Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những việc nên và không nên làm khi bán đồ thanh lý

Bạn không phải là người bán hàng chuyên nghiệp mà chỉ đang cần bán một số đồ không cần dùng đến nữa nên có lẽ bạn chưa có nhiều kinh nghiệm bán hàng. Dưới đây là những việc nên và không nên khi bán đồ thanh lý.

Những việc nên và không nên làm khi bán đồ thanh lý:

Nên

Cần đổi tiền lẻ một hoặc hai ngày trước khi bán đồ tại chợ thanh lý. Bạn nên có tiền ở đủ các mệnh giá. Vào ngày đó bạn sẽ không có thời gian để làm vậy. Bạn sẽ cần rất nhiều tiền lẻ.

Để các mệnh giá tiền thành từng tệp riêng biệt. Khi đó, bạn sẽ trả lại tiền thừa nhanh hơn và đỡ bị nhầm.

Tự mình kiểm đếm lại các mặt hàng ngay cả khi khách đã nói cho bạn biết họ đã chọn những gì. Nếu có thể làm điều đó một cách nhanh chóng và kín đáo thì càng tốt.

Hãy kiểm tra các vật có nắp đậy hoặc ngăn kéo khi bạn tính tiền. Đôi khi đồ vật bị lẫn vào trong đó. Đây cũng là cách để tránh bị trộm đồ. Nếu bạn thấy có gì đó, hãy cứ bình tĩnh và hỏi xem khách hàng có muốn lấy cả món đồ đấy không.

Không yêu cầu thanh toán trước phần nào đó nếu khách hàng nói sẽ quay lại lấy hàng sau. Nếu làm như vậy bạn có thể phải giữ món đồ đó cả ngày. Nếu khách hàng không quay lại, bạn đã bỏ lỡ cơ hội bán nó cho người khác.

Cung cấp cho người mua hàng bao tải, báo để họ bọc những đồ dễ vỡ và nhiều thứ nhỏ nhặt khác. Làm như vậy, trong trường hợp có nhiều khách, bạn sẽ không cần phải tự mình đóng gói. Khách hàng sẽ thoải mái khi đã có sẵn đồ để tự gói hàng.

Hãy cảm ơn khách hàng khi họ thanh toán xong. Dù chỉ mất vài giây nhưng hành động lịch sự này sẽ khiến khách hàng vui lòng.

Những việc không nên làm khi bán đồ thanh lý

Đừng nhờ khách hàng đổi tiền lẻ bởi họ chắc cũng chẳng có nhiều tiền lẻ. Ngoài ra, điều đó có thể vô tình làm họ khó chịu và khiến họ nghĩ rằng bạn không phải là người bán hàng chu đáo.

Đừng yêu cầu trẻ nhỏ giúp bán hàng. Đây không phải lúc dạy con cộng tiền hay đổi tiền lẻ. Điều này có thể sẽ mất thời gian, khiến khách hàng phải chờ đợi.

Đừng nói chuyện phiếm quá nhiều với khách hàng. Một cuộc nói chuyện nhỏ sẽ khiến khách vui vẻ nếu như khách là người bắt đầu, nhưng đừng chia sẻ câu chuyện cuộc sống dài lê thê của bạn.

Đừng nói chuyện dài dòng với một khách hàng trong khi những người mua hàng khác đang chờ bạn. Nếu họ phải chờ đợi quá lâu, họ có thể bỏ đi. Trong tình huống này hãy lắng nghe khách hàng trò chuyện trong giây lát và sau đó tìm cách thoát ra một cách lịch sự.

Hình ảnh quý giá về thành phố Hà Nội năm 1939

Các công trình kiến trúc tiêu biểu, chân dung con ngườicùng hơi thở cuộc sống của mảnh đất Hà thành năm 1939 đã được tái hiện chân thực trong loạt...

Tết Dưới Mắt Người Tây Phương

Trong "Lối Xưa Xe Ngựa..." tập II, tôi có viết ba bài về những tục lệ liên quan đến Tết Nguyên đán (1), song là viết theo sách sử của ta. Ở...

Nhơn vật Hoa kiều hồi Tây mới qua

Những nhơn vật Trung Hoa đặc sắc nhứt từ buổi tây sang Nam Việt. Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ. Thiền viện Trúc Lâm Phương...

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng...

Có một thời Việt Nam từng văn minh như Nhật

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha...

Vài tấm ảnh thân thương ngày trước

Thi thoảng khi có thời gian rảnh tôi vẫn lấy mấy tấm ảnh cũ ra xem lại. Dưới tấm kính của chiếc bàn gỗ, từng cái ảnh của ngày xưa...

Vua tôi bàn việc

Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần...

Biểu tượng Tiên-Rồng

Hiện nay người Việt rất hãnh diện và tự hào nhận mình là con Rồng Cháu Tiên. Các tộc phía nọc, dương Lửa mẹ nhận mình là Con Tiên Cháu...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục....

Dòm sang nước láng giềng : Một thời kỳ khó khăn của chánh phủ Trùng Khánh

Từ hồi chánh phủ Tưởng Giới Thạch dời lên Trùng Khánh đến giờ, coi bộ chưa có hồi nào gặp cái tình thế khó khăn cho bằng hồi này hết,...

Một gánh mì tử tế ở Hội An

Nhiều năm nay cái gánh mì Phú Chiêm của chị Cưng đã “cưa chân” để trụ ở xế phía bên kia đường của Charming Hoi An homestay 384A Cửa Đại,...

Exit mobile version