc, tính liên kết này đã tạo nên quyền lực cho nhiều tổ chức khác nhau trên đạt đến địa vị thống trị xã hội trong một thời gian.

Ngày nay , nền tảng tạo nên quyền lực của một tổ chức để đạt đến địa vị thống trị một xã hội không còn dựa trên nền tảng yếu tố huyết thống hay tôn giáo mà chỉ còn dựa trên yếu tố chính là: quyền lợi (giai cấp….).Tuy nhiên tâm lý và thực tiễn “ 1 người làm quan cả họ được nhờ “, “ con vua thì lại làm vua…” vấn còn đâu đó trong xã hội như là một nét tiêu cực hiện tại.

Mục đích của việc trở về cội nguồn và việc phục hưng các sinh hoạt dòng họ là một trong những nhu cầu thực sự của cuộc sống trong các cộng đồng làng xã trước những thay đổi, biến động của đời sống xã hội hiện nay, và mỗi con người chúng ta đều cảm thấy cần phải có một chỗ dựa tinh thần gần gũi nhất để ổn định đời sống.

Nhà nước và giai cấp có thể bị diệt vong, nhưng văn hóa dòng họ vẫn trường tồn mãi mãi. Cho nên, phục hồi việc họ một cách đúng đắn là một việc làm cấp thiết hiện nay – đó là phục hồi luân lý, đạo đức, kĩ cương xã hội….

Theo nhiều chuyên gia về tộc họ , Cái khó cho những nhà tổ chức, những con người tâm huyết nhất trong các tộc họ là phải tìm ra được một phương thức tổ chức hoặc một hình thức liên kết thích hợp nhất để kết nối các chi Họ trong cả một tỉnh (thành) lại với nhau. Có thể bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau tùy theo phong tục và tập quán của từng địa phương; nhưng hiện nay thông dụng nhất là hình thức tổ chức Ban Liên Lạc. Sau đó tiến tới kết nối các Ban Liên Lạc (hoặc các tổ chức tương đương) của Tộc Họ tại các tỉnh (thành) này lại với nhau theo từng cụm địa lý hành chính từng vùng (miền) bằng hình thức Ban liên lạc tập trung của một vùng miền. Khi xét thấy đa số các Tộc Họ trong vùng đã hình thành tổ chức Ban Liên Lạc hoặc tổ chức sinh hoạt tương đương thì có thể tiến tới hình thành Hội Đồng họ tộc trên phạm vị cả nước.

*HỌ NGƯỜI VIỆT

Thời kỳ xuất hiện các dòng họ ở Việt Nam hiện nay chưa được xác định. Đây chính là một vấn đề tồn tại trong việc nghiên cứu lịch sử các dòng họ ở Việt Nam. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng, sự xuất hiện các dòng họ Việt Nam hiện nay có thể sau thời kỳ Bà Trưng – Bà Triệu. Hầu hết các dòng Họ Việt có xuất xứ xa xưa từ Trung Quốc.

Họ người Việt gồm các họ của người thuộc dân tộc Việt. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc lẫn các nước vùng Ấn Độ hay dân tộc Chàm, cho nên họ người Việt cũng vậy. Nhưng đa số họ được đọc khác đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác. Các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều đại trong lịch sử nước nhà..