Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thiên đường thuốc phiện ở Chinatown nước Mỹ 1 thế kỷ trước

Người nghiện lơ mơ nằm trên giường với la liệt “đồ nghề” như bật lửa, ống thuốc… là những hình ảnh hiếm hoi và đầy ám ảnh trong những ổ thuốc phiện ở Mỹ vào thế kỷ 19.

Goc khuat trong tu diem thuoc phien dau tien o My hinh anh 1

Vào những năm 1840, thế hệ người Trung Quốc đầu tiên đã vượt biên, đến Mỹ lập nghiệp. Với số lượng ngày càng đông đảo, họ xây dựng Chinatown, nơi quần cư giao thương sầm uất của những người Hoa di cư. Dần dần, Chinatown xuất hiện nhiều quán thuốc phiện san sát nhau, địa điểm “thư giãn, nghỉ ngơi” của tầng lớp thượng lưu và trung lưu.

Goc khuat trong tu diem thuoc phien dau tien o My hinh anh 2

Giai đoạn 1880 – 1890, các tụ điểm thuốc phiện chạy đua nhau để tranh giành khách. Làn khói mơ màng, ảo giác từ chất trắng được lan tỏa từ phương Tây sang phương Đông và trở thành biểu tượng thể hiện đẳng cấp của những người có tiền.

Đầu thế kỷ 19, người Trung Quốc kéo nhau đến Mỹ để làm nô lệ tại những mỏ vàng hay xây dựng đường sắt. Họ không quên mang theo thói quen hút thuốc phiện và du nhập chúng vào xứ sở cờ hoa. Từ đó, họ nảy ra ý tưởng mở những quán hút thuốc phiện, phổ biến và tiện lợi như những quán cà phê ven đường.

Do ảnh hưởng từ hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ, các thương gia người Hoa chỉ bán ống thuốc phiện loại tốt, hạng sang cho khách hàng nam giới. Họ cho rằng sẽ rất lãng phí khi phụ nữ sẽ không cảm nhận được hết “giá trị, vị ngon” của thuốc phiện.

Cuối thế kỷ 19, thuốc phiện dần len lỏi vào mọi ngóc ngách, trở thành hơi thở trong cuộc sống của người dân Mỹ. Chính phủ nước này nhận ra rằng nó có nguy cơ trở thành một hiểm họa, tệ nạn xã hội khó kiểm soát.

Thậm chí, báo chí còn cho rằng đàn ông da trắng sử dụng thuốc phiện để quyến rũ phụ nữ khi quan hệ tình dục. Do vậy, chính phủ Mỹ ban hành Đạo luật về dược phẩm và thực phẩm (năm 1906) là Đạo luật bài trừ thuốc phiện (năm 1909), để quản lý nghiêm ngặt việc này.

Năm 1882, một phóng viên của The Examiner, bí mật thâm nhập các quán thuốc phiện, kể rằng “2 thiếu nữ chưa đủ 18 tuổi, ăn mặc mát mẻ, đang phê thuốc trong một cửa hàng ở San Francisco”.

Năm 1840, một công dân Mỹ tuồn gần 11 kg thuốc phiện vào nội địa. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của Hải quan Mỹ. Cơ quan này nhanh chóng áp mức thuế nhập khẩu thuốc phiện.

Tại các tụ điểm có chủ là người Hoa, thuốc phiện được bán với giá 8 USD cho khoảng 141 gram.

Chính quyền liên bang dưới thời Tổng thống Theodore Roosevelt yêu cầu các nhà sản xuất phải gán mác thuốc “nguy hiểm” hoặc “gây nghiện” trên nhãn sản phẩm.

Cuối những năm 1950, giới chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc có liên quan đến việc nhập khẩu bất hợp pháp các chất ma túy (như heroin) vào lãnh thổ Mỹ.

Ảnh: News Dog Media

Chuyện xưa – Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ

Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được...

Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước năm 1975

Gần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày cũ, đã làm sống...

Về Bạc Liêu nghe “Dạ Cổ Hoài Lang”

Bài Dạ Cổ Hoài Lang tuy riêng mà chung và mở đầu cho lối ăn chơi hào phóng: đờn ca tài tử đầu thế kỷ 20 ở Nam Kỳ Lục...

Tuổi Dần Ông Cọp quá ghê

Tuổi Dần ông cọp quá ghê Bắt người ăn thịt tha về non cao Tý Sửu Dần... Dần 寅 là ngôi thứ 3 của Thập nhị Địa Chi là... Ông Cọp, như...

Sau tuổi 50, tôi hiểu ra rằng, cuộc đời chỉ cần vui vẻ là đủ

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải...

Vũng Tàu năm 1967-1968 của Terry Maher

Xem những hình ảnh đời thường cực kỳ sinh động về Vũng Tàu năm 1967-1968 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Terry Maher thực hiện.  Từ bến cá Bãi...

Những bức ảnh về một Sài Gòn xưa rợp bóng cây

Hàng me cổ thụ xanh rì, cây gòn trăm tuổi như ông lão áo mão tôn nghiêm, hàng xà cừ đại thụ… mang đến không gian trong lành cho đường...

Sài Gòn xưa – Những nhiếp ảnh gia đầu tiên

Sau khi bức ảnh đầu tiên được chụp ở Pháp vào năm 1826 bởi nhà phát minh Joseph Nicéphore Niépce, những nhà nhiếp ảnh tiên phong người Pháp đã mang...

Kỳ tích mở cõi của chúa Nguyễn

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc...

Có hay không chế độ phong kiến ở Việt Nam?

Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giả viết và bàn về hai chữ  Phong kiến. Họ  phân tích, đối chiếu với lịch sử để tìm cách minh định :...

Lý Thường Kiệt và trận đại thắng trên sông Như Nguyệt

Lý Thường Kiệt vốn có họ và tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau...

Bài học lịch sử về “lòng dân” vẫn còn nguyên giá trị

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có...

Exit mobile version