Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giấc mơ nước Mỹ – Hàng rào hoa

Năm 1620, con tàu Mayflower từ cảng Plymouth nước Anh băng ngang Đại Tây Dương cập bến mới, tức nước Mỹ bây giờ. Tàu chở 102 người đi tìm tự do tôn giáo, gọi là Pilgrims, 74 đàn ông và 28 phụ nữ. Mùa đông đầu tiên 45 người chết vì đói lạnh bệnh tật không lều nên từ đó ngoài tự do thứ quí nhất thì “American Dream” là giấc mơ làm chủ một ngôi nhà như người Việt nói “an cư mới lạc nghiệp”.
Dần dà, Pilgrims và di dân từ khắp châu Âu đến miền đất mới. Đi đến đâu cũng mang theo hình ảnh ngôi nhà tổ phụ. Nhà bên suối bầy vịt đùa bơi đàng đi lót sỏi, nhà thờ gỗ dưới tàn cây phong, ngõ quanh co viền hoa tím dẫn lên cầu gạch đỏ … Giữa giấc mơ lớn đó là giấc mơ nhỏ hơn: nhà có hàng rào tràn ngập hoa như làng quê ở bên Anh .

Dù cổng gạch nghiêm trang hay cổng gỗ mộc mạc, hoa tràn ngập đều là mở đầu tốt lành cho tinh thần phấn chấn. Cổng mùa xuân hé mời gọi thiên nhiên làm loài người trẻ lại. Cổng mùa hạ ngập nắng sóc con nhảy múa tưng bừng. Cổng mùa thu cong cong đường mòn thấp thoáng bóng người lúi húi vun đống lá khô. Cổng mùa đông bám tuyết trắng phản chiếu ánh lửa rực vàng từ khúc cây đang cháy.


Hàng rào hoa không cản đường đi, không phân chia ranh là lời mời lữ khách đường xa…” Xin ngừng lại vào đây ngửi chút oải hương làm một ly trà mật ong… Vâng, xin mời xin mời… mật này vẫn làm như thời ông cố vườn nhiều hoa cam ong thi nhau kết tổ trên cành sồi … Dạ, chăn này bà ngoại đan, bà đong đưa ngồi ghế kia đan hai mũi lên ba mũi xuống có mèo mập trên lòng…”
Hàng rào trồng hoa gọi là Picket Fence ông bà mang theo trong trí nhớ vẫn còn phổ biến ở nước Mỹ cho đến ngày nay như biểu tượng của “lòng hoài hương”. Picket Fence tượng trưng cho cuộc sống lý tưởng của tầng lớp trung lưu ở ngoại ô, cặp vợ chồng hai ba trẻ thơ một hai con chó tượng trưng cuộc sống yên bình. Thế nên hàng rào gỗ bao quanh chỉ cao trên dưới một mét để trang trí hay không cho trẻ em chó mèo chạy ra ngoài chứ không chặn tầm nhìn và cũng không ngừa kẻ gian. Vì không ai gian cả.


Thomas Kinkade  (1958-2012) sinh trưởng ở Sacramento, California, là họa sĩ của “lòng hoài hương”. Người Mỹ gốc châu Âu ngắm tranh rơi lệ đoái nhìn quê hương tổ phụ bên kia Đại Tây Dương, muốn lang thang trên con đường nhỏ giữa rừng rồi gõ nhẹ vào cánh cửa cũ kỹ ngôi nhà duyên dáng kiểu xứ Sussex, nước Anh.

Ý tưởng trong tranh của Thomas Kinkade có lẽ chỉ người ở Mỹ đủ lâu mới thấy đó là biểu tượng của một xứ văn minh. Người “văn minh” không bẻ hoa hàng rào không bước qua cổng nếu không được phép. Thật vậy, người Mỹ đều hiểu cái hàng rào thâm thấp ấy là ngôn ngữ của mỹ thuật và luật pháp của hòa bình và lòng tự trọng, những yếu tố của Văn Minh. Dù không có cổng hay cổng hé mở cũng không ai dám tự tiện vào hay leo qua hàng rào hoa vàng hoa tím.
Cuộc tranh dành ảnh hưởng khốc liệt đang diễn ra giữa hai đảng Dân Chủ-Cộng Hòa khiến nước Mỹ đâm ra nghèo nàn man rợ. Người Mỹ lờ đi ý nghĩa “văn minh”: biểu tượng giấc mơ Mỹ ẩn bên trong hàng rào hoa chính là cuộc sống hòa bình cho chính mình và người không thể đạt được bằng bạo lực.

Hàng rào đã thế, biên giới còn khác xa nữa vì an ninh và quốc phòng. Không hiểu tại sao đảng Dân Chủ ngăn cản việc tổng thống Trump xây bức tường trong khi xứ nào cũng có, từ Vạn Lý Trường Thành bên Tàu đến Trường Thành Kumbhalgarh ở Ấn Độ, cả hai là Di Sản Thế Giới UNESCO. Ngay nhà của cựu tổng thống Clinton hay Obama, hay chủ tịch hạ viện Nancy Polesi cũng đâu để cửa để cổng mở toang? Bạn thử leo qua cổng nhà họ mà không được mời xem có bị cảnh sát đến còng tay?

Làm thử xem kết quả ra sao rồi hẵng bênh Dân Chủ chống Cộng Hoà, hay ngược lại.

Bích Câu Đạo quán – nơi luyện phép trường sinh ở Thăng Long xưa

Dù ngày nay nước ta không còn bóng dáng các đạo sĩ tu tiên theo học thuyết Lão Trang, Bích Câu Đạo quán vẫn là chứng tích độc đáo về...

Dấu ấn Phật giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Việt Nam

Từ thời xa xưa, người Việt cổ đã bắt đầu quan tâm đến cái chết. Có nhiều trường hợp chôn người chết ngay trong hang động, chỗ ở, chỗ ăn...

Bài thơ “Ngậm ngùi” Huy Cận viết cho ai ?

Trên thi đàn văn học Việt Nam thập niên 40-50 của thế kỷ trước, thi sĩ Huy Cận được mệnh danh là một nhà thơ đa tài. Theo nhiều nhà...

Hãy sống đơn giản

Có bao người mải mê với vòng quay cơm áo gạo tiền thường nhật mà quên đi những niềm hạnh phúc bình dị đời thường. Có bao người mải mê...

Đời sống người Nam Kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu thêm vào một cái rương lớn có bánh xe để cất các xâu tiền, một vài rương nhỏ hơn đựng quần áo, những câu đối dài viết trên giấy...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 2)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Vì sao người ta nới “Trời đánh tránh bữa ăn”

Người ta vẫn thường nói “Trời đánh tránh bữa ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ câu nói “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Vậy nguồn gốc và hàm ý...

Những con đường học trò của Sài Gòn ngày xưa

Trong muôn vàn nỗi nhớ rong rêu xưa cũ về Sài Gòn, có một miền nhớ thiết tha tôi dành cho những con đường Sài Gòn rợp bóng me xanh....

Cái ti vi Denon và truyền hình nửa thế kỷ trước

Khi ba mở ti vi trong thùng ra, anh em tôi hét lên vang xóm và lập tức trẻ con trong hẻm chạy đến ngay, bu đầy cửa cái và...

Tại sao lại gọi là Bến Tre, phải chăng nơi này có nhiều tre?

Có nhiều nguồn nói rằng địa danh Bến Tre là xuất phát từ tiếng Khmer Sóc Tre. Theo nhà văn hóa Vương Hồng Sển, thì Bến Tre vốn là xứ...

Tại sao lại gọi là đường “xá”, phố “xá”

Phố và xá trong phố xá cũng đều là những từ Hán Việt. Phố ở đây có một nét nghĩa là “cửa hàng buôn bán”; xá có một nét nghĩa...

5 điều bạn chưa biết về đường Đồng Khởi

Đồng Khởi – “Con đường sang trọng bậc nhất TP HCM” đã chứng minh vị thế độc tôn của mình qua hơn 150 năm gắn liền với lịch sử phát...

Exit mobile version