Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tản mạn về cà phê Sài Gòn xưa

Còn một chiêu nữa là họ múc và cân cà phê trước mặt người mua nhưng đem vô máy xay ở phía trong khuất tầm mắt thì có trời mới biết họ giao cho mình loại cà phê nào. Vụ này họ giữ kín lắm.

Đọc bài Sài Gòn, cà phê và nhạc sến của tác giả Vũ Thế Thành – Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ, mới thấy cái tình, cái tinh tế của anh với món cà phê Sài Gòn da diết ra sao.

Không chỉ anh Thành mà với cư dân Sài Gòn trước năm 1975 cũng đã quen thuộc với thức uống hấp dẫn này.

Những tháng năm đó, việc kinh doanh, buôn bán đa phần người Tàu làm nhiều, họ nhạy bén với thị trường, nắm hầu hết những ngành chủ chốt như lúa gạo, sắt thép, …

Người Việt cũng không thiếu những triệu phú hoạt động trong các ngành nghề, cũng có những công ty xuất nhập khẩu đa ngành, nhưng riêng ngành cà phê hầu như người Tàu là bá chủ, họ không bắt đầu từ khâu trồng trọt, thu hái, mà nắm ở khâu thu mua cà phê sống từ các đồn điền cà phê ở Buôn Mê Thuộc, ở Lâm Đồng, ở Long Khánh và ở khâu chế biến thành cà phê thành phẩm (cà phê rang, xay).

Hãng cà phê Vĩnh Sanh ở phố Yersin, quận 1 là ông trùm về bán buôn cà phê sống: arabica, cherry (mít), robusta, santeny, rochy, … và cà phê rang. Hãng có nhân viên, đi xe hơi Renault đến chào hàng các tiệm cà phê xay, cho mua hàng gối đầu. Cà phê sống đựng trong bao bố (50kg hoặc 100kg/bao) chất đầy kho, cao đến nóc, thật choáng ngợp. Trước ngày 30/4/1975 gia đình chủ hãng ra đi mang theo một tàu cà phê sống.

Tiệm buôn cà phê Vạn Tân ở cuối phố Ngô Quyền, quận 10 là nhà buôn tầm trung, cũng bán buôn (bán sỉ) cà phê sống và cà phê rang. Tiệm buôn sau bị đánh tư sản, mất nhà và tài sản, bị đi kinh tế mới. Bà chủ sót vì mất của, bệnh rồi mất. Ông chủ và các con vượt biên và định cư tại Cali.

Chỉ một đoạn ngắn khoảng 40m trên phố Hai Bà Trưng (ngã tư Hiền Vương – HBT đến hẻm 220 Hai Bà Trưng) mà tập trung đến năm tiệm bán cà phê xay: Jean Martin (người Việt), Hòa Sanh, Kỳ Sanh, Phước Lai (người Tàu) và Đức Thành (người Việt) thì đủ biết dân cư vùng Tân Định và lân cận cũng tiêu thụ cà phê khá nhiều.

Thiên hạ đồn cà phê Sài Gòn độn bắp, độn cau, rượu đế, nước mắm nhỉ, vani, … Điều này là thật chứ chẳng phải tin đồn vô căn cứ.

Quá trình rang, khi cà phê chín tới họ xịt vô ít rượu, xưa là rượu ông già chống gậy (hãng rượu ở phố Nguyễn Công Trứ quận 1) hoặc rượu đế, kế đó tẩm bằng bơ rẻ tiền (hoặc mỡ trừu, hoặc magarine) với đường để tạo caramen làm cà phê dậy mùi hơn. Nhiều nhà sản xuất cho ra những thứ cà phê mà mình không biết là uống cà phê hay uống bơ.

Cà phê xay độn bắp để tạo độ sánh, độ đặc kẹo, khi pha quậy lên nổi bọt mới chịu. Cái vụ độn bắp này là “sáng chế” của mấy ông các chú ba Tàu để thu lợi cho thỏa lòng tham.

Hãy để ý các cửa hàng bán cà phê xay, họ trưng một dãy hũ đựng cà phê các loại (nhiều giá tiền) và một máy xay cà phê. Cái phễu của máy xay bằng tôn (nhôm) nằm ngang hay cao hơn tầm mắt, người mua đâu kiểm soát được trong phễu và thùng chứa đã có sẵn chất độn rồi trong khi ta trả tiền để mua cà phê nguyên chất. Còn một chiêu nữa là họ múc và cân cà phê trước mặt người mua nhưng đem vô máy xay ở phía trong khuất tầm mắt thì có trời mới biết họ giao cho mình loại cà phê nào. Vụ này họ giữ kín lắm.

Cà phê xay độn cau rang xay nhuyễn để tạo độ chát, độ đắng dù bản thân cà phê đã đắng rồi. Vụ này chỉ nhất thời, sau không ai dùng nữa.

Cà phê pha phin thì nhỏ vài giọt nước mắm nhỉ hoặc vài hạt muối cho mặn. Vụ này cũng nhất thời, chẳng ai xài nữa.

Vậy, có hay không loại cà phê nguyên chất không pha phách lung tung. Chắc chắn có, chỉ là chưa có duyên gặp, chưa biết đó thôi.

Ở vùng Tân Định, đi uống cà phê sân vườn Thu Hương số 279 Hai Bà Trưng là đảm bảo đúng cà phê nguyên chất, hương vị Pháp.

Mua cà phê xay về nhà dùng thì đến cà phê Jean Martin số 206 và cà phê Đức Thành số 218 Hai Bà Trưng, bảo đảm người dùng mua đúng cà phê nguyên chất. Ngay từ lúc khai trương, cái phễu máy xay của Đức Thành đã được làm bằng kính để khách hàng kiểm soát đó đúng là loại cà phê mình mua. Giờ chỉ còn Đức Thành hoạt động và vẫn giữ đúng tinh thần đưa cà phê nguyên chất đến người tiêu dùng (thơm ngon; Tinh Khiết; Giá phải chăng), cà phê Đức Thành được hướng dẫn chế biến căn bản từ kỹ thuật viên của cà phê Thu Hương.

Việc độn bắp rồi sau này độn đậu nành vô cà phê nhằm lừa gạt người tiêu dùng, thu lợi cho nhiều. Lạm dụng hơn nữa là chỉ 100gram cà phê độn với 900gram bắp (đậu nành) trộn với vài muỗng canh tinh dầu cà phê (bán đầy chợ Kim Biên) là có loại cà phê vừa sánh vừa thơm lừng. Quán bán cà phê nước thì mua cà phê độn (nhất là loại kể trên) cho rẻ tiền cũng vẫn là vì lợi nhuận thôi.

Kết quả của việc này là làm hư hỏng khẩu vị người tiêu dùng, không còn biết ngon, dở, uống vào sau này có hại như thế nào. Nói thực là họ không trân trọng mạng sống của mình, chỉ biết rẻ là xài chứ không là người tiêu dùng thông minh. Giờ mời họ uống cà phê nguyên chất thứ thiệt là họ chê dở ngay tắp lự.

Tất cả chỉ vì lòng tham không đáy. Cái đám gian thương, lừa lọc đưa những thứ tầm xàm, bá láp trộn vô cà phê làm hư, làm hỏng khẩu vị của người thưởng thức mấy mươi năm nay có biết mình đã gây ra bao tội lỗi. Đã đến lúc người tiêu dùng phải nói không với lũ gian dối này, loại bỏ chúng khỏi thương trường và ủng hộ những nhà sản xuất chân chính để chắc chắn rằng những hư hỏng này phải được sửa chữa, nhưng không biết mất bao lâu để sửa cho xong.

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Cây trồng hai bên lê đường

Đường hòe, dặm liễu: theo anh Lê Ngọc Trụ, dặm là một chặng đường xa chừng 576 mét trái lại dặm của Pháp dài đến 4 cây số ngàn; một...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 2 – Từ Vần D-H

D. - Dân du lịch/đi chơi trở thành phượt thủ (VnExpress). Tôi không hiểu họ lấy chữ “phượt” ở đâu ra. Có thể từ tiếng Miên. - Dẫn bóng một mình/đi bóng một mình trở thành solo. Trong...

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch. Nhà Đốc phủ sử...

Chuyện hai tiếng Châu Thành

Châu Thành 州成 vốn là một danh ngữ chính phụ của tiếng Hán mà thành 成 là trung tâm, còn định ngữ là châu 州. Vậy châu thành là thành...

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày tết?

Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem...

Nếu chỉ còn một ngày để sống

Tôi không biết bạn là ai? Bạn sống như thế nào?… Nhưng tôi biết chắc một điều rằng rồi một ngày nào đó bạn sẽ phải chết. Bạn biết thần...

Nhạc sĩ Dzũng Chinh – Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” chết trên đồi hoa Sim

Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái...

Tứ Bất Tử – Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề,...

Quán Ông Cả Cần – Vài hàng lịch sử

Trước khi đi vào lãnh vực nhà hàng, Ông Trần Phấn Thắng chủ nhân quán ÔNG CẢ CẦN là một công chức thuộc ty điền địa Mỹ Tho, xã Điều Hòa, thành phố Mỹ...

Điều cần biết về thuật ngữ Giao hưởng (Symphony) trong nhạc cổ điển

Thuật ngữ “giao hưởng” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cùng nhau phát ra âm thanh”. Ý nghĩa này của thuật ngữ “giao hưởng” đã trải qua...

Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?

Theo các tư liệu mới xác định, người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ông Trần Trọng Khiêm, với đầy ắp những thăng trầm nơi đất khách và ý...

Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì...

Exit mobile version