Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

40% người Mỹ gốc Việt chọn California làm quê hương

Trong số gần 1.3 triệu di dân Việt Nam sống ở nước Mỹ, có đến bốn-mươi phần trăm cư trú tại California. Họ tập trung ở ba quận hạt Orange, Los Angeles và Santa Clara, theo một bản báo cáo được Viện Chính Sách Di Dân (Migration Policy Institute), một tổ chức phi đảng phái, công bố.

Chỉ tính nội trong ba quận hạt này mà thôi, những người nhập cư gốc Việt chiếm khoảng một phần tư của tổng số người Việt Nam sống trên toàn quốc Hoa Kỳ. Bà Jeanne Batalova, một nhà phân tích chính sách hàng đầu tại Viện Chính Sách Di Dân, nói với đài phát thanh KPPC, “Mức độ tập trung địa lý ấy quả là hấp dẫn.” Bà Balatova nói rằng số lượng đông đảo những người nhập cư ở California phần lớn là do di cư lần thứ nhì. Đợt di cư lần thứ nhất xảy ra khi người Việt bắt đầu đến Mỹ vào năm 1975 với số lượng lớn vào giữa thập niên 1970 sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Lúc đó các cơ quan tái định cư đã thu xếp cho người tị nạn ở tản mác trên khắp Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ, Mỹ, San Francisco, California

Gạo, nước, bánh, nhạc, cây kiểng và nhiều thứ khác được cung cấp ở một góc thương xá nằm ở ngã tư Magnolia và Westminster, trong khu phố Little Sài Gòn trưa thứ Ba. Khí hậu và ngôn ngữ là hai trong các yếu tố thu hút di dân gốc Việt đến California. (Phúc Quỳnh/Viễn Đông)

Tuy nhiên, “theo thời gian trôi qua, khi những mạng lưới xã hội và quan hệ gia đình được hình thành trong cộng đồng, nhiều người Việt tị nạn di cư đến một vài vùng trong nước Mỹ,” bà Batalova nói về đợt di cư thứ nhì, khi mà người tị nạn tìm về với nhau và qui tụ ở một số địa điểm.

Nam California, Texas và Duyên Hải Vùng Vịnh Louisiana là những nơi thu hút họ tới mạnh như nam châm, vì khí hậu ở những nơi ấy ấm hơn và có nhiều cơ hội việc làm trong hai ngành ngư nghiệp và nông nghiệp. Little Saigon ở Orange County lôi cuốn người Việt đến đây, đặc biệt là những người có trình độ tiếng Anh hạn chế, vì ở đây đã có nhiều chùa, nhà thờ, chợ búa và nhà hàng, cũng như báo chí và giải trí tiếng Việt.

Người ta không ngạc nhiên khi thấy di dân gốc Việt Nam định cư trong các cộng đồng California, nơi truớc đó đã có nhiều người Á Châu khác, như người Hoa và người Nhật. Tái định cư ở những khu vực thân thiện và ít kỳ thị thì dễ dàng hơn cho những người tị nạn tới tái định cư. Hiện nay, người Việt Nam là nhóm dân nhập cư lớn vào hàng thứ sáu trong cả nước Mỹ. Nhóm này đã tăng lên gấp năm lần từ số lượng chừng 231,000 người trong năm 1980. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại khá nhiều trong mấy năm gần đây.

Trong thập niên 1990, những người tị nạn đến đây cùng với gia đình của họ, do đó dân số tăng nhanh. Nhưng những người mới tới từ Việt Nam hiện nay đều không có tư cách tị nạn. Phần lớn họ là các thành viên thuộc đại gia đình của những người đã nhập cư tại Mỹ.

Việc xin thẻ xanh cho một người thân đi theo diện đoàn tụ gia đình có thể phải tốn mất nhiều năm. Bà Batalova nói rằng số lượng những người đến từ Việt Nam chiếm 25 phần trăm trong tổng số dân nhập cư tại Mỹ, so với 75 phần trăm những người đến trước đó. Tốc độ gia tăng dân số sẽ chậm lại, vì nó tùy thuộc vào những người Việt thuộc thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba. Những người này đang có gia đình nhỏ hơn so với cha mẹ của họ.

Viễn Đông Daily News

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương một: Định kỳ – Phép thi

Thi Ðình mục đích để sắp đặt những người đỗ Trúng cách theo thứ bậc cao hay thấp chứ ít khi đánh hỏng. Trên nguyên tắc phải đỗ thi Hội...

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng...

Văn hoá dòng tộc Việt Nam

Dòng họ là một hiện tượng lịch sử – văn hóa mang tính phổ quát, xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi nền...

Ký ức cái vô tuyến đen trắng thời bao cấp

Trong khi Sài Gòn đã bắt đầu có đài truyền hình từ 1966 thì vào thời bao cấp ở Hà Nội, kinh tế thật khó khăn, kỹ thuật chưa phát triển,...

Tất cả những gì bạn mất sẽ được đền bù bằng cách khác

Mỗi lần trải qua đau khổ đến tan nát cõi lòng, lúc cuối cùng sẽ có một người tới giúp bạn vá lại từng mảnh vỡ, khiến nó lành lại...

Nghiên cứu về lễ tế giao

Tế tự không chỉ là nghi thức đối với Trời, mà còn là sự đối đãi với dân. Trong bối cảnh các nước châu Á, tế tự được coi là...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P2)

Phần 2 3- Cầu trên rạch phiá Nam - rạch Bến Nghé, Kinh Bãi Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ Sông Sài Gòn (Bến Nghé) chạy qua  quận 1 thành phố Sài Gòn...

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu – ghét của Việt Nam với Trung Quốc

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin!...

Giữ vẹn lời thề, không thay lòng đổi dạ

Từ quan điểm về hôn nhân của một người, có thể nhìn ra thành tựu đạo đức của người ấy. Thời xưa, nam nữ một khi đã kết hôn, nhất...

Ngôn ngữ qua văn chương – Phương ngữ Bắc bộ

Ngày xa xưa, Việt Nam ta trải dài từ Ải Nam Quan xuống đến Mũi Cà Mau. Về mặt địa lý, đất nước được chia làm 3 Kỳ: Bắc kỳ,...

Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

“Người cõng nhau thổi khèn” là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống...

Tàng Thư lâu – Nơi lữu trữ văn bản của người Việt do triều Nguyễn sáng lập

Tàng Thư lâu được xây dựng vào năm Ất Dậu, năm Minh Mạng thứ 6 (1825), tại phường Doanh Phương trong kinh thành Huế, theo chủ trương của vua Minh...

Exit mobile version