Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Saigon là nơi có đường xe lửa đầu tiên ở Đông Dương

Saigon là nơi có đường xe lửa đầu tiên ở Đông Dương, đường tramway Saigon-Chợ Lớn chạy bằng hơi nước khánh thành ngày 27/12/1881, chỉ sau 20 năm khi Pháp chiếm Saigon và lúc đó thành phố vẫn còn đang trong thời kỳ quy hoạch phát triển ở trung tâm.

Đường Nguyễn Huệ chưa có và vẫn còn là một con kinh, gọi là kinh Lớn hay kinh Chợ Vãi. Giữa thành phố Saigon và Chợ Lớn đa số vẫn còn là đồng ruộng và cánh đồng mả (plaine des tombeaux), đường Trần Hưng Đạo chưa có. Phương tiện di chuyển và chuyên chở hàng hoá chính giữa Saigon-Chợ Lớn là dựa vào thuyền ghe qua kinh rạch và qua đường đi bộ hay xe ngựa trên route Haute (đường trên) nối Saigon với Chợ Lớn trên rue de Cay-mai (đường Cây Mai hay Nguyễn Trãi ngày nay).

Khánh thành đường xe lửa tramway Saigon đi Chợ Lớn chạy bằng hơi nước trên Đường trên (route haute) năm 1881 đánh dấu sự khởi đầu của lịch sử hoả xa ở Việt Nam và sự đi xuống của phương tiện giao thông qua kênh rạch. Năm 1885, đường xe lửa Saigon-Mỹ Tho đi vào hoạt động và Mỹ Tho trở thành tâm điểm giao thông từ miền Tây Nam bộ. Và hai năm sau, năm 1887 kênh Lớn được lấp trở thành đại lộ Charner (Nguyễn Huệ) và nhiều kênh rạch khác ở Saigon và chung quanh sau đó cũng được lấp dần.


Ngày 20-7-1885, chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại Mỹ Tho với hành khách là các công dân Pháp. Ảnh: Maison Asie-Pacifique (MAP)

Lịch sử hoả xa ở Saigon từ xe lửa hơi nước đến xe điện từ cuối thế kỷ 19 đến thập niên 1950 của thế kỷ 20 là thời kỳ hoàng son của xe lửa là phương tiện chuyên chở giao thông chính. Trạm xe lửa Saigon, tức ga Saigon, đầu tiên (1885-1915) có vị trí ở đầu đường rue de Canton (Hàm Nghi ngày nay) gần sông Saigon, đến năm 1915 thì dời đến ngay trung tâm gần chợ Bến Thành ngày nay. Từ cuối thập niên 1900 đến 1950, người Saigon di chuyển đi lại trong Saigon, Chợ Lớn và các ngoại ô như Thị Nghè, Gò Vấp chủ yếu là dùng đường xe lửa hơi nước và xe điện tramway trong các tuyến Saigon-Chợ Lớn, Saigon-Gò Vấp-Hóc Môn-Lái Thiêu.

Theo DanSaiGonxua

Vì sao vua Minh Mạng san bằng mộ Lê Văn Duyệt, viết lời cay đắng?

Khi nhắc đến tả quân Lê Văn Duyệt, hầu hết mọi người đều cho việc vua Minh Mạng san bằng mộ của tả quân Lê Văn Duyệt là bởi vì...

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Phạm Quỳnh – Người nặng lòng với nhà và canh tân văn hóa

Phạm Quỳnh được coi là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận. Dương Quảng Hàm đánh giá các công trình của ông là đã "luyện cho...

Tín ngưỡng Sùng bái con người của Văn hoá Việt

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm...

Ẩm thực đường phố Sài Gòn trước 1975

Dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng khi kí ức về những gánh hàng rong, về tiệm phá lấu, hủ tíu dạo, hay gánh mía ghim của tuổi thơ...

Ảnh đời thường của Sài Gòn năm 1966

Cảnh sát giao thông tác nghiệp, chợ An Đông nhộn nhịp, trẻ em trong Lăng Ông… là loạt ảnh đời thường sinh động ở Sài Gòn năm 1966 qua ống...

“Mèn đét ơi” là gì?

"Mèn đét ơi" là một cụm từ dân gian thường được dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên, kinh ngạc hoặc bất ngờ trước một tình huống bất thường, khó...

Đằng sau 7 bức ảnh nổi tiếng nhất lịch sử

Nguồn gốc và câu chuyện đằng sau những bức ảnh huyền thoại này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Trong lịch sử có không ít bức ảnh đã trở...

Tượng Phật “lạ” – Góc nhìn và ý nghĩa

Một vị giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trao cho biết về bức tượng Phật “lạ” gây dư luận tại Thái Lan, Việt Nam...

Tại sao lại gọi là đường “xá”, phố “xá”

Phố và xá trong phố xá cũng đều là những từ Hán Việt. Phố ở đây có một nét nghĩa là “cửa hàng buôn bán”; xá có một nét nghĩa...

Vì sao người ta chửi là “đồ quỷ Sa Tăng”?

Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn...

Nguồn gốc của từ “Cù Lao”

“Cù lao” là một khái niệm địa lý dùng để chỉ phần đất nổi lên ở giữa sông, rất quen thuộc với người dân vùng sông nước. Vậy từ này...

Exit mobile version