Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự tích một chiếc nghiên xưa

Ở viện bảo tàng, tại đế đô (Huế) có một cái nghiên. Ông coi việc rất lấy làm vinh hạnh khi có một người lạ đến thăm viện… Ông được dịp chỉ cho xem cái nghiên đó, mà người ta thường gọi là nghiên của vua Tự Đức.

Tôi đã có nhiều dịp vào Huế đến nhìn cái Đã biết bao báu phẩm của ta bị mất! Chỉ còn có cái nghiên này.

Tôi xin hiến bạn đọc sự tích chiếc nghiên xưa đó. Năm Nhâm Dần (năm thứ hai triều vua Thiệu Trị, 1842) tháng mười, có người dâng cái nghiên xưa.

Dài bảy tấc bốn phân, rộng bốn tấc bảy phân, dày năm phân. Chất bền mà láng bóng, kiểu xưa mà đơn sơ. Rõ ràng một phiến “ngói âm dương” mà người xưa đã nhân hình dạng đục ra chỗ chứa nước, chỗ mài mực. Đầu nghiên có khắc bài minh (bài minh là một bài thơ, theo cổ văn):

Kỳ sắc ôn nhuận,

Kỳ chế cổ phác,

Hà dĩ trí chi?

Thạch cù bí các

Cải phong tức mặc,

Lan đài liệt tước,

Vĩnh nghi bửu chi,

Thơ hương thị thác.

Bài thơ bằng chữ Hán đó khó dịch lắm. Có những chữ không thể dịch được.

Đại khái nghĩa bài thơ như sau này:

Sắc nghiên ôn nhuận,

Kiểu nghiên cổ phác,

Nên đặt chỗ nào?

Thạch cừ bí các

Tức mặc đối phong,

Lan đài dự tước,

Quý báu đời đời,

Thơ hương phú thác.

Bài minh bằng chữ Hán đã được các quan Bộ Học dịch như trên.

Có một điển tích, ấy là: Đời xưa phong cái nghiên là Tức mặc hầu. Ban

Tức mặc là tên đất, mà nghĩa chánh tức là tới, mặc là mực. Vậy nên đời xưa, nhân tên đất mà phong hầu cho cái nghiên, lại có ý riêng là cái đựng mực.

Lan đài là nơi làm sách. Nơi ấy phải cần nghiên bút.

Nghiên là Tức mặc hầu,

Bút là Quản thành tử.

Nghiên và bút đều dự tước trong Lan đài cả.

Sau bài minh đã dẫn ở trên, ông Tô Thức xưa có khắc hai cái ấn.

Một cái khắc hai chữ:

Kỳ trân nghĩa là quý lạ.

Một cái khắc hai chữ:

Tàng bửu nghĩa là báu kín.

Ông Tô Thức là một vị hay chữ đời Tống.

Sau lưng nghiên có khắc bốn chữ:

Thạch cừ các ngõa, nghĩa là ngói ở các Thạch Cừ.

Dưới, lạc khoản mấy chữ rằng: “Nghiên này chế vào tháng tám, năm thứ ba, hiệu Nguyên Phù”.

Ngài truyền đem nghiên ấy dâng vào Sở Kinh diên. Rồi ngài truyền nội các như sau này (ta đừng quên rằng ngài Thiệu Trị rất hay chữ). “Nghiên này làng hiên các Thạch Cừ xưa”.

Nguyên các ấy từ Tiêu Hà lập ra để chứa đồ tịch. Đến năm thứ ba, hiệu Cam Lộ, vua Tuyên Đế nhà Hán hội các nho thần giảng ngũ kinh tại đó.

Từ năm thứ ba hiệu Cam Lộ năm thứ ba hiệu Nguyên Phù đến Triết Tôn nhà Tống, Tô Thức mới được phiến ngói ấy, làm thành nghiên, cả thẩy (1149) năm.

Từ khi ấy đến nay, lại đúng hạn bảy trăm bốn mua năm nửa (740). Theo nghiên này ghi tích tây đi Hán, làm thành ở Tống mà xuất hiện ra đến nay, thiệt là một vật báu về việc hàn mặc.

Bây giờ, cách sau Hán, Tổng đến hơn hai ngàn năm, nghiên đó há chẳng phải là vật quý bầu trời, đất để dành, đợi thời mới bày tỏ ra hay sao?

Trong đạo chuộng văn, khác thời thế mà chúng một vật báu, đời này cùng đời Hán, Tống xưa chừng có cơ duyên khá hiệp với nhau chăng?

Âu Dương Tu đời Tống xưa có câu rằng

“ Ai ưng vật gì thời vật ấy thường tụ hội tới”. Nghĩa là vậy đó.

Trên đây tôi sao nguyên văn một sử liệu trong bộ Chánh biến. Một câu hỏi đặt ra; ai đã dâng nghiên xưa này lên ngài Thiệu Trị Phải chăng là một người Trung Hoa? Người này đã biết giá trị của cái nghiên và đã biết đem cái nghiên ấy dâng lên nhà vua. Vua Tự Đức đã thường dùng cái nghiên đó. Thực là một quốc bảo, còn giữ được đến bây giờ, cũng là một sự lạ, vì không bị thất lạc hay đập vỡ.

Phong thủy Gò Công – Vùng đất sinh ra hai bà Hoàng nổi tiếng sử Việt

Là nơi hội tụ cuối cùng của dãy núi Trường Sơn và sông Cửu Long, đất Gò Công đã sinh ra hai bà Hoàng nổi tiếng trong sử Việt. Địa...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

Về sự giao lưu tín ngưỡng Việt – Chăm trong lịch sử

Qua quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, các hình thức tín ngưỡng của người Việt...

Đàn ông phải uống được rượu?

Đâu phải giá trị của thằng đàn ông được chứng minh thông qua số lít rượu anh ta uống, số lon bia anh ta có thể cho vào bụng mà...

Tìm hiểu về kì thi Hương ở Thành Nam xưa

Trường thi Hương Nam Định hay trường thi Sơn Nam, là một trong 9 trường của cả nước, có từ thời Lê. Trường thi Sơn Nam vốn trước kia đặt...

Ngày xưa em anh hay hờn dỗi – Nhạc sĩ Anh Thy và bài hát “Hoa Biển”

Nhạc sĩ Anh Thy (có nơi ghi là Anh Thi) là nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc Hoa Biển, Lính Mà Em, Đừng Gọi Anh Là Chú… Anh...

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 2/10 – Ông chủ của những ông trùm

Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm...

Nguồn gốc của cách nói ‘chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân’

Cổ ngữ có câu: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”, nguyên nghĩa là chỉ những người đắc đạo không dùng thân phận chân thật của mình...

Tổng đốc Phương ở Sài Gòn

Giữa bối cảnh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong khi tầng lớp thượng lưu Hoa – Việt ở Nam kỳ đều chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp,...

Dinh Hoàng A Tưởng – tòa dinh thự cổ bề thế nhất vùng Tây Bắc

Độ xa hoa của dinh Hoàng A Tưởng không chỉ thể hiện trong quy mô, kiến trúc mà còn ở cách thức xây dựng… Nằm trên một ngọn đồi thấp...

Văn chương ích gì cho cuộc sống hôm nay?

Ngồi trên xe buýt đọc cuốn sách giới thiệu các bài tập thực hành theo phương pháp Shichida của Nhật thấy có nói đến chuyện cha mẹ Nhật đọc “Luận...

Exit mobile version