Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phía sau cổng trường Sư phạm

Học đại học hoàn toàn không phải “miền đất hứa” như nhiều người tưởng, đó là cỗ máy hút tiền bạc, thời gian và tuổi trẻ. Phía sau cổng trường đại học là điều gì đang chờ đợi những cử nhân, thạc sĩ? Việc hơn 500 giáo viên tại Đắk Lắk bị mất việc khiến dư luận không khỏi đau xót, tuy nhiên cũng không có gì lạ, bởi thực trạng ra trường thất nghiệp là điệp khúc nhiều năm nay của ngành giáo dục Việt Nam, cũng là điệp khúc nhiều năm phía sau cổng trường Sư phạm.

Sinh viên ra trường thất nghiệp. (Ảnh: tapchitrithuc.com)

“Không hiểu sao, bây giờ mình thấy cái chết nhẹ nhàng kinh khủng. Dạo này mình thấy có vấn đề về mất thần kinh thật rồi bạn ạ! Mình đã cố gắng và không thể yêu cái nghề giáo viên được nữa! Hôm qua mình đã đốt hai quyển Thiết kế bài giảng, định đốt nốt cái giấy khen bằng giỏi đi nhưng lại thôi…”

Đọc tin nhắn của đứa bạn học cùng đại học, tôi không khỏi bàng hoàng. Chúng tôi vừa ra trường cách đây không lâu, nó là một trong số những đứa may mắn xin ngay được về dạy hợp đồng ở một trường gần nhà dưới quê.

Hồi học đại học, nó là một đứa chăm chỉ và cũng rất nhiệt tình tham gia những phong trào của lớp, của khoa: thi Rung chuông vàng, thi Olympic tiếng Anh, đóng kịch trong Câu lạc bộ ngôn ngữ… Nó có cái vẻ vô tư, hay cười, thích đọc truyện thiếu nhi và thích nói về các thầy cô trong khoa. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nó có thể rơi vào tình trạng như thế sau khi ra trường.

Hồi học đại học, nó là một đứa chăm chỉ và cũng rất nhiệt tình tham gia những phong trào của lớp, của khoa… (Ảnh minh họa qua edu2review.com)

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày chúng tôi đứng trên bục nguyệt quế vinh quang nhận từ tay thầy hiệu trưởng tấm bằng đại học. Một chút luyến tiếc, thời sinh viên vất vả mà đầy ắp kỉ niệm đẹp thế là đã qua.

Nhưng ước mơ được đứng trên bục giảng của chúng tôi sắp trở thành sự thật. Từ ngôi trường sư phạm mẫu mực nhất của đất nước, chúng tôi sẽ tỏa đi khắp nơi: miền xuôi, miền núi, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thành thị, nông thôn… Chúng tôi, những kỹ sư tâm hồn, sẽ mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, mang tình yêu nghề đến với bao thế hệ học sinh… Vẫn biết “đời không như là mơ” nhưng thẳm sâu trong đáy lòng, chúng tôi vẫn giữ cho mình ước mơ đẹp đẽ ấy.

Nhưng quả thật cuộc đời không chỉ “không như là mơ”! Những ngày nghỉ xả hơi, những ngày còn lâng lâng cầm trên tay tấm bằng đại học và ôn lại những kỉ niệm cũ nhanh chóng trôi qua. Một số xin được việc, một số làm trái ngành, một số khác vẫn còn lang thang vất vưởng.

Ngày trọng đại kỉ niệm sáu mươi năm thành lập trường, tôi không đủ tự tin bước vào nơi một thời là niềm ước mơ bỏng cháy, một thời gắn bó đến từng gốc cây, từng mái hiên, từng chiếc bàn…, dẫu chúng gợi lại trong tôi những ký ức đẹp, vui có, buồn có về một thời đã qua…

Lang thang trong trường, nhìn những gương mặt vui tươi, phấn khởi của những sinh viên năm nhất, năm hai mà chợt thấy chạnh lòng. Ngày xưa, có lẽ chúng tôi cũng hồn nhiên và vô tư như thế!

Ngày xưa, cái ngày còn hăng say trên giảng đường đại học Sư phạm, có lẽ phần lớn chúng tôi chỉ hướng đến một mục tiêu: tốt nghiệp xong sẽ đi dạy, sẽ trở thành những thầy giáo, cô giáo đứng trên bục giảng. Nhưng sau khi ra trường, mới biết thật nhiều ngả rẽ. Có những ngả rẽ không phải do chúng tôi lựa chọn nhưng vẫn buộc phải đi.

Cô bạn của tôi đang làm nhân viên bảo vệ cho một công ty nước ngoài. Tôi chưa bao giờ dám trả lời thật về công việc của nó nếu có người nào đó hỏi thăm. Tôi vẫn bảo: nó làm nhân viên giám sát kiêm lễ tân, công việc tuy vất vả chút nhưng lương cao.

Thất nghiệp là nỗi ám ảnh với sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên các ngành Sư phạm (ảnh: tapchitrithuc.com)

Tôi biết công việc của nó chẳng có gì là xấu để phải giấu giếm cả. Nhưng tôi không muốn hình dung đến cảnh nó đứng giữa trời nắng chang chang hay trong đêm rét buốt một mình. Nó là đứa gầy yếu cần được bảo vệ hơn ai hết. Và tôi biết nó vẫn ôm ấp ước mơ được đứng trên bục giảng. Nó sẽ là một cô giáo rất thương học trò, một cô giáo rất tâm huyết với nghề…

Phía sau cổng trường Sư phạm, bao ngả rẽ để chúng tôi đi. Ngả rẽ nào có thể giúp chúng tôi biến ước mơ của mình trở thành sự thực? Bao khó khăn còn ở phía trước nhưng nhất định chúng tôi sẽ không lùi bước.

Bạn tôi ơi! Hãy cố gắng vượt qua nhé! Hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình và hy vọng một ngày nào đó, phía cuối con đường bạn có thể bước lên được bục giảng!

Nhưng, bạn tôi ơi! Xin hãy nhờ rằng học đại học hoàn toàn không phải “miền đất hứa” như nhiều người tưởng, đó là cỗ máy hút tiền bạc, thời gian và tuổi trẻ. Bạn cũng nên chủ động tìm cho mình những hướng đi phù hợp với năng lực của bản thân và hoàn cảnh thực tế gia đình. Học đại học không phải con đường duy nhất để có một tương lai thành đạt.

Hy Vọng

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 2)

Phần 2: Trần Phong Sắc  (1878-????) dịch giả các truyện tàu Vào đầu thế kỷ 20, ở Nam Kỳ có 3 dịch giả truyện Tàu cùng tên Sắt: người thứ nhứt là Tân...

Thi cử bậc Phổ thông tại miền Nam ngày xưa

Sang xứ người đã vài thập kỷ, kỷ niệm thời học trò ngày càng lùi dần vào quá khứ. Bất chợt hôm nay có người nhắc lúc này đang là...

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng thế giới

Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay. Những ngân hàng đầu tiên được biết tới trong lịch sử nhân loại là...

Trận ‘đại hồng thủy’ chưa từng có nhấn chìm cố đô Huế năm 1999

Vào năm 1999, một trận lũ lụt chưa từng có trong vòng 100 năm đã nhấn chìm cố đô Huế suốt gần 1 tuần lễ và cướp đi sinh mạng...

Cái Nhà Lớn – Dinh thự cổ hoành tráng nhất Kiên Giang

Tòa dinh thự bề thế có kiến trúc độc đáo này thường được dân địa phương gọi là Cái Nhà Lớn, do ông Trần Nhuệ, một địa chủ lớn trong...

Nguồn gốc nghệ thuật hát Chèo Việt Nam

Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật...

Hành trình ẩm thực Sài Gòn

Khi so sánh với vùng miền khác, người ta thường nói “Ẩm thực Sài gòn không có bản sắc riêng”. Người Sài Gòn bản tính vốn thoải mái, dễ chấp...

Hai di tích Chàm ở Thừa Thiên Huế

Bóng tà dừng ngựa đứng, Man mác nổi hưng vong. Ngô Thế Lân Ai về Việt Nam đi xe hơi từ Nam ra Bắc chắc thế nào trên đường cũng...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 10/Hết – Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

Tác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu...

Ca dao và sự phản ánh lịch sử Việt Nam

Ca dao là sự phản ảnh một phần nào dư luận của quần chúng Việt Nam đối với các hiện tượng trong xã hội ở thời kỳ các phương tiện...

Ngựa và… thẳng ruột ngựa!

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Đi tìm con cháu thuyền nhân Việt Nam 849 năm về trước

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm công du Ðại Hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại Hàn Dân quốc...

Exit mobile version