Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tàu Apollo 13 nửa thế kỷ nhìn lại

Cách đây 50 năm, 3 phi hành gia người Mỹ cùng tàu vũ trụ Apollo 13 phải bỏ ý định đổ bộ vì sự cố nhưng vẫn tiếp cận gần được Mặt trăng.


Apollo 13 là chuyến tàu không gian có người lái thứ bảy trong chương trình Apollo của Mỹ và là chuyến thứ ba có ý định hạ cánh trên Mặt trăng. Tàu được phóng đi tại Florida vào ngày 11/4/1970.


Chuyến bay được James A. Lovell chỉ huy, John L. “Jack” Swigert là phi công mô đun chỉ huy và Fred W. Haise là phi công mô đun Mặt trăng. Swigert là người thay thế cho phi công mô đun chỉ huy ban đầu Ken Mattingly.


Kế hoạch đổ bộ Mặt trăng của Apollo 13 đã phải hủy bỏ sau khi tàu gặp phải sự cố. Thảm họa xảy ra vào giờ thứ 56 sau khi con tàu được phóng lên quỹ đạo, bình oxy phát nổ làm tê liệt các Module Dịch vụ (SM), làm Module chỉ huy (CM) lệ thuộc vào nó cũng bị ảnh hưởng.


Mặc dù gặp khó khăn lớn do năng lực hạn chế, mất nhiệt cabin, thiếu nước uống, và các nhu cầu quan trọng để sửa tạm giàn hệ thống loại bỏ carbon dioxide, phi hành đoàn đã vượt qua và trở về Trái đất an toàn vào ngày 17/4.


Các phi hành gia của Apollo 13 rời tòa nhà vận hành để lên xe đến bệ phóng 39A trước khi làm nhiệm vụ đổ bộ lên Mặt trăng, đi đầu là James Lovell, sau đó là John Swigert và cuối cùng phía xa là Fred Haise.


Hơn 13h ngày 11/4/1970, tên lửa Saturn V khởi động đưa tàu vũ trụ Apollo 13 rời bệ phóng, đi vào quỹ đạo với mục tiêu chinh phục Mặt trăng.


Hình ảnh rõ nét về Mexico và Bán đảo Baja California trên Trái đất được chụp lại từ tàu Apollo 13 khi hành tinh của chúng ta đang chìm 1/3 trong bóng tối.


Quang cảnh bên trong phòng điều hành chính của nhiệm vụ đổ bộ lên Mặt trăng của Apollo 13, trong đó hình ảnh từ con tàu được truyền trực tiếp trên màn hình lớn.


Một phần tên lửa Saturn V rocket được nhìn thấy từ cửa sổ của Apollo 13.


Sau khi gặp sự cố, tàu Apollo 13 phải tìm cách sử dụng lực hấp dẫn của Mặt trăng làm đà để lao về phía Trái đất. Trong ảnh là tầm quan sát của các phi hành gia khi chỉ cách bề mặt Mặt trăng khoảng 158 dặm ở phía bên kia. Vị trị này cũng là khoảng cách xa nhất mà một tàu vũ trụ có người lái tạo ra với Trái đất: 400,171 km.


Hình ảnh Trái đất được nhìn thấy qua cửa sổ của Apollo 13 trên đường đưa 3 phi hành gia trở về nhà.


Hình ảnh dù được bung, đưa mô đun chỉ huy hạ cánh an toàn xuống khu vực ở Nam Thái Bình Dương ngày 17/4/1970.


Các phi hành gia thoát khỏi mô đun và chờ đợi trực thăng cứu hộ.


Trực thăng Hải quân Mỹ cùng tàu chiến đến hộ tống, đưa các phi hành gia về đất liền.


Tống thống Richard Nixon vinh danh và trao huân chương cho 3 phi hành gia sau khi trở về Trái đất an toàn.

Lăng cổ Phước Tích  trên bờ Ô Lâu

Thân gởi hai cháu Hoàng Oanh, Bạch Hạc với những kỷ niệm trìu mến một thời xa xưa. Tôi quê quán Nam Phổ huyện Phú Vang nhưng sống lên ở...

Cần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức...

Lễ Giáng Sinh có từ bao giờ

Hàng năm cứ vào ngày 25 tháng 12 là chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh, ngày Chúa Giêsu ra đời, nhưng ít ai để ý thắc mắc Chúa có thực...

Bích Câu Đạo quán – nơi luyện phép trường sinh ở Thăng Long xưa

Dù ngày nay nước ta không còn bóng dáng các đạo sĩ tu tiên theo học thuyết Lão Trang, Bích Câu Đạo quán vẫn là chứng tích độc đáo về...

Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng?

Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang...

Sài Gòn ngày mưa cứ ngỡ thu đang về

Không vồn vã vội đến nhanh đi như cái cách mà người ta vẫn thường nhớ về những cơn mưa bóng mây ở Sài Gòn. Thành phố phương Nam sắp...

Phiếm Luận Về Ma

Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Pétrus Ký, ngôi trường lớn của nhiều thế hệ Sài Gòn

Nhắc đến trường Trung học Pétrus Ký là nhắc đến niềm tự hào của nhiều thế hệ từng học ở một ngôi trường nổi tiếng của Sài Gòn. Sài Gòn...

“Bà Quại” nghe thật gần gũi thân thương

Dân Nam kỳ hễ thấy ai luống tuổi cỡ ông bà mình thì đều kêu hết thảy là: Quại (Ngoại) Chớ ít khi nào kêu là Nội Bị “Bà Quại”...

Người hạnh phúc không bận tâm điều gì?

Những người hạnh phúc thực sự duy trì tư duy tích cực ngay cả khi nhìn nhận về những điều tiêu cực trong cuộc sống. Điều khiến những người hạnh...

Vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam xưa qua sách ‘Ký ức Đông Dương’

Vẻ đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của từng...

Exit mobile version